Phí CFS là phí gì ? Phí CFS là phí dịch vụ, tiền công cho các hoạt động xử lý hàng hóa diễn ra trong kho CFS (Container Freight Station) bao gồm: vận chuyển hàng từ bãi vào kho CFS, từ kho ra ngoài giao cho người nhận, lưu trữ bảo quản hàng hóa.

Bạn đang xem: Cfs là phí gì

Kho CFS (Container Freight Station) là một kho chứa hàng tại cảng để bảo quản hàng hóa LCL:

– Sau khi được rút hàng (unload) từ các container, Hoặc

– Trước khi đóng ghép (load) hàng vào container.

(Hàng LCL là hàng của nhiều chủ hàng khác nhau được đóng chung 1 container, sử dụng dịch vụ đóng ghép hàng của một đại lý vận chuyển để tối ưu hóa chi phí – thuê từng phần thể tích của container, thay vì thuê nguyên container để vận tải.)

*

Hình ảnh kho CFS. Nơi diễn ra các nghiệp vụ dẫn đến việc thu phí CFS của lô hàng xuất nhập khẩu.

Xem thêm: Thực Dưỡng Là Gì

Ai thu phí CFS ?

Kho CFS thuộc quản lý của cảng, người thu phí ban đầu chính là cảng. Thông thường cảng sẽ thu đại lý vận chuyển, đóng ghép hàng LCL – và đại lý vận chuyển sẽ thu lại chủ hàng

Phí CFS được thu tại đầu xuất khẩu và cả đầu nhập khẩu (cả người xuất khẩu và người nhập khẩu đều cần đưa hàng LCL của mình vào kho CFS trước khi đóng hàng và rút hàng container LCL)

Mức thu phí CFS là bao nhiêu ?

Thông thường CFS dao động từ 7-15 USD/cbm hàng, tùy đại lý vận chuyển, tùy vào sự bù trừ qua lại với các loại phụ phí khác của lô hàng.

Lưu ý về phí CFS

Lưu ý là chỉ có hàng LCL (hàng lẻ đóng ghép chung container) mới bị thu phí CFS. Vì hàng FCL – chủ hàng thuê và sử dụng nguyên container để vận chuyển sẽ không cần phải tách, ghép hàng tại cảng mà có thể làm việc đó tại kho, nhà máy của mình

*

Tham khảo: Phí CFS là phí gì ?

https://www.globalnegotiator.com/international-trade/dictionary/cfs-charge/

What is CFS charges? CFS charges is a container freight station to handle LCL shipment cargo costs incurred, the charges such as handling LCL shipment cargo transfer, loading stowage

GIỚI THIỆU TÚI KHÍ CHÈN HÀNG

Trong quá trình vận tải hàng hóa trên biển, đường bộ, hàng hóa thường bị đổ ngã, xô đẩy và va đập gây hư hỏng, thiệt hại cho cả người bán và người mua (nhập khẩu và xuất khẩu). Nguyên nhân là do khoảng trống giữa các kiện hàng kết hợp với sự dao động mạnh của sóng biển, gập ghềnh của tuyến đường vận tải.

Xem thêm: Tên Tiếng Anh Các Sở Giao Thông Vận Tải Tiếng Anh Là Gì

Chèn lót túi khí chèn hàng giúp cố định 100% kiện hàng. Túi khí chèn hàng sau khi bơm căng giúp lấp đầy các khoảng trống, kẹp chặt hàng hóa đồng thời tạo một độ đàn hồi nhẹ giúp bảo vệ hàng hóa một cách tuyệt vời.

Chuyên mục: Hỏi Đáp