Bạn đam mê lĩnh vực tài chính và đang tự hỏi CFA là gì. CFA là một trong những chứng chỉ được giới tài chính “say mê” mong muốn có được, thế nhưng trên thực tế những người ngoài chuyên môn lại không hề biếtchứng chỉ CFA là gì?Tại Việt Nam,chứng chỉ CFAđã và đang được nhiều người theo học hơn nhằm trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của bản thân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu bạn đangtìm hiểu về CFAhãy cùng SAPP tham khảokhái niệm chứng chỉ CFA.
Bạn đang xem: Cfa là gì
1. Chứng chỉ CFA là gì?
CFA là gì? CFA là viết tắt củaChartered Financial Analyst®– là chương trình học do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) cấp chứng chỉ.Trên thể giới hiện có khoảng 150,000 thành viên hiệp hội này khắp 165 quốc gia.Chương trình CFA được xây dựng từ năm 1962, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu cho chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn.
Các môn học CFA là gì?CFA có 10 môn học, bao gồm:
Như vậy, có thể tổng hợp các môn học CFA theo các nhóm chủ đề như sau:
Investment analysis (Công cụ dùng để phân tích cho quyết định đầu tư): Quantitative methods, Economics, Corporate Finance, Financial Reporting and Analysis;Investment tools (Những công cụ/ Những sản phẩm tài chính bạn có thể đầu tư): Equity Investments, Fixed Income, Derivatives, Alternative Investments;Investment management (Quản lý danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất): Portfolio management and Wealth Planning;Investment code of conduct (Đảm bảo mọi hoạt động kiếm tiền của bạn đúng pháp luật): Ethical and Professional Standards.
2. Hoàn thiện chương trình CFA
Theo khảo sát của signal.com cần trung bình 300 giờ học để hoàn thiện 10 môn học trong 3 level của CFA. Trong đó, học viên thường dành 10 đến 15 giờ học mỗi tuần, trong vòng 6 tháng (khoảng 2 tháng rưỡi cho một môn học). Ngoài ra, 4 năm kinh nghiệm liên quan đến ngành Tài chính là yếu tố ràng buộc để thí sinh có thể nhận được danh hiệu hội viên CFA.
A. Thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau để đăng ký tham dự kỳ thi CFA:
Thí sinh đã hoàn thành Đại học hoặc là sinh viên năm cuối chương trình Đại học hay các chương trình học tương đương. Thí sinh là sinh viên năm cuối có thể đăng ký kỳ thi Level 1, tuy nhiên, để thi Level 2, thí sinh cần hoàn thành chương trình học trước thời điểm đăng ký thi.
B.Đăng ký chương trình CFA và xác định ngày thi:
Thí sinh phải có hộ chiếu để đăng ký và tham dự kỳ thi. Ngoài ra, thí sinh cần hoàn thành Professional Conduct Statementđể cam kết đối với bằng cấp và nghề nghiệp mình lựa chọn.
Xem thêm: Condotel Là Gì – Mô Hình Hoạt động Của Condotel
Trong chương trình Online Membership Renewal, hội viên cũng sẽ được yêu cầu cập nhật các nội dung này hàng năm. Kỳ thi được tổ chức cả ngày, bao gồm 3 tiếng buổi sáng và 3 tiếng buổi chiều.
Phí mở tài khoản lần đầu | 10,457,325 | 10,457,325 | 10,457,325 |
Lệ phí thi | 16,266,950 | 23,239,000 | 33,695,825 |
Tổng cộng | 26,724,275 | 33,696,325 | 44,153,150 |
Bảng 1: Lệ phí CFA tham khảo (áp dụng cho kỳ thi CFA Level 1, 2, 3 tháng 06 năm 2020). Đơn vị: VNĐ
C. Tham dự kỳ thi cho cả 3 level:
CFA được nhìn nhận chứng chỉ khó theo đuổi nhất với pass rate 3 level thường dưới 50%. Trung bình 1 trên 5 thí sinh sẽ hoàn thành chương trình và trở thành hội viên CFA.Pass rate tham khảo (kỳ thi tháng 06/2018): 43% (level 1), 45% (level 2), 56% (level 3).
Nội dung | Level 1 (%) | Level 2 (%) | Level 3 (%) |
Ethical and Professional Standards | 15 | 10-15 | 10-15 |
Quantitative methods | 10 | 5-10 | 0 |
Economics | 10 | 5-10 | 5-10 |
Financial Reporting and Analysis | 15 | 10-15 | 0 |
Corporate Finance | 10 | 5-10 | 0 |
Equity Investment | 11 | 10-15 | 10-15 |
Fixed Income | 11 | 10-15 | 15-20 |
Derivatives | 6 | 5-10 | 5-10 |
Alternative Investments | 6 | 5-10 | 5-10 |
Portfolio Management and Wealth Planning | 6 | 5-10 | 35-40 |
Tổng | 100 | 100 | 100 |
Bảng 2: Tỷ trọng các nội dung thi trong từng cấp độ
D. Trở thành hội viên CFA:Hoàn thành xong 3 kỳ thi, tích lũy thêm 4 năm kinh nghiệm liên quan, đến đây bạn đã có thể tự tin đăng ký trở thành hội viên CFA và tận hưởng “quả ngọt” từ quá trình kiên trì của mình rồi. Ngoài ra, CFA cũng có hình thức hội viên Affiliate đối với các chuyên viên Tài chính chưa tích đủ 4 năm kinh nghiệm nhưng muốngia nhập cộng đồng CFA và mở rộng mối quan hệ với những người trong ngành.
3. Cơ hội nghề nghiệp với CFA
Chương trình CFA tập trung khai thác chi tiết các mô hình tài chính, quản lý danh mục đầu tư và những lĩnh vực đầu tư tương đương.Các công ty hàng đầu về đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quỹ tự bảo hiểm đánh giá cao các kiến thức nền tảng này. Vì vậy, càng nhiều cơ hội cho các Charter Holders chiếm giữ vị trí quan trọng trong công ty so với các ứng viên từ lĩnh vực khác.
CFA Charterholderthường khởi nghiệp và thăng tiến trong các lĩnh vực: Công ty đầu tư và quản lý quỹ, Môi giới, Ngân hàng đầu tư, Quản lý tài sản khách hàng cá nhân, Quỹ phòng ngừa rủi ro…Theo viện CFA, top 10 chuyên viên trong ngành Phân tích tài chính (hội viên CFA) thuộc các công ty hàng đầu như JP Morgan Chase, PricewaterhouseCoopers, HSBC, Bank of America, Merrill Lynch, UBS, Ernst & Young. RBC, Citigroup, Morgan Stanley and Wells Fargo.
Xem thêm: Drama Là Gì – ý Nghĩa Của Từ Drama Trên Facebook
4. Tạm kết
Vậy bạn đã hiểu được CFA là gì? Học CFA để làm gì? Cho đến nay, có tới 44% hội viên CFA đến từ Châu Á và với tỉ lệ đậu không cao, CFA tại Việt Nam vẫn là một bằng cấp danh giá nếu bạn có định hướng theo đuổi mảng Tài chính – Đầu tư. Bên cạnh đó, với một CV có dấu mộc CFA Charterholder, bạn có thể dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng để nắm bắt công việc yêu thích.
Chuyên mục: Hỏi Đáp