Bệnh Celiac là bệnh gì?

Bệnh Celiac là một loại rối loạn tiêu hóa phá hủy ruột non. Bệnh này bị kích phát do ăn phải những thực phẩm chứa gluten. Gluten là một loại đạm vốn có trong lúa mỳ, đại mạchlúa mạch đen và thường thấy trong những đồ ăn như là bánh mỳ, mỳ ống, bánh quy mềm và bánh bông lan. Nhiều thực phẩm đóng gói sẵn, son dưỡng môi và son môi, các sản phẩm chăm sóc da và tóc, kem đánh răng, thành phần bổ sung vitamin và dưỡng chất, và một số loại thuốc hiếm thấy có chứa gluten.

Bạn đang xem: Celiac là gì

*

Bệnh Celiac có thể trở nên rất nghiêm trọng. Bệnh này gây ra những vấn đề tiêu hóa kéo dài và khiến cơ thể không thể hấp thu đủ nhu cầu dưỡng chất. Ngoài ruột, bệnh Celiac còn ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Bệnh Celiac khác với chứng mẫn cảm với gluten (gluten sensitivity) hay chứng không dung nạp lúa mỳ. Nếu bạn mẫn cảm với gluten, bạn có thể gặp phải các triệu chứng giống các triệu chứng của bệnh Celiac, chẳng hạn như đau bụng và mệt mỏi. Không giống như bệnh Celiac, chứng mẫn cảm với gluten không làm hỏng ruột non (bạn có thể đọc bài viết về cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa để hiểu rõ hơn vị trí và vai trò của ruột non).

Bệnh Celiac cũng khác với tình trạng dị ứng lúa mỳ. Trong cả hai trường hợp, hệ miễn dịch (immune system) của cơ thể đều có phản ứng với lúa mỳ. Tuy nhiên, một số triệu chứng của dị ứng lúa mỳ khác với bệnh Celiac, chẳng hạn như là ngứa mắt hoặc có lúc khó thở. Dị ứng lúa mỳ về lâu dài không làm hỏng ruột non.

Mức độ phổ biến của bệnh Celiac?

Có nhiều đến mức cứ 1 trong số 141 người Mỹ mắc bệnh Celiac, mặc dù đa số mọi người không biết đến bệnh này.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Celiac?

Mặc dù bệnh Celiac ảnh hưởng đến trẻ em và người trưởng thành ở mọi khu vực trên thế giới, nhưng bệnh này phổ biến hơn ở người da trắng và thường được chẩn đoán ở nữ giới. Bạn dễ mắc bệnh Celiac nếu có thành viên nào đó trong gia đình cũng mắc bệnh này. Bệnh này cũng phổ biến hơn ở những người mắc những bệnh nhất định khác, như là hội chứng Down, hội chứng Turner và tiểu đường loại 1.

Người mắc bệnh Celiac còn gặp phải những vấn đề sức khỏe nào khác?

Nếu bạn mắc bệnh Celiac, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc

Bệnh AddisonBệnh HashimotoXơ gan ứ mật tiên phát (primary biliary cirrhosis)Tiểu đường loại 1

Bệnh Celiac có những biến chứng gì?

Về lâu dài, biến chứng của bệnh Celiac gồm có:

Kém dinh dưỡng, tình trạng mà cơ thể không hấp thu đủ nhu cầu các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất khác để duy trì khỏe mạnhTăng nhanh tốc độ loãng xương hoặc làm mềm xương, gọi là bệnh nhuyễn xương (osteomalacia)Các vấn đề ở hệ thần kinhCác vấn đề liên quan đến chức năng sinh sản

Các biến chứng hiếm gặp là:

*

Có thể bạn quan tâm: Bột ngũ cốc nảy mầm đầy đủ tinh bột chậm, chất đạm tốt, chất xơ có trong lớp vỏ hạt dồi dào, vitamin, khoáng chất… Một khẩu phần ngũ cốc bạn có thể ăn thay bữa sáng, bữa phụ, ăn thêm vào bữa chính để giảm lượng thức ăn như thịt, cá, cơm trắng…Bạn xem bài viết chi tiết ở đây: Bột ngũ cốc nảy mầm
Ung thư ruộtCác bệnh ganUng thư hạch bạch huyết, một loại ung thư phát sinh tại một bộ phận của hệ miễn dịch, gọi là hệ bạch huyết bao gồm ruột.

Trong những trường hợp biến chứng hiếm gặp, có thể bạn sẽ vẫn tiếp tục khó mà hấp thu được dưỡng chất kể cả khi bạn đã đang thực hiện một chế độ ăn kiêng không có gluten nghiêm ngặt. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, còn gọi là bệnh Celiac khó chữa, ruột của bạn đã bị hủy hoại nghiêm trọng và không thể lành lại được. Có thể bạn sẽ cần phải được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Xem thêm: Hạn Chế Tối đa Code Lởm Với Eslint, Eslint Vs Prettier

Triệu chứng & Nguyên nhân

Bệnh Celiac có những triệu chứng gì?

Đa số những người mắc bệnh Celiac có một hoặc nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh này có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc không cảm thấy ốm yếu. Đôi khi các vấn đề sức khỏe như là phẫu thuật, mang thai, sinh con, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, nhiễm virut, hoặc áp lực tinh thần nặng nề có thể kích phát các triệu chứng của bệnh Celiac.

Nếu bạn mắc bệnh Celiac, có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề tiêu hóa hoặc các triệu chứng khác. Các triệu chứng tiêu hóa thường dễ xuất hiện hơn ở trẻ em và có thể gồm:

Chướng bụng, hay cảm giác no tức hoặc trương phùBuồn nônXanh xao, phân có mùi hôi, hoặc phân nổi váng mỡĐau dạ dàyNôn mửa

Với trẻ em mắc bệnh Celiac, việc không thể hấp thu những dưỡng chất thiết yếu trong quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường có thể dẫn đến:

Phá hỏng men răng vĩnh viễnDậy thì muộnTrẻ sơ sinh chậm phát triểnTâm trạng thất thường, hoặc cảm thấy bực bội hay mất kiên nhẫnTăng trưởng chậm và có chiều cao thấpSút cân

Người trưởng thành có ít khả năng gặp phải các triệu chứng tiêu hóa hơn, và thay vào đó, có thể gặp phải một hoặc nhiều vấn đề dưới đây:

Thiếu máuLưỡi bóng, trơn mượt và đỏĐau xương hoặc đau khớpTrầm cảm hoặc lo âuBệnh viêm da dạng HerpesĐau đầuVô sinh hoặc sảy thai tự phát liên tụcKỳ kinh nguyệt đến muộnCác vấn đề ở miệng như là loét miệng hoặc khô miệngCo giật (seizures)Đau nhói dây thần kinh tê bì chân tayMệt mỏiXương yếu và dễ gãy

Người trưởng thành mắc bệnh Celiac gặp các triệu chứng tiêu hóa có thể gồm:

Đau bụng và chướng bụngNghẽn chặn ruột (intestinal)Mệt mỏi kéo dàiLoét, hay các tổn thương trong dạ dày hoặc trên niêm mạc ruột

Bệnh Celiac cũng có thể gây ra phản ứng ở hệ miễn dịch, hay hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể, tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Phản ứng này có thể lan ra bên ngoài đường tiêu hóa tới các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm:

XươngKhớpHệ thần kinhDaLá lách

Tùy thuộc vào độ tuổi của bạn khi được bác sĩ chẩn đoán ra bệnh Celiac, một số triệu chứng như là có chiều cao thấp và các khuyết tật răng sẽ không thể cải thiện được.

Viêm da dạng Herpes

Viêm da dạng Herpes (Dermatitis herpetiformis ) là tình trạng da phát ban nổi bóng nước gây ngứa ngáy thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng hoặc da đầu. Tình trạng phát ban này ảnh hưởng đến khoảng 10% số người mắc bệnh Celiac. Nó có thể tác động đến người bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là lần đầu xuất hiện ở những người trong khoảng từ 30 đến 40 tuổi. Nam giới bị phát ban cũng có thể xuất hiện những vết loét miệng hoặc những vết loét ở bộ phận sinh dục hiếm gặp. Một số người mắc bệnh Celiac có thể phát ban và không có các triệu chứng nào khác.

Tại sao các triệu chứng của bệnh Celiac lại đa dạng?

Các triệu chứng của bệnh Celiac không giống nhau giữa người này với người kia. Chúng có thể còn phụ thuộc vào việc:

Bạn được ăn sữa mẹ trong bao lâu; một số nghiên cứu đã chứng minh, bạn càng được bú mẹ lâu thì các triệu chứng của bệnh Celiac càng xuất hiện muộn hơnBạn ăn bao nhiêu gluten vào ngườiKhi bắt đầu ăn gluten là vào lúc bao nhiêu tuổiMức độ ruột non bị hủy hoạiTuổi của bạn – các triệu chứng có thể thay đổi giữa trẻ em và người trưởng thành

Những người mắc bệnh Celiac mà không có triệu chứng nào vẫn có thể phát triển thành các biến chứng theo thời gian nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây ra bệnh Celiac?

Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh Celiac chỉ xuất hiện ở những cá nhân có những gien cụ thể. Những gien này phổ biến và có trong khoảng một phần ba dân số. Mọi người cũng phải ăn những thực phẩm chứa gluten thì mới phát bệnh Celiac. Các nhà nghiên cứu không biết chính xác điều gì kích phát bệnh Celiac ở những người có nguy cơ mắc bệnh này mà ăn gluten trong thời gian dài. Đôi khi bệnh này cũng di truyền trong gia đình. Khoảng 10 đến 20% họ hàng gần của những người mắc bệnh Celiac cũng bị bệnh này ảnh hưởng.

Xác suất phát bệnh Celiac tăng lên khi cơ thể bạn có biến đổi gien hay có các biến thể gien. Những biến thể gien nhất định và các yếu tố khác như là những thứ có trong môi trường của bạn, có thể gây ra bệnh Celiac.

Xem thêm: Quả Na Tiếng Anh Là Gì – Các Loại Trái Cây Bằng Tiếng Anh

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán bệnh Celiac bằng cách nào?

Có thể khó mà chẩn đoán được bệnh Celiac vì một số triệu chứng của bệnh này giống với triệu chứng của những bệnh khác như là hội chứng ruột kích thích và chứng không dung nạp lactose. Bác sĩ có thể chẩn đoán ra bệnh Celiac bằng bệnh sử và tiền sử bệnh gia đình của bạn, khám sức khỏe trực tiếp và làm xét nghiệm. Xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm gien và sinh thiết (biopsy).

Chuyên mục: Hỏi Đáp