CDM thường được các nhà hoạt động về môi trường nhắc đến. Vậy CDM là gì? Bà Lê Võ Hoàng Lan – Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết:

Khí hậu trái đất ngày càng nóng lên dẫn đến nhiều thảm họa thiên nhiên do các khí hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O, CH4, HFC, …) phát sinh từ các hoạt động của con người. Một nghị định thư được ký kết tại Kyoto vào năm 1997 – gọi là Nghị định thư Kyoto – với các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của 39 nước phát triển.
Nhằm giúp các nước này đạt được mục tiêu của mình, Nghị định thư Kyoto thiết lập ba “cơ chế mềm dẻo”: “Mua bán phát thải” (mua bán các chứng chỉ phát thải giữa các nước phát triển); “Đồng thực hiện” (mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua các dự án giảm phát thải thiết lập tại các nước phát triển) và “Cơ chế phát triển sạch – Clean Development Mechanism, CDM”. CDM là cơ chế duy nhất có liên quan tới các nước đang phát triển.
Cơ chế này cho phép các nước phát triển đạt được một phần nghĩa vụ của mình thông qua các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển.
Mục tiêu chính của CDM:
– Giúp đỡ các nước đang phát triển đạt phát triển bền vững.
– Tạo thuận lợi cho các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình thông qua các dự án triển khai tại các nước đang phát triển.
Lượng khí nhà kính thu được từ mỗi dự án CDM sẽ được đo lường bằng các phương pháp đã được quốc tế thông qua và được thể hiện bằng đơn vị đo lường chuẩn gọi là các CERs – Certified Emission Reductions”(1CER = 1 tấn CO2).
Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực vào ngày 15-2-2005, sau khi Cộng hòa Liên bang Nga ký kết tham gia, các CERs này bắt đầu được mua bán trên thị trường và trở thành một loại hàng hóa.
CDM mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp Việt Nam?
Như đã đề cập, CDM là cơ chế duy nhất mà Việt Nam có thể tham gia trong chương trình giảm khí thải nhà kính. Trường hợp của Việt Nam, một dự án CDM được triển khai với kinh nghiệm kỹ thuật, vốn đầu tư, nhân lực của nước phát triển trên cơ sở được Việt Nam hỗ trợ triển khai tại Việt Nam.
Khi một dự án CDM đi vào hoạt động, sản phẩm của nó sẽ là các CER và lợi nhuận sẽ thu được từ việc mua bán, trao đổi các CER này.

Bạn đang xem: Cdm là gì

Xem thêm: Indicator Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Xem thêm: Từ đồng Nghĩa Là Gì, Thế Nào Là Từ đồng Nghĩa

Việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận giữa các bên tham gia (đơn vị đầu tư của nước phát triển, đơn vị đầu tư của Việt Nam và các bên liên quan khác nếu có). Như vậy, thông qua CDM, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển về vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, nhân lực.
Doanh nghiệp nào có thể đăng ký thực hiện CDM
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể tham gia thiết lập và triển khai một dự án CDM. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập một danh sách các ngành có tiềm năng thực hiện CDM. Chủ yếu là các ngành: giao thông vận tải; tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng; xử lý tiêu hủy chất thải; xây dựng; trồng và tái tạo rừng; các hoạt động sản xuất phát sinh các khí nhà kính (nuôi heo, sản xuất đồ uống có gas…). (Danh sách chi tiết có thể liên hệ Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc http://www.noccop.org.vn )
Có thể nói, CDM thật sự là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có được nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển về cả tài chính, công nghệ và nhân lực. Ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể thực hiện các dự án CDM loại nhỏ và liên kết với nhau để cùng đạt được các CER và tham dự vào thị trường mua bán giảm phát thải.

Theo www.ciren.gov.vn

Chuyên mục: Hỏi Đáp