Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo theo chương trình CMU chú trọng vào tính thực hành và đáp ứng thực tiễn. Chính vì vậy, Capstone Project – dự án tốt nghiệp của sinh viên – có một ý nghĩa quan trọng. Nó nối liền việc đào tạo về kỹ thuật phần mềm với nền công nghiệp phần mềm. Trong đợt 1, 40 sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chương trình CMU tại Văn Lang được chia thành 5 nhóm, thực hiện các dự án do doanh nghiệp phần mềm và trường đặt hàng: Eco System Project là đơn hàng của Trung tâm Đào tạo Đồ họa cấp cao Red Sun; khách hàng của E- Health Project và Online Store Project là Công ty Anh Quân; Accounting System Project và Human Resource Management Project là hai sản phẩm thực hiện theo nhu cầu của trường Đại học Văn Lang. Ngày Capstone Project Workshop là cầu nối giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia đánh giá, nhận xét về dự án của sinh viên cũng gián tiếp góp ý cho trường để xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế nghề nghiệp. Đồng thời, sinh viên có thể nhận thức sâu sắc về yêu cầu nhân sự của doanh nghiệp và giới thiệu mình với doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho mình.

Bạn đang xem: Capstone là gì

Hãy tạo ra cuộc đời cho Capstone Project

Kỹ nghệ phần mềm yêu cầu kỹ sư phần mềm không chỉ là người lập trình, mà cần biết tạo ra quy trình phần mềm – đó là điều sinh viên nhận thức được qua 3 năm học chuyên ngành. Capstone Project là quy trình phần mềm đầu tiên sinh viên thực hiện.

Quy trình thực hiện Capstone Project 1. Sinh viên chọn đề tài yêu thích trong số đơn đặt hàng của doanh nghiệp; lập nhóm. Sau đó, xây dựng quy trình phát triển phần mềm phù hợp; áp dụng và tìm hiểu nghiệp vụ liên quan. 2. Lên kế hoạch xây dựng phần mềm theo quy trình đã chọn dựa trên sự cân nhắc điều kiện nhân lực, tài chính, thời gian, giải pháp kỹ thuật và yêu cầu khách hàng. 3.

Xem thêm: Giá Vé Bể Bơi Royal City – Điều Gì Khiến Bể Bơi Ở Royal City Thu Hút Đến Vậy

Xem thêm: Stem Cell Là Gì – Tế Bào Gốc (Phần 1)

Thực hiện dự án. Phương thức làm việc: Sinh viên làm việc nhóm tại trường, khoảng hơn 30 giờ/tuần và xây dựng môi trường làm việc cộng tác trên Internet; Sinh viên gặp mentor 1 lần/tuần; Sinh viên có thể yêu cầu khoa tổ chức training nếu trong quá trình thực hiện gặp khó khăn về mặt kỹ thuật; Sinh viên có thể yêu cầu báo cáo trước khoa về tiến độ thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong quá trình làm việc. 4. Đóng gói sản phẩm; báo cáo trước hội đồng và trình bày với khách hàng. Sản phẩm cuối cùng không chỉ là chương trình phần mềm mà còn bao gồm tất cả các tài liệu liên quan: Tài liệu mô tả yêu cầu, Tài liệu thiết kế phần mềm, Tài liệu quá trình triển khai, Tài liệu kiểm thử phần mềm, Tài liệu hướng dẫn sử dụng…

Bên cạnh quá trình thực hiện thì tiến trình dự án cũng được các bạn chú trọng trình bày. Làm việc có kế hoạch, phân chia công việc rõ ràng cho từng thành viên, tính toán thời gian đến từng giờ làm việc… nhưng hầu như nhóm nào cũng bị “vỡ kế hoạch”. Đó là bài học quan trọng mà chương trình muốn các bạn rút ra được khi thực hiện dự án thực tế; bởi quá trình làm việc thực luôn nảy sinh những tình huống, những rủi ro mà không một cuốn sách nào hướng dẫn cả: Khách hàng luôn bổ sung yêu cầu khiến các bạn không sao hoàn thành được khâu lấy yêu cầu và cứ phải liên tục thay đổi thiết kế. Bạn làm thế nào để thuyết phục, thương lượng với khách hàng và lấy đầy đủ yêu cầu? Nhóm bạn gồm những thành viên cá tính và khác biệt, trưởng nhóm cần thể hiện vai trò như thế nào và lựa chọn phương thức làm việc ra sao để nhóm hoạt động hiệu quả? Một dự án đòi hỏi thời gian tìm hiểu nghiệp vụ chuyên môn đến 6 tháng trong khi 6 tháng là toàn bộ thời gian bạn có để hoàn thành dự án, bạn sẽ “giới hạn” dự án tới đâu để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng? Chọn phương án kỹ thuật nào để sản phẩm có thể hoạt động trôi chảy ngay cả khi lượt người dùng ở m “khủng”? Phát triển sản phẩm chỉ dựa trên yêu cầu của khách hàng hay có sự tìm hiểu, tư vấn sáng tạo về hướng phát triển sản phẩm cho khách hàng từ phía nhóm thực hiện?… Khi chính bạn trải nghiệm, chính bạn rút kinh nghiệm, những bài học kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế sẽ được nhận thức và ghi nhớ sâu sắc hơn.

*

Đối với các doanh nghiệp, phương thức và kỹ năng làm việc là yếu tố rất quan trọng mà không phải sinh viên nào cũng được chuẩn bị tốt. Phần được đánh giá cao, gây bất ngờ nhiều cho các doanh nghiệp chính là phần trình bày về quản lý dự án và tiến trình thực hiện dự án của các nhóm. Bên cạnh đó, cách thức trình bày tài liệu, thuyết minh cho khách hàng về sản phẩm là một yêu cầu để thành công của người kỹ sư phần mềm. Những điều này không kỹ thuật nào thay thế được; và công nghệ phần mềm tích hợp cả kỹ thuật lẫn kinh doanh. Do đó, đầu tư phát triển năng lực, phẩm chất trên là cần thiết. Và chương trìnhđã làm hài lòng doanh nghiệp ở điều này.
Chuyên mục: Hỏi Đáp