Khái niệm về dịch vụ cảng biển logistics
Điều này hoàn toàn đồng nghĩa với việc logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Vì vậy, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược.
Bạn đang xem: Cảng biển là gì
Đối với ngành vận tải, thì logistics bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải (đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa,…), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói, bao bì hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng hóa đi các nơi theo yêu cầu của người ủy thác.
Trong logistisc, cảng nắm đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics. Mục tiêu của dịch vụ cảng biển logistics chính là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ logistics, cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh hơn so với các cảng đối thủ khác.
Mô hình dịch vụ cảng biển logistics
Hệ thống dịch vụ cảng biển thông thường sẽ được chia thành 6 hệ thống thứ cấp, bao gồm:
Hệ thống hỗ trợ hành trình của tàu.Hệ thống phục vụ tàu vào cảng.Hệ thống xếp dỡ.Hệ thống phục vụ hàng quá cảnh.Hệ thống lưu kho.Hệ thống liên kết vận tải nội địa.
Trong quy trình logistics cảng, 6 hệ thống này sẽ kết hợp cùng với hệ thống thông tin của cảng có vai trò như 7 nhóm hình thành nên quy trình logistics cảng. Trong mô hình này, mỗi hệ thống có sự liên kết chặt chẽ với các hệ thống khác tùy thuộc vào luồng hàng hóa trong quy trình logistics cảng.
1. Hệ thống hỗ trợ hành trình của tàu:
Nhiệm vụ của hệ thống hỗ trợ hành trình của tàu trong dịch vụ cảng biển logistics. Là cung cấp lương thực, thực phẩm hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác cho tàu. Bên cạnh đó, còn có hệ thống thông tin hỗ trợ hành trình của tàu như hệ thống kiểm tra cân bằng xếp hàng trên tàu trước khi tàu rời cảng, kiểm tra cân bằng tàu,…
2. Hệ thống phục vụ tàu vào cảng:
Vai trò chính của hệ thống phục vụ tàu vào cảng là đảm bảo an toàn và thuận tiện cho tàu khi tàu cập cảng. Các công ty, tổ chức cảng vụ, dịch vụ liên quan đến công tác phục vụ tàu vào cảng bao gồm dịch vụ thông quan, dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ đảm bảo an toàn cho tàu vào luồng, đại lý tàu,… Luồng hàng sẽ đi từ hệ thống phục vụ tàu vào cảng đến hệ thống xếp dỡ.
Xem thêm: Vitamin Pp Là Gì – Tác Dụng Của Vitamin Pp
3. Hệ thống xếp dỡ:
Hệ thống xếp dỡ nắm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động xếp hàng và dỡ hàng của tàu tại cảng sao cho nhanh chóng và an toàn. Các bên liên quan đến hoạt động này sẽ nhận lệnh trực tiếp từ các công ty vận tải biển hoặc thông qua đại lý của người gửi hàng. Còn đội công nhân xếp dỡ sẽ nhận lệnh từ đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ.
4. Hệ thống phục vụ hàng quá cảnh:
Đảm bảo liên kết giữa bên xếp dỡ và bên kho bãi là nhiệm vụ chính của hệ thống phục vụ hàng quá cảnh. Luồng hàng sẽ dịch chuyển từ hệ thống xếp dỡ đến hệ thống liên kết vận tải bộ hoặc hệ thống lưu kho bãi. Ở một số cảng, quá trình này không được tách biệt rõ ràng mà có thể được gộp vào hệ thống lưu kho bãi. Tuy nhiên, đối với các cảng có bãi hàng nằm xa khu vực trung tâm cảng. Thì việc xây dựng hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là vô cùng cần thiết.
5. Hệ thống lưu kho bãi:
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, cần có các quá trình phục vụ khác nhau từ bên chuyên môn như phục vụ kho lưu hàng nguy hiểm, kho lưu hàng thực phẩm, khu chứa bồn cho hàng lỏng và khu kho bãi đa chức năng (bao gồm cả bãi container). Hàng hóa sau khi dỡ từ tàu hoặc mang đến từ chủ hàng sẽ được chuyển đến kho CFS để tháo/ đóng hàng vào container. Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh đến hệ thống liên kết vận tải nội địa.
6. Hệ thống liên kết vận tải nội địa:
Vai trò của hệ thống liên kết vận tải nội địa là hỗ trợ cho liên kết giữa hệ thống kho bãi (hoặc hệ thống phục vụ hàng quá cảnh) với hệ thống vận tải nội địa.
Xem thêm: Thiết Kế Feed Là Gì – Feed Định Nghĩa: Front
Dòng hàng dịch chuyển từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh hoặc hệ thống xếp dỡ đến khu vận tải nội địa bao gồm: vận tải đường sắt, vận tải ven biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường hàng không và chủ yếu là vận tải đường bộ.
LEC Group với hệ thống và mô hình dịch vụ cảng biển logistics trải dài khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại và đầy đủ trang thiết bị đảm bảo tốt nhất cho quy trình vận hành logistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn các giải pháp hỗ trợ logistics tốt nhất và chuyên nghiệp nhất. Hãy liên hệ với LEC Group ngay từ hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!
Công Ty Cổ Phần LEC Group
Chuyên mục: Hỏi Đáp