Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm – Bác sĩ Nội tổng quát – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Bạn đang xem: Cận lâm sàng là gì
Khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng có mối quan hệ mật thiết với nhau, là một trong những công việc hằng ngày của bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh. Để việc chẩn đoán được chính xác, để việc điều trị được hiệu quả, sự cẩn trọng và kỹ lưỡng cần phải được đảm bảo ngay từ những bước đầu tiên trong khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng này.
Khám lâm sàng là toàn bộ những dữ kiện thu thập được từ người bệnh, thông qua việc khai thác tiền sử bệnh, hỏi triệu chứng cơ năng và thăm khám thực thể. Tiền sử bệnh án là những thông tin xung quanh lý do đến khám bệnh của bệnh nhân. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình khám và điều trị bệnh tại bệnh viện hay bất kỳ một cơ sở y tế nào. Từ lý do vào viện, bác sĩ sẽ ghi nhận các thông tin về bệnh sử, là những diễn tiến từ lúc xảy ra các triệu chứng đầu tiên của bệnh cho đến lúc nhập viện. Theo đó, bệnh sử được xem như là một câu chuyện xoay quanh lý do nhập viện.
Sau phần hỏi tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ cần biết tới các triệu chứng chủ quan, hay còn gọi là triệu chứng cơ năng của người bệnh. Đây là những biểu hiện do chính bản thân người bệnh cung cấp cho bác sĩ. Do đó, chỉ có bệnh nhân biết và cảm nhận nên bác sĩ khó đánh giá được có thực hay không, mô tả đúng hay không, mức độ nặng nhẹ thế nào. Vậy nên, để thu thập được thông tin có tính chính xác cao, bác sĩ cần phải rèn luyện một kỹ năng giao tiếp tốt, thấu cảm tâm lý người bệnh; đồng thời, cần biết chọn lọc thông tin đã ghi nhận được, sắp xếp và trình bày một cách khoa học, hợp lý khách quan.
Dựa trên các thông tin đã thu thập, khi đã sắp xếp được theo một trình tự khoa học, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thực thể. Điều này có nghĩa là bác sĩ thực hiện những thao tác trên cơ thể người bệnh nhằm ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý một cách khách quan như bắt mạch, nghe tim phổi, soi đáy mắt, gõ phản xạ gân xương… Thực hiện tốt những việc này, có tính chính xác cao là nhờ hoàn toàn vào đôi mắt, bàn tay và bộ não của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cần thêm một số dụng cụ như máy đo huyết áp, ống nghe, đèn soi, búa gõ… Trong tình huống cấp tính, khi bác sĩ nghi ngờ bệnh lý tại cơ quan nào thì cơ quan đó sẽ được tiếp cận đầu tiên. Mặt khác, thứ tự thăm khám các hệ cơ quan sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm hay thói quen của bác sĩ. Tuy nhiên, dù trình tự khám lâm sàng có nhiều cách thức khác nhau, tất cả đều phải đảm bảo toàn bộ các hệ cơ quan đều được đánh giá và ghi nhận bất thường nếu có.
2. Xét nghiệm cận lâm sàng là gì?
Xét nghiệm cận lâm sàng là các công cụ, phương thức y tế được thực hiện rất phổ biến trong quá trình thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh tật. Đối với bác sĩ trực tiếp điều trị, xét nghiệm cận lâm sàng được xem là cách thức hỗ trợ đắc lực cho khám lâm sàng, nhất là trong các bệnh cảnh triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể không rõ ràng hoặc không đặc hiệu.
Xem thêm: Gia Công Là Gì – Tổng Quan Về Gia Công
Để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ về nhân lực, phương tiện, máy móc và các vật chất nói chung. Đồng thời, mỗi loại xét nghiệm cận lâm sàng đòi hỏi cần có quy trình tiến hành, quy định phòng bộ cũng như xử lý chất thải (nếu có) sau khi kết thúc.
Trong thực hành lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định các cận lâm sàng như sau:
Định tính các thành phần trong bệnh phẩm, như máu, nước tiểu, dịch tiết…Định lượng các chất sinh hóa trong bệnh phẩm, như máu, nước tiểu, dịch tiết…Quan sát hình thái bằng nội soi, như nội soi hô hấp, tiêu hóa,…Phân tích hình ảnh học ở mức độ tế bào bằng bằng sinh thiếtNuôi cấy vi sinh, để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm
3. Mối quan hệ giữa khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng như thế nào?
Với sự tiến bộ của Y học hiện đại, thị trường hiện nay có rất nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng với giá trị khác nhau, độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau. Vì thế, việc lựa chọn thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp là cần phải có sự khám lâm sàng, nhận định và suy luận của bác sĩ, tập trung vào bệnh lý, vấn đề mà bác sĩ còn đang băn khoăn, nghi ngờ. Từ đó, vai trò của các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ thực sự là hữu ích, tránh lãng phí hay giảm nguy thiểu đau đớn, tâm lý sợ hãi, giảm nguy hại, phơi nhiễm độc tố cho người bệnh khi không cần thiết.
Mặt khác, khi đã ghi nhận được kết quả của xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định, việc nhận định kết quả là do bác sĩ lâm sàng trực tiếp điều trị cho người bệnh trong mối tương quan với bệnh cảnh, các triệu chứng cơ năng và thực thể. Đồng thời, các kết quả này là giá trị tham khảo hiện tại, không có tính chất bất biến, nhất là trong các bệnh lý diễn tiến nhanh. Ngoài ra, cần tham khảo các yếu tố gây nhiễu, yếu tố chồng lấp và biết cách biện luận các trường hợp “dương tính giả”, “âm tính giả”.
4. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ và làm xét nghiệm cận lâm sàng tại Vinmec
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ và làm xét nghiệm cận lâm sàng tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Nếu như trước đây, mọi người thường chỉ gặp bác sĩ khi bị bệnh thì ngày nay, việc chăm sóc, khám sức khỏe tổng quát định kỳ, phòng ngừa bệnh tật một cách chủ động đang trở nên phổ biến. Điều này là nhờ vào trình độ học thức, chất lượng cuộc sống đã được nâng cao hơn và mọi người đã được trao quyền tiếp cận chủ động về sức khỏe của chính mình. Đồng thời, việc khám bệnh định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi sẽ giúp phát hiện ra bất thường mà chính bản thân chưa nhận thấy được. Từ đó, mọi người sẽ có chẩn đoán sớm, giúp điều trị bệnh sớm cũng như nhận được các lời khuyên y tế về một lối sống lành mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp. Như vậy, với các dịch vụ y tế thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ, mọi người sẽ có điều kiện, cơ hội để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Chính vì những lợi ích nêu trên, với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa ra các gói khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với từng đối tượng. Khách hàng sẽ được bác sĩ trực tiếp khai thác tiền sử bệnh bản thân và gia đình, đo huyết áp, chỉ số khối cơ thể, khám sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cũng như các tư vấn trong từng tình huống.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trình độ cao và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc xét nghiệm tiên tiến, tối tân, việc khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec xứng đáng là một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, chất lượng đẳng cấp quốc tế của mọi người và của mọi gia đình.
Xem thêm: Jd Là Gì – Tất Tần Tật Về Jd
Bác sĩ Hồ Viết Lệ Diễm có hơn 10 năm công tác tại khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim tại Bệnh viện Chợ rẫy với vị trí bác sĩ Nội tim mạch và Hồi sức mổ tim hở. Và có hơn 03 năm là bác sĩ Nội tổng quát tại Family Medical Practice TP Hồ Chí Minh. Hiện tại bác sĩ Diễm đang công tác tại khoa Khám bệnh Nội – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Chủ đề: Tuần hoàn máu Khám chuyên khoa Kiểm tra thị lực Khám ngoại khoa Cân nặng Chụp xquang Khám cận lâm sàng Khám nội khoa tổng quát
Chuyên mục: Hỏi Đáp