L> Ly Giai Qua Can Khon, Tran Van Rang Unicode font

Bạn đang xem: Càn khôn là gì

1. Càn Khôn là gì ? 2. Kinh Dịch giải về Càn Khôn 3. Càn Khôn sản xuất hữu hình 4. Phạm trù Càn Khôn

Cơ sanh hóa Càn Khôn đào tạo Do Âm Dương kiệp đạo biến thiên Càn Khôn là Đạo, là Thái Cực, mà “Đạo sinh nhứt, nhứt vi Thái Cực” (Thiệu Tử – Văn Ngũ Lục). Lý giải đơn giản hơn thì : CÀN ( ) là Trời, là vua, là cha, là chồng, là đầu, là cứng (càn kiện cao minh), là lãnh đạo, là vàng, là băng, là đỏ thắm, là thiên thể.KHÔN ( ) là đất, là nhân dân, là vợ, là mẹ, là thuận tòng, là mềm, là sắc vàng, là văn, là bụng…Càn Khôn là âm dương trong trời đất “Một âm một dương quanh đi quẩn lại như cái vòng tròn không đầu mối. Nói rằng Âm dương chỉ là MỘT (Thái Cực) cũng được, mà bảo là âm dương thiên biến vạn hóa vô cùng tận cũng được” (Nhất âm nhất dương như hoàn vô đoan. Vị âm dương chỉ thị nhất cá khả; vị âm dương khước thị thiên biến vạn hóa nhi vô cùng diệt khả) (HỒ CƯ NHÂN, Dịch Tương Sao, Quyển II, trang 8)Chu Hy trong “Chu Dịch Bản Nghĩa” giải thích cụ thể hơn : “Hoàng đế, Nghiên Thuấn rũ áo xiêm mà thiên hạ trị; đó là lấy tượng ở quẻ Càn, quẻ Khôn” (Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn thùy y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ như Càn Khôn) Trong Dịch Hệ Thượng (Chương IV), Chu Tử chú giải về Càn Khôn như vầy : “Đạo Dịch chỉ là Âm (Khôn) với Dương (Càn) mà thôi. U uẩn hay rõ ràng, sống hay chết, quỷ cũng như Thần, tất cả đều là biến tướng của âm dương, là cái Đạo của Trời Đất”. Và ông quả quyết : “Cái khí (mà khoa học gọi là E”THER) bàn bạc khắp trong trời đất để biến hóa tạo lập ra muôn loài, thực ra chỉ là hai khí âm dương trước sau, suy thịnh mà thôi”. (Doanh Thiên Địa chi gian, sở dĩ vi tạo hóa giả, âm dương nhị khí chi thủy chung thịnh suy nhi dĩ). Đức Chí Tôn cũng dạy : “Đạo Thầy không chi lạ, không ngoài hai lẽ âm (Khôn) dương (Càn)”. Như vậy, hai động lực căn bản tạo thành vũ trụ là âm dương. Nếu dương cực thì âm sinh, âm cực thì dương sinh. Khoa vật lý cũng chứng minh rằng : một nguyên tử có hai yếu tố căn bản là âm điện tử (électron) và dương điện tử (proton) hoạt động nhộn nhịp chớ không im lìm. Nếu nguyên tử chỉ có thuần một âm tử hay dương tử thì nguyên tử ấy chằng thể nào phóng xạ sinh hóa được. Giả dụ, nếu mạch điện bị cắt một dây âm hay một dây dương thì không thể nào tạo ra điện năng được. Như thế, âm dương không thể tách rời. Âm dương chỉ là hai trạng thái tịnh động của Lý Thái Cực, chu hành trong vũ trụ cũng tác động với nhau để biến hóa vạn vật. Chung qui, “Đạo vốn chỉ một âm, một dương mà thôi”. Trước sau, đầu mối, động tịnh, tối sáng, trên dưới, tiến lui, qua lại đóng mở, đầy vơi, tiên trưởng, tôn ti, quý tiện, biểu lý, ẩn hiện, hướng, bội, thuận nghịch, tồn vong, đắc thất, xuất nhập, hành tàng, có cái gì thích hợp mà chẳng phải một ÂM một DƯƠNG ?” (TRẦN THÚC LƯỢNG và LÝ TÂM TRANG, Tống Nguyên học án, quyển 3, trang 643) Vậy “vật có gốc ngọn, việc có trước sau” và có “biết được trước sau mới gần được Đạo” (TIỀN MỤC, Tứ Thư thích nghĩa, Tập II, trang 2). Mục lục

Trong Kinh dịch phần Thoán truyện do Đức Khổng Tử viết có đoạn : Đức nguyên, Càn lớn, vạn vật bắt đầu từ Càn (nảy nở) thống cả Thiên Đạo, Càn làm mây mưa khiến cho vạn vật hình thành sinh trưởng. Bậc Thánh Nhân thấy cả trước sau, cả 6 hào của quẻ thuần Càn ( ) , mỗi hào có 1 vị nên thuận thời mà hành Đạo như cưỡi 6 rồng (ám chỉ 6 hào dương của quẻ thuần Càn) mà thống ngự cả vùng Trời. Đạo Càn biến hóa khiến cho mọi vật giữ được tính Trời ban, giữ cái nguyên khí cho Thái hòa. Bậc Thánh Nhơn đứng đầu muôn vât, theo Đạo Càn thì muôn nước đều bình an” (Đạt tai càn nguyên, vạn vật tư thủy nãi tống thiên, ận hành vũ thí phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thủy, lục vị thời thánh, thời thừa lục long dĩ ngữ thiên. Còn Đạo biến hóa, các chánh tính mệnh, bảo hợp thái hòa nãi lợi trinh, thủ xuất thử vật, vạn quốc hàm ninh). Đạo Càn Khôn theo Kinh Dịch như sau : Theo quẻ thuần Càn thì Càn có 4 đức tính : nguyên (đầu tiên), hanh (thông), lợi (thích đáng), trinh (chính bền). Trời có đức nguyên vì là ngồn gốc của vạn vật, có đức hạnh vì làm ra mây mưa để cho vạn vật sinh trưởng, có đức lợi và trinh vì biến hóa làm cho mọi vật giữ được bẩm tính và nguyên khí đặng thái hòa. Càn còn tượng trưng cho người quân tử với 4 đức tính nhân, nghĩa, lệ, trí. Chu Công giải nghĩa 6 hào của quẻ thuần Càn thành 6 rồng, con vật ngự của Đức Chí Tôn như sau : HÀO ĐẦU : Rồng còn ẩn náo chưa (đem tài) dùng được (tiềm long vật dụng), tức rồng còn dưới vực sâu chưa lên mây nên chưa biến hóa được.Ý nói : người chưa gặp thời thì nên trau dồi hạnh đức, luyện thêm tài trí, ở ẩn, không cầu danh, không ai biết mình thì cũng chẳng buồn. HÀO HAI : Rồng đã hiện ở cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi (hiện long tại điền, lợi kiến tại nhân). Người giúp đời mà không khoe công lao, giữ được lòng thành tín và được trung chánh gặp đại nhân thì lợi. HÀO BA : Người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng, dù nguy hiểm nhưng không tội lỗi (quân tử chung nhật, càn càn tịch tịch nhược. Lệ vô cửu). Người quân tử giữ lòng trung tín mà tiến đức lập ngôn, lấy lòng thành lập sự nghiệp. Ở địa vị cao mà không tự kiêu, ở địa vị thấp mà không lo lắng. HÀO BỐN : Như rồng có khi bay lượn, có khi nằm vực, tùy thời mà khônh lầm lỗi (hoặc được tại uyên vô cửu) Thận trọng tùy thời cơ, nên tiến thì tiến (như rồng bay) nếu không thì chờ đợi (rồng nằm vực) chuẩn bị cho kịp lúc ra giúp đời. HÀO NĂM : Rồng bay lên trời ra mắt đại nhân thì lợi (Phi long tại thiên lợi kiến đại nhân). Mây bay theo rồng, gió bay theo cọp. Ý nói thánh nhân ra đời người người trông theo.

Xem thêm: 0911 Là Mạng Gì – Thông Tin Mới Nhất Về đầu Số 0911

Xem thêm: Trùng Tang Là Gì – Cách Tính Trùng Tang Và Cách Hóa Giải

HÀO CUỐI : Rồng lên cao quá có hối hận (kháng long hữu hối). Rồng bay cao quá khó xuống, nếu hành động sẽ xảy ra điều đáng tiếc vì cực thịnh tắc suy nên lui bước để giữ đạo người quân tử. Trên đây, quẻ thuần Càn dạy người Nam, dưới đây quẻ thuần Khôn ( ) dạy người nữ. Thật ra cả hai quẻ Càn Khôn đều dạy chung con người.Đạo Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái (nguyên hanh lợi tần mã chi trinh) vì Văn Vương cho con ngựa cái có tính thuận theo đực, như Khôn thuận theo Càn. HÀO SƠ LỤC : (dưới) Sáu là tên hào âm. Sương là khí âm kết lạ. Aâm thịnh thì nước đóng cục thành váng. Hào này là âm mới sinh nên ở dưới. HÀO LỤC NHI : Hài sáu hai mềm thuận mà trung chính, nên đức tính của nó trong thẳng ngoài vuông, lại thịnh lớn nên không cái gì là không lợi. HÀO LỤC TAM : Hào sáu ba thuộc dương bên trong ẩn văn vẻ tốt đẹp, nhưng ở trên lục nhị nên không thể ẩn tới cùng. HÀO LỤC TỨ : Cẩn thận kín đáo như thắt chặt miệng túi nên không lỗi. Hào này hai lần âm nên khó khen. HÀO LỤC NGŨ : Cái đức trung thuần đầy mà hiện ra ngoài nên nói “quần vàng cả tốt”. HÀO THƯỢNG LỤC : (Trên hết) Âm cực thịnh nên tranh nhau với dương nên nói “rồng đánh nhau ở đồng đều bị thương”. Quẻ Khôn cả 6 hào đêu âm nên đều biến thành dương mới vĩnh viễn chính đính.Càn tạo ra vạn vật ở cõ vô hình thuộc khí, mà phải nhờ Khôn, vạn vật mới tượng hữu hình rồi sinh trưởng. Cho nên công của Khôn (Mẹ) cũng lớn như công của Càn (Cha) chỉ khác là Khôn phải ở sau Càn, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn. Thế nên, các đức nguyên, hanh lợi, Khôn có đủ như Càn. Riêng về đức trinh thì Khôn hơi khác : tuy chính và bền mà phải thuận. Chính vì Khôn có đức thuận mà mọi việc khởi xướng đều là Càn. Khôn chỉ tiếp tục công việc của Càn. Người đời nếu ở địa vị Khôn thì phải tùy theo người trên mà làm, không nên khởi xướng mà lầm lỡ. Như thế, Đức Mẹ chở được vạn vật cũng lớn sánh bằng Đức Cha.Thế thì, người xưa “Thấy Trời cao, đất thấp mà lập ra Càn khôn động và tĩnh nhất định nhờ đó mà phân biệt cương nhu”. (Thiên tôn, địa ti, Càn Khôn định hĩ, động tĩnh hữu thường, cương nhu hoán hỉ. Hệ Từ Thượng Truyện ) Tóm lại, “Đạo Càn lúc tĩnh thì chuyên nhất, lúc động thì tiến thẳng, cho nên sức sinh của nó lớn; Đạo Khôn lúc tĩnh thì thu lại, lúc động thì mở ra, cho nên sức sinh của nó rộng” (Phù Càn kỳ tĩnh dã chuyên, kỳ động dã trực, thi dĩ đại sinh yên. Phù Khôn kỳ ĩnh dã hấp, kỳ động dã tịnh thị dĩ quãng sinh yên. Hệ Từ Thượng Truyện, chương 6). Nói cách khác, “Đạo Càn mạnh nhất trong thiên hạ, đức hạnh của Càn là làm việc gì cũng dễ dàng, bình dị mà vẫn biết được chỗ nguy nạn. Đạo Khôn nhu thuận nhất trong thiên hạ, đức của nó đơn giản mà vẫn biết được nơi trắc trở” (Phù Càn thiên hạ chi khí kiện dã, đức hạnh bằng di, dĩ tri hiếm. Phù Khôn, thiên hạ chi khí thuận dã, đức hạnh bằng giản, dĩ tri trở – Hệ Từ Thượng Truyện, chương 12). Qua lý giải trên ta nhận rằng : ĐỨC CHÍ TÔN chọn quả CÀN KHÔN tạo Thiên Nhãn làm ngôi thờ thiêng liêng cho toàn Đạo đã nói lên ý tưởng cao xa huyền nhiệm vô biên. Càn Khôn biế đổi vô thường như Dịch Lý, không ngừng tạo ra vạn loại và “thống ngự vạn vật” vô thủy vô chung. Xem thế, “Sự biến dịch của Càn Khôn uẩn ảo quá ? Khi Càn Khôn hình thành thì đã có dịch ở trong. Nếu Càn Khôn bị hủy thì không thể có dịch, nếu dịch không thể phát hiện thì Càn Khôn tắc nghỉ” (Càn Khôn hủy tắc vô dĩ hiện dịch, dịch bất khả hiện, tắc Càn Khôn hoặc cơ hồ hỉ) (CHU HY, Chu dịch Bản Nghĩa, Hệ Từ Thượng, Chương XII) Muốn Càn Khôn (âm dương) không xung khắc phải theo học thuyết Trung Dung của Đức Khổng Tử mà Albert Einstein gọi là “Thuyết tương đối”. Ấy là đại biểu cho tính sáng tạo của khoa học hiện đại và cá tính thống nhất (TRƯƠNG KỲ QUÂN, Trung Hoa Ngũ thiên niên sử, quyển II, Chương XII, trang 25). Trong Hệ Từ Thượng, Khổng Tử viết “Thiên hạ cùng qui về (tuy khác đường) một mối mà trăm lo” và trong Hệ Từ Hạ, Ngài viết : “Đạo cùng đi mà chẳng chống đối nhau, muôn vật nuôi nhau mà chẳng hại nhau” (Đạo tịnh hành nhi bất tương bội, vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại) (CHU HY, Sđđ, Hệ Từ Hạ) “Đạt được trung hòa thì trời đất định vị, muôn vật đều hóa dục… Trung là gì ? Trung là cái gốc lớn của thiên hạ. Hòa là gì ? Hòa là sự đạt Đạo của thiên hạ” (Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên… Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã. Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt Đạo dã). Đạo đó là Đạo trung dung mà Đức Khổng Tử cho là không thể phút iây nào rời xa được (Đạo dã giả, bất khả tu du ly dã) (Tiền mục, Tứ Thư thích nghĩa, Tập II, trang 35-36)(4) Đạo Trung Dung quan trọng như vậy nên vua Thuấn phải dặn dò ông Vũ : “Lòng người dễ khuynh nguy, lòng mến Đạo lại yếu, cho nên phải xét cho tinh một mực mà quyết giữ cho bằng được Trung Dung”. (Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi, duy tâm duy nhất, doãn cấp quyết trung) (COUVREUR SERAPHIN, Les Annales de”la Chine, Paris 1950, trang 39)(5)Tóm lại, Đạo Cao Đài mục đích là QUI TAM GIÁO, mà đời Lý Trần gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên là QUỐC ĐAÏO, đã bắt nguồn từ hai luồng tư tưởng lớn trên bán đảo Ấn Trung : Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo mà nhiều người tin tưởng này có thể dung hợp thành một ý thức hệ kiệm đủ chân thiện mỹ, khả dĩ đem lại cho Đông phương và toàn thể nhân loại một cuộc sống tinh thần cũng như vật chất đầy đủ, tốt đẹp, luôn luôn khai phóng và hướng thượng. Sự tin tưởng này cũng là một liều thuốc vô cùng linh nghiệm để đối phó với bệnh tình cấp bách hiện tại của Tây phương. Thức giả Tây phương đã nhận thấy sự kém cõi của mình, hơn một lần tự hạ, mang học hỏi và cầu xin Đông phương giải cứu cho họ (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđ, trang 27)Mục lục

Chuyên mục: Hỏi Đáp