Bộ phận quay phim trong một đoàn làm phim có nhiệm vụ set-up và vận hành camera. Dưới đây là nhiệm vụ chính của các thành viên trong nhóm quay phim.

Bạn đang xem: Cameraman là gì

*

Camera là công cụ quan trọng nhất trên phim trường. Không có camera thì không có phim. Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chính trên phim trường. Và thành viên sáng tạo cấp cao đứng sau đạo diễn là DoP, người xây dựng phần hình ảnh cho bộ phim bằng cách sử dụng các bộ phận dưới quyền quản lý của họ. Trong đó có bộ phận quay phim.

1. Đạo diễn hình ảnh (DP hay DoP

*

Đạo diễn hình ảnh (DP hay DoP) quả lý bộ phận quay phim, bộ phận ánh sáng, bộ phận kỹ thuật và điện. Họ là trưởng bộ phận quay phim. Đạo diễn của phim sẽ nói cho đạo diễn hình ảnh biết họ muốn shot quay đó trông như thế nào. Sau đó họ sẽ làm việc với những bộ phận do họ phụ trách để chọn máy quay, lens, filter, bố cục, thiết kế ánh sáng và phim trường, và những thiết bị cần thiết khác.

2. Người điều khiển máy quay

*

Người điều khiển máy quay, hay còn gọi là cameraman, là người trực tiếp điều khiển máy quay. Họ là người đứng sau ống kính và điều khiển camera. Vị trí này thực hiện những công việc khác nhau trên mỗi phim trường khác nhau và thậm chí là mỗi shot khác nhau. Người đạo diễn có thể sẻ đảm nhận công việc này trong một vài shot nhất định, nhưng thường thì DoP sẽ là người kiêm luôn vị trí người điều khiên rmays quay. Khi DoP là cameraman, họ được gọi là cinematographer.

Khái niệm cinematographer và đạo diễn hình ảnh khá tương đồng nhau. Đạo diễn hình ảnh trong phần credit được ghi là chief cinematographer. Những DoP giỏi nhất thường được mời tham dự American Society of Cinematographers (ASC). Nếu DP để cho người khác cầm máy hoặc nếu cảnh quay sử dụng hệ thống multi cam (đa máy quay – sử dụng nhiều máy quay cùng một lúc) thì những người quay phim đó được gọi là camera operater hay cameraman3. Phụ quay thứ nhất (1st AC, Focus Puller, First Assistant Cameraman, B Camera, Assistant Cameraman)

*

Phụ quay là một thành viên của tổ quay phim. Trong quá trình quay, 1st AC có nhiệm vụ chỉnh focus.Đó là lý do tại sao họ cònđược gọi là focus puller. Họ đóng vai trò chính trong việc bảo quản và chăm sóc máy quay. Trong suốt giai đoạn tiền kỳ, 1st AC sẽ đi đến ngôi nhà thuê để test thiết bị và đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng theo kế hoạch.Trên phim trường, 1st AC có nhiệm vụ lắp đặt camera, thay đổi lens và di chuyển chúng từ shot này qua shot khác. Họ còn có nhiệm vụ cập nhật dope sheet. Dope sheet là một báo cáo của bộ phận quay phim, trong đó liệt kê các cảnh đã được thực hiện. Nếu quay bằng phim nhựa, danh sách sẽ bao gồm thêm nội dung có trong mỗi cuộn phim đã được ghi.Đáng chú ý nhất là việc các 1st AC không nên nhìn qua ống kính để thực hiện việc chỉnh focus. Họ phải có khả năng giữ focus bằng cách chú ý đến khoảng cách giữa chủ thể và máy quay

4. Phụ quay thứ hai (Second Assistant Camera, 2nd AC, Camera Loader, Clapper Loader)

Phụ quay thứ hai là người làm việc trực tiếp với phụ quay thứ nhất. 2nd AC điều hành clapperboard vào lúc bắt đầu của mỗi take. Họ còn load phim stock từ máy quay nếu dự án được quay bằng phim nhựa mà không có film loader trên hiện trường. Họ khi chú khi nhận được mỗi cuộn phim, và chuyển nó cho bộ phận phát triển. 2nd AC còn có nhiệm vụ vận chuyển máy quay và thiết bị từ địa điểm này đến địa điểm khác.Các phụ quay thứ hai còn đánh dấu lên máy quay, đánh dấu vị trí diễn viên sẽ đững. Họ cập nhất các báo cáo quay với cài đặt máy quay như khẩu độ, tiêu cự. Nhờ những ghi chép này của họ mà việc quay lại một shot nếu cần thiết sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Customer Equity Là Gì – Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa

5. Loader (Film Loader, Digital Loader)

*

Loader chịu trách nhiệm về những gì máy quay ghi lại được, cả phim nhựa lẫn thẻ nhớ kỹ thuật số. Trong lịch sử, film loader là người chịu trách nhiệm đưa cuộn phim vào ổ phim của máy quay. Họ sẽ đi vào một phòng tối để mở cuộn phim kín mít và nạp vào ổ phim của camera. Sau đó họ sẽ đưa ổ phim cho 2nd AC, người sẽ chịu trách nhiệm đặt nó vào camera. Khi 2nd AC hoàn thành công việc đó, film loader sẽ là người lấy các footage trở lại phòng tối hoặc lều. Film loader đặt các footage trở vào hộp kín rồi dán nhãn và chuyển nó cho bộ phận phát triển.

Loader làm việc trong môi trường kỹ thuật số thì sẽ tiếpxúc với các thẻ nhớ nhiều hơn là các cuộn phim.Trong trường hợp này, loader quản lý việc lưu trữ và sao lưu các footage. Họ làm việc bên cạnh các DIT(digital imaging technician) để quản lý các dữ liệu kỹ thuật số. Vị trí này không phổ biến lắm trên hiên trường. Và thường thì các 2nd AC sẽ quản lý thẻ nhớ và chuyển nó trực tiếp cho DIT.

6. Digital Imaging Technician (DIT)

*

Các Digital Imaging Technician (DIT) là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hình ảnh, thực hiện color corection ngay trên hiện trường và quản lý workflow của phim. DIT kiểm soát tất cả dữ liệu và phân phối file. Họ nhận thẻ nhớ từ camera và ngay lập tức lưu trữ và sao lưu các footage. Họ gửi những file đã giải nén cho người dựng phim và chuyển file nén hàng ngày cho đạo diễn. Các DIT có kiến thức sâu về mặt kỹ thuất của tất cả những thứ liên quan đến kỹ thuật số như camera, codec, laptop, monitor và những thứ liên quan khác. Vai trò của DIT đang ngày càng trở nên quan trọng.

7. Người điều khiển Steadicam

*

Người điểu khiển Steadicam là người điều khiển máy quay đặc biệt, thường dùng Steadicam rig. Steadicam là một thương hiệu của một sản phẩm chống rung. Thuật ngữ này không nên được dùng để mô tả những thiết bị chống rung khác như MoVI hay Ronin. Người điểu khiển Steadicam mặc một hệ thống lên người, hệ thống này cho phép họ giữ máy quay cân bằng ngay cả khi di chuyển.

Xem thêm: Gia Công Là Gì – Tổng Quan Về Gia Công

8. Camera Production Assistant (Camera PA, Camera Intern, Camera Trainee)

*

Camera Production Asistant giúp tổ quay phim trong mọi nhiệm vụ cần thiết. Họ có mặt ở hiện trường để học hỏi bằng cách hỗ trợ tất cả các vị trí được liệt kê ở trên.

Chuyên mục: Hỏi Đáp