Có thể nói cảm biến là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và truyền thông. Mặc dù chúng ta đã quá quen thuộc với những cảm biến nhưng chúng cũng có những đặc điểm cần tìm hiểu và nắm rõ để áp dụng tối ưu cho các bài toán. Hôm nay thienmaonline.vn sẽ cùng các bạn đưa ra một số cái nhìn tổng quan về cảm biến hay các bộ cảm biến nhé!
Cảm biếnlàthiết bị điện tửcảm nhận nhữngtrạng thái, quá trìnhvật lýhayhóa họcở môi trường cần khảo sát và biến đổi thànhtín hiệuđiệnđể thu thậpthông tinvề trạng thái hay quá trình đó. Thông tin được xử lý để rút ratham sốđịnh tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn làđo đạc, phục vụ trong truyền và xử lýthông tinhay trong điều khiển các quá trình khác.
Bạn đang xem: Cảm biến là gì
Các đại lượng cần đo thường không có tính chất điện như nhiệt độ, áp suất,… tác động lên cảm biến cho ta một đại lượng đặc trưng mang tính chất điện như điện tích, điện áp, dòng điện,… chứa đựng thông tin cho phép xác định giá trị của đại lượng đo.
Cảm biến thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thànhđầu thuhayđầu dò, có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ và nhiều khi trọn bộ đó lại được gọi luôn là “cảm biến”
Cấu tạo chung
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại cảm biến phục vụ các mục đích khác nhau nhưng chung quy lại chúng đều được làm từ các sensor phần tử điện thay đổi tính chất theo sự biến đổi của môi trường (đầu dò).
Cấu tạo gồm các phần tử mạch điện tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh được đóng gói nhỏ gọn. Các tín hiệu phát ra được quy chuẩn theo mức điện áp và dòng điện thông dụng nhất phù hợp với các bộ điều khiển.
Xem thêm: Nhu Nhược Là Gì – Nhận Biết Người đàn ông Nhu Nhược
Phân loại
Trên thực tế có vô vàn những loại cảm biến khác nhau và chúng ta có thể chia các cảm biến thành hai nhóm chính:
Cảm biến hóa học: thường thấy như độ ẩm, độ PH, ion, khói,….
Ngoài ra ta cũng có một số hình thức phân chia khác.
Xem thêm: Media Là Gì – Các Kênh Media Phổ Biến Hiện Nay
Cảm biến chủ động và bị động
Cảm biến chủ động: không sử dụngđiện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện. Điển hình là cảm biếnáp điện làm bằng vật liệu gốm, chuyển áp suất thành điện tích trên bề mặt
Cảm biến bị độngcó sử dụngđiện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện. Điển hình là cácphotodiodekhi có ánh sáng chiếu vào thì có thay đổi của điện trở tiếp giáp bán dẫn p-n được phân cực ngược.
Phân loại theo nguyên lí hoạt động
Theo nguyên lí hoạt động ta có thể kể đến những loại cảm biến nổi bật như:
Cảm biến điện trở: hoạt động dựa theo di chuyển con chạy hoặc góc quay của biến trở, hoặc sự thay đổiđiện trởdo co giãn vật dẫn.Cảm biến cảm ứng: cảm biến biến áp vi phân, cảm biến cảm ứng điện từ, cảm biến dòng xoáy, cảm biến cảm ứng điện động, cảm biến điện dung,….Cảm biến điện trường: cảm biến từ giảo, cảm biến áp điện,…Và một số cảm biến nổi bật khác như: cảm biến quang, cảm biến huỳnh quang nhấp nháy, cảm biến điện hóa đầu dò ion và độ pH, cảm biến nhiệt độ,…
Vai trò của cảm biến trong công nghiệp
Với các bài toán điều khiển hệ thống tự động hóa nói chung và điều khiển quá trình nói riêng thì cảm biến có vai trò vô cùng quan trọng.
Cảm biến giúp “cảm nhận” các tín hiệu điều khiển vào raCảm biến giúp đo đạc các giá trịCảm biến giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lí cần đo
Trên đây là một số tổng quan liên quan đến cảm biến. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ thienmaonline.vn nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp