Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì ? nếu không kể đến những loại hình doanh nghiệp lớn như cty TNHH, CP.. thì Hộ Kinh Doanh Cá Thể phổ biến nhất vì tính nhỏ gọn, đơn giản của nó

Thế Nào Là Hộ Kinh Doanh Cá Thể?

Hộ Kinh Doanh Cá Thểthực ra cũng ra cũng giống như là một loại hình Doanh Nghiệp được thu nhỏ, vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Gọi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ vì pham vi kinh doanh của nó nhỏ hẹp trong huyện, quận.

Bạn đang xem: Cá thể là gì

*

Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Các đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể không được quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh cá thể có trên 10 thành viên thì chủ hộ phải đăng ký để thành lập doanh nghiệp.Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình;hộ kinh doanh cá thể không được quyền phát hành chứng khoán. Có thể xem đây là loại hình kinh tế đơn giản.Được gọi hộ kinh doanh cá thể nhưng lại do một Cá Nhân Kinh Doanhhoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể cũng là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.

Như vậy, một số đông những chủ đầu tư không thuộc hộ gia đình mà muốn cùng nhaugóp vốn kinh doanhthì chỉ còn cách cùng nhauthành lập doanh nghiệp mớichứ không thể góp vốn vàohộ kinh doanh cá thểđó.

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân làm chủ

Đối với trường hợphộ kinh doanh cá thể do một cá nhânduy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể như là: quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh.

Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, kể cả mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ (Kinh Doanh Hộ Gia Đình)

Đối với trường hợphộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đìnhlàm chủ sở hữu thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ.

Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên.

Xem thêm: Mend Là Gì – Mend Trong Tiếng Tiếng Việt

Vốn Điều Lệ Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Vốn Điều Lệ Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể hiện nay pháp luật chưa quy định tối đa hay tối thiểu là bao nhiêu. Cho nên, việc đăng ký vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân và quy mô của người đăng ký mong muốn.

Việc chọn vốn điều lệ của minh là bao nhiêu cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm của chủ hộ kinh doanh cá thể. Có thể giai đoạn ban đầu thì đăng ký số vốn ít và khi việc kinh doanh đã vào guồng phát triển, hoạt động phần nào ổn định thì có thể đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.

Trình tự,thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1:Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2:Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Verbal Là Gì – Nghĩa Của Từ Verbal

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định)

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Danh mục ngành nghề cần lưu ý khi đăng ký

Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề:

Kinh doanh dịch vụ pháp lý;Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;Thiết kế phương tiện vận tải;Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;Kinh doanh dịch vụ kế toán;

Danh mục ngành nghề cần kiểm tra thực tế trước khi cấp GCN ĐKKD:

Dịch vụ Internet;Dịch vụ Karaoke;Kinh doanh khí đốt hoá lỏng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp