Sáng thứ 7 trời Sài Gòn se lạnh nhưng các bạn học viên AIM ACADEMY dám từ bỏ cơn ngủ nướng trong chăn ấm để tham dự buổi định hướng nghề nghiệp với một công ty rất thú vị, trong một lĩnh vực rất mới và sôi động. Đó là social listening với sự tiên phong của Buzzmetrics. Hãy cùng tìm hiểu về Buzzmetrics và cơ hội nghề nghiệp trong mảng đón đầu tương lai này nhé.

Bạn đang xem: Buzzmetrics là gì

*

Vì là mảng rất mới nên chị Trương Hà Sỹ Đan – Research Manager của Buzzmetrics đã bắt đầu bằng việc giới thiệu về social listening.

Social listening – Lắng nghe để thấu hiểu thị trường

*

Phương pháp nghiên cứu thị trường đột phá

Khi mà ngân sách quảng cáo trên digital đang ngày càng gia tăng với mức độ chóng mặt, làm thế nào để các doanh nghiệp nắm được tính hiệu quả của ‘khoản chi’ này? Người dùng đang nhìn nhận về thương hiệu thế nào sau rất nhiều nỗ lực truyền thông online? Việc quảng cáo mạnh trên các mạng xã hội liệu có tạo được mức độ ảnh hưởng như thương hiệu mong muốn? Nếu có, đâu là cách để đo lường tốt nhất?

Câu trả lời chính là social listening – một giải pháp nghiên cứu thị trường mới với khả năng biến toàn bộ các nền tảng mạng xã hội thành một Focus Group với hàng triệu đáp viên – người tiêu dùng. Nếu như trước kia, các công ty nghiên cứu thị trường phải xây dựng đội ngũ phỏng vấn và tiếp cận đáp viên thì giờ đây mọi thứ đã có thể diễn ra tự động nhờ công nghệ. Giá trị của social listening nằm ở việc đào sâu vào nội dung thảo luận của người tiêu dùng để tìm ra được consumer insight.

Theo Buzzmetrics: “social listening là quá trình lắng nghe những trao đổi trên mạng xã hội về một vấn đề hoặc về thương hiệu, từ đó khai thác thông tin thu thập để tìm kiếm cơ hội mới hoặc tạo nội dung phù hợp với người tiêu dùng”

*

Cơ chế lắng nghe và thu thập thông tin

Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng tầm phủ sóng của Buzzmetrics rất rộng để có thể lắng nghe được người tiêu dùng. Những robot tự động của hệ thống có thể quét qua 1,6 triệu trang và 30 triệu người dùng trên Facebook, 300,000 kênh trên Youtube, 3,000 trang tin, diễn đàn, trang thương mại điện tử, và hơn 10,000 blogs. Để giải nghĩa được những gì người tiêu dùng trao đổi, Buzzmetrics đã phát triển hơn 40 bộ từ điển cho hơn 49 ngành hàng khác nhau.

Buzzmetrics – Tiên phong trong lĩnh vực social listening

Tuy tuổi đời còn rất trẻ, Buzzmetrics với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp đi đầu trong mảng phân tích dữ liệu người dùng trong khu vực, hiện nay Buzzmetrics đang cung cấp dịch vụ cho những tên tuổi lớn như Coca-Cola, Unilever, Pepsi, Vinasoy, ACB, Masan, Marico, Romano, Monte, Toshiba, Visa, VNG…. Với đội ngũ hơn 124 chuyên gia trẻ, có thể nói Buzzmetrics đang thống lĩnh thị trường này.

Bộ máy tổ chức của Buzzmetrics bao gồm những phòng ban chính như:

Phòng Research với những tổ chuyên môn phụ trách 7 ngành hàng tiêu biểu như FMCG, Beverage, Finance, Milk, Trendspotter, Electronics;Phòng Quality Control kiểm tra chất lượng sản phẩm;Phòng Business Development tìm kiếm khách hàng mới;Phòng Marketing quảng bá hình ảnh của Buzzmetrics trong giới chuyên môn;Phòng Data Maximization chuyên phân tích và đưa ra những thông báo kịp thời đến khách hàng về nguy cơ khủng hoảng.Cơ hội phát triển sự nghiệp tại Buzzmetrics

Hiện nay Buzzmetrics đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho vị trí Research Executive. Con đường phát triển sự nghiệp của Research Executive được vạch ra rõ ràng với nấc thang tiếp theo là Research Leader hay Supervisor. Nếu bạn Research Executive muốn phát triển sâu và chuyên biệt thì bạn có thể chọn rẽ sang hướng Research Specialist – am tường và thông tỏ về ngành hàng; hoặc bạn Research Executive có thể phát triển lên thành Brand Consultant tư vấn trực tiếp đến khách hàng những giải pháp truyền thông và marketing.

Có bao giờ bạn tự hỏi làm sao một công ty trẻ về tuổi đời lại có thể phát triển nhanh về quy mô nhân sự như vậy? Đó chính là nhờ ‘flat culture’ – văn hoá phẳng – không có sự ngăn cách giữa các phòng ban, cấp bậc, mọi ý kiến đều được chia sẻ và xem trọng. Agency không phải là nhà máy nơi mỗi phòng ban chỉ dừng lại ở chuyên môn của mình. ‘Flat culture’ giúp mọi người mở rộng kiến thức đồng thời công ty cũng sẽ rất ‘có lợi’ khi có thêm nhiều ý kiến giá trị được đề xuất. Một điều rất đáng nể tại tổ chức trẻ này là tính chính trực – integrity được đặt lên hàng đầu vì bản chất công việc tại Buzzmetrics là làm việc với các con số.

Xem thêm: Lễ đính Hôn Là Gì

*

Không khí thân thiện làm hết mình chơi hết sức tại Buzzmetrics

Để gia nhập team làm hết sức, chơi hết mình ở vị trí Research Executive, bạn sẽ cần vượt qua bài test về kỹ năng phân tích và hiểu số (tất nhiên rồi!). Tuy nhiên, cũng đừng để hai chữ ‘bài test’ làm bạn lo lắng. Cũng chẳng mấy yêu thích chuyện ‘số má’, chị Phạm Võ Chí Phương- Research Specialist người từng coi event là ‘định mệnh’ của mình không ngần ngại kể lại hành trình làm hiểu số để yêu số của mình. Sau khi dừng lại với event, chị đã quyết định chọn research hiện đại và chấp nhận đi lại từ đầu với 3 tháng intern. Từ một người không thích (nhưng cũng chẳng sợ) số, giờ đây, chị đã xây dựng được trực giác rất tốt về con số cũng như khả năng tư duy logic. Mỗi ngày đến công ty đều là một sự hào hứng khi được khám phá điều mới, thú vị đến nỗi thoáng một cái mà Phương đã làm được 3 năm rồi.

Ngay sau đó, chị Nguyễn Thị Hoàng Yến – Research Supervisor phụ trách mảng Beverage cũng chia sẻ câu chuyện ‘hồi hương’ của mình khi bạn đã từng làm việc tại Buzzmetrics và rời đi để khám phá thế giới xung quanh. Sau gần 1 năm chu du, bạn quyết định quay lại vì tại đây có những giá trị mà bạn đang tìm kiếm.

Một bạn sinh viên chia sẻ, trong trường đại học em đã học về research nhưng ở mức cơ bản, vậy ở Buzzmetrics em có được đào tạo lại không? Câu trả lời được giải pháp rằng đào tạo luôn là điều bắt buộc vì social listening còn rất mới. Ở vị trí intern việc đào tạo diễn ra trong 2 tháng thực tập, ở vị trí Executive thì đào tạo trong 2 tháng thử việc, và sau đó quá trình đào tạo tiếp tục diễn ra liên tục trong công việc (on-job training). Các bạn sinh viên thực tập tại đây được kèm cặp chặt chẽ và chu đáo.

Những lo lắng muôn thuở khi các bạn trẻ tìm việc

Làm thế nào để các bạn trẻ có thể đương đầu với áp lực công việc khi các bạn còn ‘non’ về kinh nghiệm? Trước mối lo lắng này, chị Đan cũng khẳng định rằng áp lực là điều có thể gặp. Đặc biệt là khi công ty luôn cố gắng đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nên việc bỏ thời gian công sức nhiều hơn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Công việc quá tải thường do cách xắp xếp tổ chức công việc chưa khoa học. Nếu bạn đã thay đổi cách xắp xếp công việc mà vẫn cảm thấy ‘đuối’, chỉ cần lên tiếng, team sẽ không để bạn ‘chết đuối’ trong công việc đâu. Trừ những lúc khủng hoảng xảy ra đòi hỏi bạn phải hành động ‘ngay và luôn’ thì làm việc thâu đêm suốt sáng là điều công ty không hề khuyến khích.

Bổ sung vào câu trả lời của chị Đan, chị Yến nhấn mạnh thêm rằng công việc ở đây khiến bạn luôn say mê vì bạn được học rất nhiều. Đặc biệt là học từ client vì họ rất giỏi. Bạn xem vấn đề của client là vấn đề của chính mình, do đó làm việc thứ 7 hay chủ nhật không làm bạn e ngại. Với Đan đó là việc được góp tay xây dựng cơ đồ cho công ty của mình như tuyển dụng, phát triển career path, xây dựng văn hoá, song song với công việc chuyên môn về cung cấp giải pháp social listening cho khách hàng. Đôi lúc thách thức quá lớn khiến chị nghĩ mình không thể vượt qua nhưng mỗi thành quả đạt được khiến chị cảm nhận được sự tiến bộ của mình.

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Hình Thức Quảng Cáo Roadshow Là Gì

Buzzmetrics không có đội ngũ account che chắn thì ‘đương đầu’ với khách hàng thế nào? Chị Yến giải thích làm việc trực tiếp với khách hàng là điều may mắn vì thấu hiểu được nhu cầu của họ nên mỗi báo cáo làm ra rất sát sườn. Nếu bị khách hàng than phiền thì đó là động lực để cải tiến chất lượng dịch vụ. Tóm lại việc tương tác với khách hàng giúp mình phát triển được rất nhiều kỹ năng.

Nếu các bạn trẻ yêu thích môi trường trẻ, được khám phá tiềm năng của bản thân thì hãy tìm hiểu về công việc tại đây và gửi CV về hr

Chuyên mục: Hỏi Đáp