Tomorrow Marketers – Business model (mô hình kinh doanh) là kế hoạch kiếm lợi nhuận (profit) của một công ty. Nó xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán, thị trường mục tiêu và các chi phí ước tính của doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Business model là gì

Một doanh nghiệp mới đang phát triển cần có một mô hình kinh doanh để thu hút đầu tư, chiêu mộ nhân tài cũng như thúc đẩy việc quản lý và thúc đẩy nhân viên. Các doanh nghiệp được thành lập phải xem xét lại và cập nhật kế hoạch kinh doanh thường xuyên, nếu không sẽ không thể lường trước được các xu hướng và thách thức ở phía trước. Các nhà đầu tư cũng cần xem xét và đánh giá kế hoạch kinh doanh của các công ty mà họ quan tâm.

Mô hình kinh doanh hoạt động như thế nào?

Mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch cấp cao để vận hành một doanh nghiệp đạt lợi nhuận trong một thị trường cụ thể. Thành phần chính của một mô hình kinh doanh là tuyên bố giá trị (value proposition). Đây là lời giới thiệu về hàng hóa hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp, đồng thời giải thích lý do tại sao khách hàng (customers) và công ty đối tác (clients) lại cần họ – bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt trong sản phẩm/ dịch vụ của họ so với sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ.

Mô hình kinh doanh cho một doanh nghiệp mới thành lập còn bao gồm chi phí khởi nghiệp và nguồn tài chính dự kiến, cơ sở khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp, chiến lược marketing, đánh giá về năng lực cạnh tranh, dự báo về doanh thu (revenue) và chi phí (expenses).

Có một sai lầm phổ biến khi tạo ra một mô hình kinh doanh, đó là đánh giá thấp tầm quan trọng của nguồn vốn thành lập doanh nghiệp trước khi nó mang lại lợi nhuận. Nếu chỉ tính toán chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là chưa đủ. Một công ty phải duy trì hoạt động kinh doanh cho đến khi doanh thu vượt mức chi phí.

Một mô hình kinh doanh cũng có thể xác định cơ hội hợp tác của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Ví dụ, một công ty quảng cáo sẽ hưởng lợi nếu được giới thiệu đến một công ty in ấn, hoặc được công ty đó kết nối đến những công ty khác.

Các loại mô hình kinh doanh

Có nhiều loại mô hình kinh doanh cũng như loại hình doanh nghiệp khác nhau. Bán hàng trực tiếp (direct sales), nhượng quyền thương mại (franchising), kinh doanh dựa trên quảng cáo (advertising-based) và các cửa hàng truyền thống (brick-and-mortar stores) đều là những ví dụ về mô hình kinh doanh truyền thống (traditional business models). Ngoài ra cũng có những mô hình kinh doanh hỗn hợp (hybrid model) như: các doanh nghiệp kết hợp bán lẻ trên Internet và qua các cửa hàng truyền thống, hoặc các tổ chức thể thao như Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (National Basketball Association – NBA) ở Mỹ.

Trong số những nhóm mô hình này, mỗi mô hình tương ứng với một kế hoạch kinh doanh duy nhất. Ví dụ, trong ngành công nghiệp sản xuất dao cạo râu, hãng Gillette áp dụng một mô hình kinh doanh gọi là mô hình “tay cầm – lưỡi dao” với mục tiêu đạt lợi nhuận cao hơn, dựa trên việc bán ra sản phẩm tay cầm gắn vào lưỡi dao cạo Mach3 với mức giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Kế hoạch kinh doanh này giúp Gillette tiếp cận lượng khách hàng ổn định sử dụng các lưỡi dao cao cấp hơn, để từ đó để tăng lợi nhuận nhờ tăng doanh số bán lưỡi dao. Mô hình “mô hình tay cầm – lưỡi dao” có thể được áp dụng cho các công ty thuộc bất kỳ loại hình doanh nghiệp: bán ra một sản phẩm với giá rẻ, sau đó cung cấp một sản phẩm đi kèm khác với giá cao hơn đáng kể.

Quan trọng: Khi đánh giá việc đầu tư vào một công ty, hãy tìm hiểu chính xác cách thức kiếm tiền – hay chính là mô hình kinh doanh của công ty đó.

Xem thêm: Bullying Là Gì – Nghĩa Của Từ Bullies Trong Tiếng Việt

Ưu điểm của mô hình kinh doanh

Các doanh nghiệp thành công đã áp dụng những mô hình kinh doanh cho phép họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức giá cạnh tranh và chi phí bền vững. Theo thời gian, nhiều doanh nghiệp sửa đổi mô hình kinh doanh của họ để phản ánh sự thay đổi về môi trường kinh doanh và nhu cầu thị trường. 

Đánh giá mô hình kinh doanh là một cách giúp các nhà phân tích và các nhà đầu hiểu rõ hơn về hoạt động của một công ty. Thông thường, họ so sánh lợi nhuận gộp (gross profit) của một công ty với đối thủ cạnh tranh chính hoặc so với toàn ngành để làm sáng tỏ hiệu suất hoạt động và hiệu quả của mô hình kinh doanh của công ty đó. 

Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến lợi nhuận gộp cũng có thể gây hiểu nhầm. Các nhà phân tích cũng quan tâm đến cả dòng tiền (cash flow) hoặc net income của một công ty. 

Hai đòn bẩy chính cho mô hình kinh doanh của một công ty là giá cả và chi phí. Một công ty có thể tăng giá bán và giảm chi phí hàng tồn kho – cả 2 việc này đều giúp tăng lợi nhuận gộp. Nếu chi phí nằm ngoài tầm kiểm soát, rất có thể ban lãnh đạo công ty mắc sai lầm. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều nhà phân tích tin rằng, các công ty hoàn toàn có khả năng điều hành hoạt động của mình nếu áp dụng một mô hình kinh doanh phù hợp. 

Đối với việc đánh giá một kế hoạch kinh doanh, nhiều nhà phân tích vẫn coi lợi nhuận gộp là chỉ số quan trọng hơn. Một chỉ số lợi nhuận gộp tốt thường đến từ một kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Nếu chi phí nằm ngoài tầm kiểm soát, rất có thể ban lãnh đạo công ty mắc sai lầm nhưng vẫn tìm cách khắc phục được. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều nhà phân tích tin rằng, các công ty hoàn toàn có khả năng điều hành hoạt động của mình nếu áp dụng một mô hình kinh doanh phù hợp.

Ví dụ về các bản kế hoạch kinh doanh

Hãy so sánh 2 bản kế hoạch kinh doanh của 2 công ty A và B cùng cho thuê và bán các bộ phim. Trước khi có Internet, cả hai công ty đã kiếm được 5 triệu USD doanh thu sau khi bỏ ra 4 triệu USD lưu hàng tồn kho (là các bộ phim).

Điều đó có nghĩa là mỗi công ty tạo ra mức lợi nhuận gộp (gross profit) được tính như sau: 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí lưu kho = 5 – 4 = 1 (triệu USD).

Hai công ty cũng có cùng tỷ suất lợi nhuận gộp (gross profit margin) được tính như sau: 

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp ÷ Doanh thu = 1 ÷ 5 = 20%.

Sau khi Internet ra đời, công ty B quyết định cung cấp dịch vụ phát phim trực tuyến (streaming movies) thay vì cho thuê hoặc bán các bản sao của phim. Sự thay đổi này phá vỡ mô hình kinh doanh cũ theo hướng tích cực do chi phí bản quyền (licensing fees) không đổi, còn chi phí lưu kho (holding cost) lại giảm đáng kể. Trên thực tế, sự thay đổi này giúp giảm đi 2 triệu USD chi phí lưu trữ và phân phối. Lợi nhuận gộp mới của công ty B lúc này là: 5 triệu USD – 2 triệu USD = 3 triệu USD, và tỷ lợi nhuận gộp mới là: 3 triệu USD ÷ 5 triệu USD = 60%.

Trong khi đó, công ty A bị tụt lại với mức tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn, và doanh số của công ty cũng sớm trượt dốc. Công ty này thất bại do không chịu đổi mới kế hoạch kinh doanh của mình, còn công ty B tuy không kiếm được thêm doanh thu nhưng đã cách mạng hóa mô hình kinh doanh của mình, giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí.

Quan điểm của một nhà đầu tư

Đánh giá mô hình kinh doanh có ý nghĩa gì đối với một nhà đầu tư? Khi xem xét một công ty là lựa chọn tốt để đầu tư, nhà đầu tư nên tìm hiểu chính xác cách thức công ty đó kiếm tiền. Đó chính là mô hình kinh doanh của công ty. Dù đánh giá mô hình kinh doanh không cho nhà đầu tư biết mọi thứ về triển vọng của một công ty, nhưng qua đó họ sẽ có cảm quan chính xác hơn về dữ liệu tài chính của công ty đó.

Xem thêm: credit to là gì

Những điều cần nhớ

Mô hình kinh doanh là chiến lược cốt lõi của công ty để đảm bảo việc kinh doanh có lãi.Hai đòn bẩy của một mô hình kinh doanh là giá cả và chi phí.Khi đánh giá một mô hình kinh doanh với tư cách là một nhà đầu tư, hãy tự hỏi xem ý tưởng kinh doanh đó có hợp lý hay không, và liệu các khoản đầu tư vào công ty có xứng đáng hay không.

Tạm kết

Tìm ra một mô hình kinh doanh phù hợp, hiệu quả luôn là một bài toán khó đối với mỗi chủ doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập công ty. Mô hình kinh doanh chính là những hướng đi mà các chủ doanh nghiệp cần vạch ra để hướng công ty theo một loại hình kinh doanh nhất định, góp phần giúp mọi thành viên trong công ty hình thành một suy nghĩ, mục đích và hành động chung, từ đó duy trì và phát triển công ty ngày một lớn mạnh hơn. Hãy tham gia khoá học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp, đồng thời trau dồi thêm kiến thức và tư duy Marketing bài bản cùng các Brand Managers nhé! 

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp