Khi có nhu cầu ứng tuyển vị trí Business Development Manager (Quản lý phát triển kinh doanh), nhiều ứng viên cần tìm hiểu và tham khảo các thông tin để biết cụ thể mình cần làm gì khi đảm nhận công việc này hay bản thân có kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng không. Nếu bạn tự tin vì mình có khả năng thì hãy mạnh dạn ứng tuyển quản lý phát triển kinh doanh để có được vị trí tốt.

Bạn đang xem: Business development manager là gì

Lĩnh vực kinh doanh có đa dạng các vị trí việc làm với yêu cầu trình độ và kỹ năng khác nhau. Trong đó, Business Development Manager là một trong những việc làm nhiều bạn trẻ quan tâm. Muốn ứng tuyển thành công vị trí này thì việc tìm hiểu mô tả công việc cũng như yêu cầu kỹ năng, bằng cấp là điều quan trọng để ứng viên chuẩn bị hành trang cho mình một cách tốt nhất, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển.

MỤC LỤC: 1. Business Development Manager là gì? 2. Công việc của Business Development Manager 3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Business Development Manager

*

Xem thêm: Art Nouveau Là Gì – Điểm Đặc Trưng Mà Dân Thiết Kế Cần Nhớ

1. Business Development Manager là gì?

Business Development Manager là tên tiếng Anh của vị trí Quản lý phát triển kinh doanh. Họ là người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của công ty, xác định triển vọng bán hàng và khách hàng tiềm năng, quảng cáo và bán hàng hóa/dịch vụ, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Mỗi vị trí quản lý sẽ đảm nhận các vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Quản lý phát triển kinh doanh giúp các doanh nghiệp phát triển bằng cách tìm kiếm cơ hội mới, nghiên cứu khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và sắp xếp các cuộc hẹn cho giám đốc bán hàng. Quản lý phát triển kinh doanh thường được coi là điểm liên lạc đầu tiên của một khách hàng tiềm năng khi muốn tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Họ cũng hỗ trợ xây dựng các hồ sơ thầu và thúc đẩy bán hàng trong các thị trường mới.

2. Công việc của Business Development Manager

Một số công việc chính của người quản lý phát triển kinh doanh bao gồm: Xác định các cơ hội kinh doanh mới bao gồm thị trường mới, khu vực tăng trưởng, xu hướng, khách hàng, sản phẩm và dịch vụ. Tìm kiếm liên hệ thích hợp cho doanh nghiệp. Tạo và mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng. Gặp gỡ khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại. Hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đáp ứng nhu cầu đó, tiến tới hoàn thành mục tiêu kinh doanh của công ty. Có suy nghĩ chiến lược, phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, dự đoán hướng phát triển trong tương lai, từ đó đưa ra các mục tiêu và thúc đẩy thực hiện mục tiêu đó. Lập kế hoạch chiến lược để thực hiện các hoạt động kinh doanh mới khi cần thay đổi. Xử lý các hợp đồng với khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô công ty, nhiệm vụ này có thể được hoàn thành bởi nhân viên cấp dưới hoặc chính quản lý phát triển kinh doanh. Hiểu biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, có thể tư vấn cho khách hàng khi cần thiết. Quản lý nhân viên, giám sát họ và thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ khi cần thiết. Thảo luận về chiến lược và hoạt động quảng cáo với bộ phận tiếp thị. Liên lạc với đội ngũ tài chính, kho bãi và hậu cần khi cần thiết. Tìm cách cải thiện cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Tham dự hội thảo, hội nghị và sự kiện. Theo kịp các xu hướng và thay đổi trong giới kinh doanh. Lên kế hoạch cho các chiến dịch bán hàng. Đàm phán giá cả với khách hàng và nhà cung cấp. Thực hiện dự báo và phân tích hiệu suất bán hàng, trình bày kết quả cho quản lý cấp cao.

*

Xem thêm: commute là gì

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Business Development Manager

Để trở thành quản lý phát triển kinh doanh, ứng viên cần có tối thiểu bằng cử nhân kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing hoặc liên quan. Nhà tuyển dụng cũng có thể ưu tiên ứng viên có trình độ cao hơn, chẳng hạn như sau đại học. Bên cạnh đó, quản lý phát triển kinh doanh phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong hoạt động quản lý bán hàng hoặc tiếp thị. Một số yêu cầu kỹ năng đối với quản lý phát triển kinh doanh: Kỹ năng tổ chức tốt, biết lựa chọn và dành sự quan tâm vào những vấn đề trọng yếu, biết cách thiết lập và chỉ đạo thực hiện mục tiêu kinh doanh. Thành thạo Microsoft Word, Excel, PowerPoint và các phần mềm phân tích thống kê. Kỹ năng kỹ thuật cần thiết để hiểu và đề xuất cải tiến sản phẩm hoặc đưa ra giải pháp khi cần thiết dựa trên yêu cầu của khách hàng. Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và súc tích – bao gồm cả thông tin kỹ thuật và phi kỹ thuật – cho nhân viên cũng như khách hàng. Kỹ năng lãnh đạo để quản lý, phân công, đánh giá hiệu suất của nhân viên, chuyên viên kinh doanh.

4. Các công việc liên quan đến Quản lý phát triển kinh doanh

Account Executive (Nhân viên phòng khách hàng): Nhân viên phòng khách hàng làm việc trong nhiều lĩnh vực, giúp công ty phát triển bằng cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chốt doanh số, hỗ trợ khách hàng hiện tại và xây dựng chiến lược bán hàng. Sales Representative (Đại diện bán hàng): Đại diện bán hàng trình bày và bán sản phẩm/dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. Họ liên hệ với người mua tiềm năng, trình bày sản phẩm và dịch vụ, trả lời câu hỏi, thảo luận về giá cả. Cơ hội việc làm của Quản lý phát triển kinh doanh luôn rộng mở cho các bạn trẻ có niềm đam mê và mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung. Đây là việc làm mang đến thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân cao nên bạn đừng bỏ lỡ việc trau dồi kỹ năng, kiến thức của mình để tham gia ứng tuyển nhé. Bên cạnh Business Development Manager thì có nhiều vị trí khác cho bạn lựa chọn như Sales Manager, Operation Manager, General Manager,… Muốn biết cụ thể về Operation Manager là làm gì thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết mà thienmaonline.vn đã cập nhật. Cùng với đó, việc nắm được chi tiết yêu cầu công việc từng vị trí sẽ giúp ứng viên so sánh, đánh giá và cân nhắc việc làm theo ngành nghề phù hợp nhất. Công việc quản lý điều hành hay quản lý kinh doanh đều là những vị trí quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn có khả năng đảm nhận thì sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích lớn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp