Tomorrow Marketers – Khi tìm hiểu về business case, đa số những người mới bắt đầu sẽ cảm thấy hoang mang trước vô vàn dạng bài với nhiều cách giải và đáp án khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc phân loại các bài toán business case thành 8 dạng phổ biến nhất. Bằng cách hệ thống lại từng dạng bài, ta dễ dàng hiểu được bản chất của đề bài, từ đó thành thạo sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau để đi đến câu trả lời cuối cùng.

Lưu ý rằng đôi khi đề bài sẽ kết hợp nhiều dạng câu hỏi trong cùng một case study. Khi đó, ta sẽ phải sử dụng nhiều dạng bài để giải quyết cùng một vấn đề kinh doanh.

Bạn đang xem: Business case là gì

*

Dạng 1: Tối ưu hoá lợi nhuận (Profitability Optimization)

Trong mọi trường hợp, các công ty luôn tìm cách tối ưu hóa mô hình doanh thu và cấu trúc chi phí nhằm sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất có thể.

Hai yếu tố cốt lõi của dạng bài Tối ưu hóa lợi nhuận bao gồm: Đánh giá chi phí (Cost Assessment) và Đánh giá doanh thu (Revenue Assessment). Đôi khi, ta chỉ cần sử dụng một trong hai yếu tố này để giải bài toán. Lưu ý rằng, dạng bài Tối ưu hóa lợi nhuận thường sẽ xuất hiện như một phần nhỏ trong các business case. Ví dụ trong trường hợp phát sinh áp lực từ đối thủ hoặc sự xuất hiện của một sản phẩm thay thế, bạn cần đánh giá và tối ưu hóa cấu trúc chi phí của công ty để xác định mức độ cạnh tranh. Hoặc nếu case study xoay quanh việc tối ưu hóa cấu trúc chi phí của Công ty, ta cần thực hiện một số phân tích định tính về đối thủ cạnh tranh hoặc nhà cung cấp.

Cách để nhận biết nếu như tối ưu hoá lợi nhuận là vấn đề chính trong business case chính là: đề bài sẽ nhấn mạnh rằng lợi nhuận đã giảm (hoặc dự kiến ​​sẽ giảm) và case study đó sẽ xoay quanh việc xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề đó và tìm giải pháp tối ưu nhất.

Xem thêm: Vinahouse Là Gì – Quẩy Vinahey Như Thế Nào Mới Chất

Ví dụ: Công ty A xác định rằng tỷ suất lợi nhuận của họ đã giảm (hoặc dự kiến ​​sẽ giảm) và yêu cầu bạn phân tích nguyên nhân của sự suy giảm này, đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.

Cách làm:

Phân tích doanh thu/ lượng đơn hàng (sales)– Thu thập thông tin về số lượng bán hàng (sales volumes) và giá cả trong hiện tại lẫn quá khứ. Sử dụng thông tin này để xác định tốc độ tăng trưởng.– Xác định các dòng doanh thu chiếm tỷ lệ lớn trên tổng phần trăm mức tăng trưởng.– Phân tích các lĩnh vực sản phẩm chính và xác định bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào về số lượng và giá cả.– Tìm hiểu về các mô hình doanh thu của đối thủ cạnh tranh để xem liệu công ty có đang bỏ lỡ một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng nào đó.– Đánh giá các giải pháp nhằm cải thiện doanh thu như thay đổi giá (phân tích sâu các yếu tố như độ co giãn theo giá, cách tối ưu hóa giá,..)

Dạng 2: Tối ưu hóa giá cả (Pricing Optimization)

Trong dạng bài này, các công ty cần xác định cách đặt giá cả để tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ như: Khách hàng sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu nếu Facebook chuyển sang mô hình trả tiền để được sử dụng; Một chuỗi khách sạn muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách xác định giá tối ưu nhất đáp ứng được các mốc thời gian lưu trú và các loại phòng khác nhau.

Cách làm:

Giá của đối thủ cạnh tranh/ sản phẩm thay thế là yếu tố quan trọng ở đây, đặc biệt trong trường hợp không có sự khác biệt lớn giữa các mặt hàng với nhau.– Xác định giá sản phẩm/ đối thủ cạnh tranh. Liệu sản phẩm của ta có đủ đặc biệt để nâng mức giá lên cao hơn?– Mức độ trung thành của khách hàng.– Xác định Độ co giãn theo giá (Price Elasticity)– Đánh giá tác động của sự thay đổi giá cả đến số lượng hàng hoá nếu có thể– Giá trị tuyệt đối của Độ co giãn cầu (Demand Elasticity) càng cao, việc giảm mức giá sẽ càng có lợi. Tương tự, chỉ số ấy càng thấp, ta sẽ càng có lợi hơn khi tăng giá.Phân tích giá theo chi phí:– Chi phí đầy đủ để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ là gì? Hãy so sánh con số này với giá cả– So sánh chi phí đầy đủ với đối thủ cạnh tranh– Lưu ý: Trong các trường hợp mà chi phí của khách hàng cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh, ta nên ngừng sản phẩm hoặc dịch vụ này trừ khi có thể chứng minh rằng: chắc chắn có cách giúp giảm chi phí sản xuất, hoặc giá của đối thủ cạnh tranh là tạm thời và không bền vững.Phân tích giá theo định hướng khách hàng– Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm này?– Phân tích mức độ cung và cầu– Khách hàng có những lựa chọn nào khác ngoài sản phẩm của ta?

Dạng 3: Tổng quan ngành & Động lực của đối thủ cạnh tranh (Industry Landscape & Competitor Dynamics)

Đề bài sẽ yêu cầu bạn hiểu và đánh giá một ngành hàng nào đó. Thông thường, mục tiêu là đánh giá các đặc điểm của thị trường và xác định liệu đó có phải là một ngành hấp dẫn để tham gia, để tăng trưởng hay có khả năng thoát ra hay không.

Xem thêm: Tải Game Zuma – Download Game Zuma Revenge Full Pc

Cách làm: Xác định và phân tích những yếu tố sau:

Dạng 4: Sản phẩm/ Dự án mới (New Product or Project)

Dạng bài này yêu cầu bạn đánh giá tính khả thi của một sản phẩm sắp ra mắt: Liệu quyết định tung ra sản phẩm này có đúng đắn?

Ví dụ: Một công ty có dự định phát triển một loại máy giặt ‘xanh’ – an toàn với môi trường, sử dụng ít nước hơn 60% và làm sạch hiệu quả hơn 10% so với máy giặt tiêu chuẩn. Công ty này cần xác định tiềm năng thị trường của sản phẩm và chiến lược tung sản phẩm ra thị trường.

Cách làm:

Góc nhìn sơ lược về sản phẩm:– Liệu sản phẩm có bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào giúp ngăn chặn khả năng xâm nhập của đối thủ?– Sản phẩm này khác hoặc tốt hơn so với các sản phẩm cạnh tranh như thế nào?– Ưu và nhược điểm của sản phẩm– Liệu có nguy cơ sản phẩm mới sẽ khiến một sản phẩm khác của công ty giảm doanh thu không? (cannibalization)Chiến lược thâm nhập thị trường.Tổng quan thị trường.Tài chính:– Lợi nhuận dự kiến ​​có bù đắp được chi phí nghiên cứu và phát triển cần thiết không?– Chi phí cơ hội (opportunity cost) của việc tài trợ là gì?

Chuyên mục: Hỏi Đáp