Bướu cổ là căn bệnh đã không còn xa lạ bởi tỉ lệ người mắc bệnh đang ngày một gia tăng. Có rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân bướu cổ như: Bệnh có nguy hiểm không? Liệu có cách để phòng ngừa? Đâu là dấu hiệu của bệnh và điều trị bệnh bướu cổ như thế nào là tốt nhất?Phần lớn các bướu ở cổ đều lành tính và không dễ bị ung thư. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể bàng quan và coi thường nó. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mình bị bướu cổ, bạn cần đến ngay các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và thăm khám kịp thời, từ đó biết được phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn đang xem: Bướu cổ là gì
Bị bướu cổ không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật. Trong những trường hợp thật sự cần thiết, bệnh nhân mới được chỉ định dùng phương pháp mổ. Lúc này, cơ sở y tế nơi bạn mổ phải đáp ứng đủ các yêu cầu về dụng cụ và thiết bị y tế giúp hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, có khả năng cầm máu tốt,… để hạn chế được tối đa chấn thương có thể có sau phẫu thuật, đồng thời giúp vết mổ nhanh liền sẹo, ít sưng đau và tính thẩm mỹ cao hơn.
Bướu cổ là một cách gọi phổ biến để chỉ cục bướu trên cổ xuất phát từ tuyến giáp. Bướu cổ còn gọi là bướu tuyến giáp. Bướu tuyến giáp bao gồm nhiều loại như bướu giáp nhân lành tính, viêm giáp, phình giáp lan tỏa hay phình giáp hạt, ung thư tuyến giáp. Những bướu này tùy từng loại mà có thể làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như suy giáp hay cường giáp. Tất cả các loại bướu cổ nói chung đều được xếp vào ba nhóm chính: lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết của tuyến giáp.
Tuyến giáp vốn có hình dạng như con bướm nằm phía dưới trước cổ, dưới lớp cơ và da, tựa trên khí quản. Người bị bướu cổ mà cổ trông bình thường hoặc chỉ hơi to một chút thì chúng ta rất khó để phát hiện và nhìn thấy bướu.
Bệnh bướu cổ được gây ra bởi những bất thường của Tuyến giáp – một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Khi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu ở cổ cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.
Đầu tiên, nếu thấy cổ to bất thường, bạn cần đi thăm khám để sớm nhận biết điều gì đang xảy ra với cơ thể mình. Khi đến các cơ sở uy tín để thăm khám, bác sĩ sẽ siêu âm, làm các xét nghiệm máu, chọc hút tế bào,… để xác định xem bạn có bị bướu cổ hay không. Với những người bị bướu kích thước nhỏ, chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thì thường chỉ phát hiện nhờ các xét nghiệm, siêu âm hoặc tình cờ khi chụp PET, MRI, CT vùng cổ trong lúc khám bệnh khác.
Để có thể phân biệt giữa bướu cổ lành tính và bướu cổ ác tính, y học hiện nay đã có phương pháp chọc hút kim nhỏ (FNA) hoặc chọc hút sinh thiết lõi (CNB) có độ chính xác cao để giúp chẩnn đoán căn bệnh chính xác nhất. Phương pháp này thực chất dùng kim sinh thiết chích vào bướu như chích thuốc thông thường, lấy đi tế bào trong bướu và đem đi quan sát dưới kính hiển vi. Từ quan sát đó, các bác sĩ có thể đánh giá được hình dạng cũng như cách sắp xếp tế bào trong bướu mà xác định được đây là bướu lành tính hay ác tính. Tuy nhiên có những trường hợp y học phải sử dụng phương pháp “cắt lạnh” trong lúc mổ để có chẩn đoán chính xác hơn
Bướu tuyến giáp lành tính nếu quá to có thể cản trở cho việc nuốt hoặc thở đồng thời bướu lớn cũng gây mất thẩm mỹ. Trường hợp ung thư tuyến giáp thì bướu có khả năng xâm lấn các cơ quan lân cận và thường gây khàn tiếng. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bướu sẽ di căn và gây tổn thương não, phổi, gan, xương,…
Đối với loại bướu tuyến giáp rối loạn chức năng nội tiết gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể, gây nên các triệu chứng như sụt cân, tăng cân, kiệt sức, rụng tóc, mất ngủ, đổ mồ hôi, run tay và dễ bị hồi hộp.
Như đã nói ở bài viết trước, bướu cổ – hay bướu tuyến giáp – bao gồm nhiều loại bướu khác nhau và mỗi loại bướu sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bướu cổ có thể gồm điều trị bằng uống thuốc, dùng iod phóng xạ, can thiệp kỹ thuật cao, phẫu thuật hoặc đôi khi chỉ cần theo dõi.
Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bướu cổ mà mọi người sẽ phải uống những loại thuốc khác nhau như thuốc i-ốt, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc ức chế thụ thể Beta, thuốc corticoid,…
Phẫu thuật: Phẫu thuật hay mổ là phương pháp chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Tùy từng loại bướu mà bác sĩ sẽ chọn một trong các phương pháp phẫu thuật sau: phẫu thuật cắt giáp toàn phần, phẫu thuật cắt giáp gần trọn, phẫu thuật cắt thùy, phẫu thuật cắt eo giáp. Trong một số trường hợp bướu chứa nước (còn được gọi là nang giáp), các bác sĩ có thể chọc hút tuyến giáp bằng kim tiêm để rút nước.
Xem thêm: Aux Là Gì – Chức Năng Của Cổng Kết Nối
Can thiệp kỹ thuật cao: Đây là hai phương pháp can thiệp kỹ thuật cao dùng năng lượng từ tia laser và dòng điện tần số cao để loại bỏ nhân giáp ngay từ bên trong mà không cần phải thực hiện qua vết mổ nào. Người bệnh không cần phải uống thuốc kéo dài hoặc tái khám thường xuyên sau khi điều trị. Với nhiều tính năng ưu việt, laser bướu cổ và sóng cao tần đang dần thay thế cho các ca phẫu thuật nhân giáp lành tính, từng được xem là cách điều trị phổ biến trước đây.
Theo dõi: Phương pháp theo dõi được sử dụng khi khi bướu lành và nhỏ, không gây nhiều khó chịu cho cơ thể và thường không cần điều trị gì. Bạn chi cần tái khám định kỳ từ 1 – 2 lần/năm để theo dõi là được.
Vì vậy khi thấy cổ to ra bất thường hay cảm giác vướng, nghẹn khi nuốt người bệnh không nên chủ quan mà nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khám chữa bệnh bướu cổ để được bác sĩ kiểm tra tình trạng tuyến giáp của bạn. Bệnh càng phát hiện sớm thì sẽ càng có nhiều lựa chọn cho người bệnh điều trị với những phương pháp hiệu quả.
Hiểu về tuyến giáp
Tuyến giáp tiết ra hormon vào máu và vận chuyển tới từng mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng…
Bướu giáp nhân lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp nhân lành tính nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể gây ảnh hưởng đối với…
Một số điều cần biết về u tuyến giáp
Đó là tình trạng thay đổi cấu trúc, thậm chí cả chức năng vùng của tuyến giáp, tạo thành một hoặc nhiều khối…
U Tuyến Giáp là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng
U tuyến giáp là hiện tượng pháp sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ…
Những điều cần biết về bệnh tuyến giáp ở nam giới
Bệnh tuyến giáp – có thể là suy giáp hoặc cường giáp – thường gặp ở phụ nữ và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn…
U nhú tuyến giáp có nguy hiểm?
Tôi 42 tuổi, vừa đi siêu âm tuyến giáp, kết quả là: eo giáp có nhân, giới hạn không rõ, không vôi hóa, kích thước…
Xem thêm: drilling là gì
ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP NHƯ THẾ NÀO?
U tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp là bệnh nội tiết thường gặp, lên tới khoảng 10% dân số. Người bệnh nữ…
Chuyên mục: Hỏi Đáp