Bull Market là gì?
Bull Market hay còn gọi là thị trường giá tăng, đây là thị trường đại diện cho xu hướng giá tăng hoặc dự kiến sẽ tăng. Thuật ngữ “Bull Market” thường được dùng để chỉ thị trường chứng khoán nhưng nó cũng có thể áp dụng cho bất kỳ thị trường tài chính nào khác như trái phiếu, bất động sản, tiền tệ và hàng hóa. Bởi vì thị trường thường tăng giảm liên tục vì thế thuật ngữ “Bull Market” thường được dùng cho xu hướng tăng giá trong dài hạn, nó thường kéo dài trong vài tháng đến vài năm.
Bạn đang xem: Bull market là gì
Hiểu về bull market
Bull Market hay còn gọi là thị trường giá tăng là đặc trưng của sự lạc quan, niềm tin của nhà đầu tư và kỳ vọng rằng xu hướng sẽ tiếp tục trong thời gian dài. Thật khó có thể dự đoán một cách nhất quán khi các xu hướng trên thị trường có thể thay đổi. Một phần trong số đó là tâm lý của các nhà đầu tư là một biến số khó đoán, tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy giá trong thị trường.
Không có con số cụ thể và phổ quát nào để xác định bull Market. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất của bull market trong thị trường chứng khoán là khi cổ phiếu tăng 20%. Vì thị trường bull market rất khó dự đoán, các nhà phân tích thường chỉ có thể nhận ra điều này khi nó đã xảy ra. Một trong những giai đoạn tăng trưởng của thị trường đáng chú ý trong những năm gần đây là giai đoạn từ 2003 đến 2007. Trong giai đoạn này, chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500 đã tăng một mức đáng kể từ giai đoạn giảm giá trước đó, khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra một sự sụt giảm lớn đã xảy ra trước khi bull market trở lại.
Đặc điểm của bull market
Bull market thường diễn ra khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Chúng có xu hướng xảy ra khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và thường trong giai đoạn này lợi nhuận của các công ty cũng tăng. Khi ấy niềm của các nhà đầu tư cũng tăng lên trong suốt thời kỳ thị trường tăng giá. Qua đó, nhu cầu cổ phiếu sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra hoạt động IPO của các công ty cũng thường xảy ra trong giai đoạn này với mong muốn tăng và mở rộng của thị trường.
Điều đáng chú ý trong thị trường này là có một vài yếu tố dễ dàng định lượng hơn một số yếu tố khác. Như lợi nhuận và tỷ lệ thất nghiệp có thể biểu dưới dạng các con số thống kê, tuy nhiên các con sóng tâm lý của thị trường là điều khó có thể đo đạc được. Các nhà đầu tư sẽ háo hức mua chứng khoán trong khi người bán sẽ ít đi. Trong thị trường bull market, các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán để thu lợi nhuận tuy nhiên các chu kỳ kinh tế lại thường xuyên xoay vòng, sau thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ lại thường là thời kỳ suy thoái.
Bull vs Bear Market
Ngược lại với bull market là bear market, khác với bull market thì thị trường bear market đại diện cho sự bi quan. Thuật ngữ “Bull”, “Bear” trong thị trường xuất phát từ các loài động vật và cách tống công của chung, với những chú bò (bull) thì chúng có xu hướng tấn công bằng cách húc lên (Thị trường giá tăng). Đối với loài gấu(Bear), chúng có xu hướng tấn công bằng cách đánh xuống (Thị trường giá giảm). Các nhà đầu tư xem 2 loại động vật: bò(Bull) và gấu (bear) như là linh vật của thị trường tài chính. Khi mọi người nhắc đến thị trường bull tức là thị trường giá tăng và ngược lại, thị trường bear tức là thị trường giá giảm.
Bull Market và Bear Market có xu hướng trùng với chu kỳ kinh tế bao gồm 4 giai đoạn: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Sự khởi đầu của bull market thường là tín hiệu hàng đầu về sự phát triển kinh tế. Bởi vì kỳ vọng của công chúng trước xu hướng giá trong tương lai có thể là động lực mạnh thúc đẩy giá của cổ phiếu, thị trường có thể tăng giá ngay cả trước khi có các chính sách kinh tế nới lỏng hơn. Tương tự như vậy, bear market thường đại diện cho sự suy thoái. Nhìn vào thị trường chứng khoán Mỹ trước cuộc suy thoái thì thị trường chứng khoán thường giảm trước khi GDP giảm.
Xem thêm: Verification Là Gì – Nghĩa Của Từ Verification
Cách tận dụng lợi thế từ thị trường
Các nhà đầu tư muốn tận dụng thị trường tăng giá để mua sớm vì thị trường giảm giá để bán sớm. Mặc dù rất khó để xác định đỉnh đáy, tuy nhiên hầu hết các thua lỗ đều mang tính tạm thời. Dưới đây chúng tôi sẽ một số chiến lược cho giai đoạn thị trường tăng trưởng, các chiến lược này sẽ liên quan đến rủi ro ở một mức độ nào đó.
Mua và nắm giữ
Một trong những chiến lược cơ bản nhất trong đầu tư là mua 1 mã chứng khoán cụ thể và nắm giữ nó. Chiến lược này liên quan đến niềm tin của nhà đầu tư về cổ phiếu, công ty đó sẽ tăng giá trị trong tương lai. Vì lý do này, sự lạc quan đi kèm với xu hướng tăng khiến cho càng nhiều người mua và nắm giữ. Tuy nhiên khi mức độ lạc quan quá độ có thể dẫn đến việc các cổ phiếu bị thổi phồng giá trị và gây nên bong bóng thị trường.
Tăng và mua
Khi giá tăng và nhà đầu tư mua vào là hình thức biến thể của mua và nắm giữ. Cách tiếp cận tăng và mua giúp nhà đầu tư gia tăng vị thế giao dịch bằng cách tích lũy nhiều hơn những cổ phiếu đang có lợi nhuận. Một chiến lược phổ biến ở đây là nhà đầu tư tiếp tục mua thêm 1 số cổ phiếu khi giá tăng được 1 khoảng nhất định.
Bổ sung thoái lui
Mức thoái lui được tạo thành bởi một khoảng thời gian ngắn giá quay đầu đi ngược với xu hướng lớn hiện tại. Trong thị trường tăng giá, không thể chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ phải tăng lên, vì thế nhiều nhà đầu tư đợi mua tại một mức giá điều chỉnh hợp lý. Các nhà đầu tư kỳ vọng xu hướng lớn của thị trường sẽ tiếp tục sau khi giá điều chỉnh.
Phong cách swing
Các nhà giao dịch theo phong cách swing thường chỉ giữ lệnh trong vòng một vài ngày, họ tận dụng các xu hướng ngắn hạn từ thị trường để kiếm lợi nhuận. Các nhà giao dịch này có thể giao dịch theo cả hai hướng tăng giảm, họ mua khi có dấu hiệu tăng đồng thời có thể bán không khi có dấu hiệu giảm. Mục tiêu là tận dụng các con sóng nhỏ của thị trường để kiếm lợi nhuận.
Xem thêm: Kwh Là Gì – Kwh Và Kw Khác Nhau Như Thế Nào
Từ khóa
Bull market là một khoảng thời gian trọng thị trường tài chính khi giá của một tài sản hoặc chứng khoán tăng liên tụcThị trường giá tăng trong chứng khoán thường bắt đầu khi cổ phiếu tăng 20%Các nhà giao dịch sử dụng một loại các chiến lược như mua và giữ, phong cách swing, bổ sung thoái lui để thu lợi từ thị trường giá tăng
Ví dụ về bull market
Thị trường chứng khoán tăng giá mạnh nhất bắt đầu vào cuối kỷ nguyên lạm phát năm 1982 và kết thúc trong thời kỳ bùng nổ bong bóng dot com năm 2000. Trong thị trường tăng trưởng liên tục này chỉ số công nghiệp Dow Jone (DJIA) đã tăng trung bình 16.8% mỗi năm. NASDAQ – một sàn giao dịch các phổ công nghệ đã tăng 5 lần giá trị từ 1000 điểm lên 5000 điểm. Một thị trường bear market (Giảm giá) theo ngay sau thời kỳ bùng nổ đó. Từ năm 2000 đến năm 2009 thị trường liên lục vật lớn trước những cơn sóng giảm giá mạnh mẽ với lợi nhuận trung bình là -6.2%. Tuy nhiên, đến năm 2009 thị trường lại bắt đầu trở về giai đoạn bull market (tăng giá).
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, mọi thắc bạn có thể để lại tại comment bên dưới
Chuyên mục: Hỏi Đáp