Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Anh Văn – Giám đốc điều hành tại công ty Luật Nhân Dân. Luật sư đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực tư vấn, hành nghề luật tại Việt Nam.

Bạn đang xem: Bto là gì

Hợp đồng BOT, BTO, BT là những hợp đồng đầu tư được sử dụng phổ biến trên thực tế. Vậy hợp đồng BOT, BTO, BT là gì? Pháp luật quy định về các loại hợp đồng này như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.

*

Cơ sở pháp lý

Luật đầu tư năm 2014;

Hợp đồng đầu tư BOT, BTO, BT là gì?

– Hợp đồng BOT

BOT là tên viết tắt của từ Build – Operate – Transfer nghĩa là Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao. Dự án BOT là hình thức đầu tư giữa cơ quan nhà nước với các công ty tư nhân sẽ bỏ nguồn vốn để xây dựng trước thông qua hình thức đấu thầu, sau đó sẽ vận hàng hóa và khai thác một thời gian nhất định, hết thời gian khai thác sẽ chuyển giao lại cho các cơ quan nhà nước.

Chẳng hạn như các công trình giao thông nằm trong dự án BOT, được nhà đầu tư tư nhân đầu tư do đó khi các phương tiện giao thông trên các công trình BOT đều phải trả phí cho nhà đầu tư.

– Hợp đồng BTO

BTO là tên viết tắt của từ tiếng Anh Build – Transfer – Operate nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành. Dự án BTO là hình thức đầu tư giữa các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình và các kết cấu hạ tầng. Theo đó khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm. Và cơ quan nhà nước sẽ để nhà đầu tư vận hành và khai thác dự án BTO này trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đã đầu tư và có lợi nhuận.

– Hợp đồng BT

BT là tên viết tắt trong tiếng Anh của từ Build – Transfer nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao. Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

So sánh sự khác nhau giữa BOT, BTO và BT

Dưới đây là các tiêu chí so sánh sự khác nhau giữa 3 loại hợp đồng này:

 Nội dung so sánhBOTBTOBT
1.Nội dung Hợp đồng– HĐ dự án bao gồm: sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước VN. NĐT bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho Nhà nước.– Quy định cụ thế quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao nhưng trong hợp đồng BOT thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác.

Xem thêm: Icon Là Gì – ý Nghĩa Của Icon

– Nghĩa vụ của NĐT phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này.
2.Thời điểm ban giao công trình– Sau khi xây dựng xong, NĐT được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN.– Sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN.– Giống như Hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN.
3.Lợi ích có được từ HĐ– Lợi ích mà NĐT được hưởng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình.– Chính phủ dành cho NĐT quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.– Chính phủ tạo điều kiện cho NĐT thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho NĐT theo thỏa thuận trong HĐ BT.

Xem thêm: Chấp Niệm Là Gì – Khám Phá Nghĩa Của Cụm Từ

Quy định pháp luật về nội dung của hợp đồng đầu tư BOT, BTO và BT

Theo quy định, nội dung hợp đồng của các dự án phải thể hiện được các nội dung sau:

Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng dự án;Mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện;Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn chất lượng;Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình; bảo vệ môi trường.Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành; cũng như tiến độ xây dựng công trìnhQuyền và nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro;Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công trình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;Trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;Các điều kiện và thể thức điều chỉnh hợp đồng; chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; phương thức giải quyết tranh chấp; các trường hợp bất khả kháng;Hiệu lực của hợp đồng dự án.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hợp đồng đầu tư BOT, BTO, BT là gì và Nội dung của hợp đồng đầu tư BOT, BTO và BT. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 

Chuyên mục: Hỏi Đáp