Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKII Nguyễn Văn Thái – Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Thái đã có hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ.
Bạn đang xem: Bội nhiễm là gì
Viêm họng là bệnh lý khá thường gặp trong đời sống cộng đồng, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là siêu vi nhưng nếu có nhiễm thêm vi trùng sẽ trở thành viêm họng bội nhiễm. Lúc này, bệnh sẽ kéo dài nhiều ngày hơn và điều trị phức tạp, đôi khi không đúng cách dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm toàn bộ vùng họng. Đôi khi khái niệm này cũng bao gồm cả viêm Amidan, vì đây cũng là một cấu trúc trên các thành của họng. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng bao gồm đau họng, khó nuốt, nổi hạch ở hai bên cổ, quan sát thấy họng đỏ và có thể kèm theo hai khối Amidan sưng to, có mủ.
Hầu hết các trường hợp viêm họng là do nhiễm các loại virus thông thường trên đường hô hấp. Tuy nhiên, khi tình trạng này có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh sẽ được gọi là viêm họng bội nhiễm.
Theo đó, việc điều trị cần phải thích hợp với nguyên nhân gây viêm họng. Điều này phụ thuộc vào quá trình chẩn đoán kịp thời và chính xác. Nếu điều trị muộn hay điều trị không đúng cách, bệnh trở nên nặng nề có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, tiên lượng đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trong phần lớn các trường hợp, viêm họng thường gây ra bởi các loại virus gây bệnh tại đường hô hấp trên. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, dễ nhiễm siêu vi thì khả năng bội nhiễm thêm vi khuẩn là hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm họng bội nhiễm là Streptococcus pyogenes (streptococcus nhóm A). Đây chính là vi khuẩn gây Viêm họng liên cầu khuẩn. Các chủng strep và vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm họng bội nhiễm
Viêm họng bội nhiễm càng dễ mắc phải hơn trên đối tượng là trẻ nhỏ, nhất là các trẻ trong độ tuổi đi học, tiếp xúc gần gũi với bạn bè. Ngoài ra, những người có thói quen vệ sinh kém, sức đề kháng giảm, sinh sống nơi có không khí lạnh, khô… cũng rất dễ mắc bệnh.
3. Biểu hiện của viêm họng bội nhiễm như thế nào?
Đau họng luôn là dấu hiệu đầu tiên của một đợt viêm họng. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm lạnh, sổ mũi và nghẹt mũi. Ngoài ra, người bệnh cũng có các triệu chứng khác như nuốt khó hoặc nuốt đau, khàn giọng do viêm thanh quản, sưng đau các hạch bạch huyết ở hai bên cổ và sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân.
Xem thêm: Multicast Là Gì – Chương 19: Cơ Chế Multicast Phần 1
Khi có dấu hiệu của nhiễm trùng, người bệnh sẽ mệt đừ, gương mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn. Khám họng thấy hơi thở nặng mùi, thành họng sưng đỏ, hai khối Amidan phồng to, lở loét hay có nhiều đám mủ trắng, vàng.
Nếu viêm họng bội nhiễm liên cầu nhóm A hoặc một chủng vi khuẩn liên cầu khác mà không được điều trị hoặc nếu điều trị bằng kháng sinh không đầy đủ, người bệnh có thể mắc các bệnh lý tại các cơ quan khác như sốt thấp khớp, biểu hiện viêm tại tim, thận, khớp và các mô khác.
Ngoài ra, biến chứng viêm họng bội nhiễm gây hình thành ổ mủ, lây lan nhiễm trùng sang viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, viêm màng não mủ… Một số trường hợp còn gây nhiễm trùng huyết toàn thân, sốc nhiễm khuẩn và đe dọa tính mạng.
Việc chẩn đoán viêm họng bội nhiễm cần dựa trên các triệu chứng toàn thân và thăm khám tại chỗ vùng hầu họng. Ngoài việc trực tiếp quan sát, đôi khi bác sĩ cần lấy tăm bông phết mủ bài tiết trên thành họng hay amidan nếu nghi ngờ viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh phẩm thu thập được qua phết họng được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy và xác định vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Nếu viêm họng do virus đơn thuần, điều trị viêm họng bội nhiễm chủ yếu bao gồm nghỉ ngơi, phục hồi và giảm triệu chứng. Cụ thể là người bệnh được chỉ định thuốc giảm đau, hạ sốt, khuyến khích uống nhiều nước và tăng cường dinh dưỡng qua các bữa ăn nhỏ, xay nhuyễn để dễ nhai, dễ nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên được khuyến khích súc miệng bằng nước muối, hỗ trợ chống nhiễm trùng hoặc chống viêm.
Tuy nhiên, nếu là viêm họng bội nhiễm, thuốc kháng sinh sẽ là chỉ định bắt buộc để tiêu diệt vi khuẩn. Lúc này, cần có thái độ tích cực tuân thủ điều trị, uống thuốc đủ ngày, đủ liều lượng nhằm ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là sốt thấp khớp và bệnh thận, nhất là phòng tránh tái phát, đề kháng kháng sinh.
Nếu việc điều trị bằng kháng sinh kém cải thiện, viêm nhiễm tái đi tái lại, hai khối Amidan sưng to gây cản trở đường thở và đường ăn uống thì chỉ định phẫu thuật cần được xem xét. Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp cắt Amidan hiện đại đã ra đời, mức độ xâm lấn tối thiểu, ít đau, ít chảy máu và người bệnh có thể xuất viện trong ngày.
5. Phòng ngừa viêm họng bội nhiễm
Việc phòng ngừa viêm họng bội nhiễm nói riêng hay viêm họng nói chung là cần chú trọng nâng cao sức đề kháng. Chế độ ăn cần đa dạng các thành phần nhằm tăng cường hệ miễn dịch như chất sắt, kẽm, vitamin A, C, D; uống đủ nước, uống các loại nước ép hoa quả nhằm bổ sung thêm sinh tố, khoáng chất. Vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng, rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang khi hắt hơi. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần xây dựng thói quen rèn luyện sức khỏe, chơi thể thao cũng như các hoạt động khác trong môi trường thiên nhiên trong lành…
Xem thêm: Putty Là Gì – Cách Sử Dụng Phần Mềm Putty
Nói tóm lại, viêm họng bội nhiễm là bệnh lý thường mắc phải nhưng hoàn toàn điều trị và phòng ngừa được. Để như vậy, cần đi thăm khám sớm và tuân thủ điều trị đúng ngày, đúng liều lượng song song với việc thường xuyên nâng cao tổng trạng, đề phòng mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm họng bội nhiễm, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế liên tục được đầu tư, cập nhật những phương pháp điều trị mới và hiệu quả nhất trên thế giới, là lựa chọn an toàn, hợp lý cho bệnh nhân viêm họng bội nhiễm và cả những người nghi ngờ mắc bệnh này.
Chuyên mục: Hỏi Đáp