Bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Bạn đang xem: Bộ máy hành chính nhà nước là gì

Bộ máy hành chính nhà nước là một trong những hệ thống cơ quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Bộ máy hành chính nhà nước còn thường được gọi là cơ quan hành pháp. Vậy, bộ máy hành chính Nhà nước là gì? Bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết Bộ máy hành chính Nhà nước là gì?

Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước?

Bộ máy hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Với tư cách là một bộ phận của bộ máy Nhà nước, bộ máy hành chính Nhà nước có đầy đủ các đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước. Cụ thể đặc điểm của Bộ máy hành chính Nhà nước là gì?

– Tính quyền lực:

Các cơ quan hành chính Nhà nước có quyền Nhân danh Nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước trước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công;

-Về tổ chức và hoạt động:

 Bộ máy hành chính Nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định;

Được thành lập và hoạt động dựa trên các quy định, Pháp luật quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước. Chúng có mối quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện công việc được giao.

-Về nguồn nhân lực:

Nhân sự của cơ quan hành chính Nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ con đường tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định. Trong đó, Cán bộ, công chức được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, cơ quan hành chính nhà nước có đặc điểm đặc trưng cơ bản phân biệt với các cơ quan Nhà nước khác. Cụ thể như sau:

-Các cơ quan hành chính có chức năng quản lý hành chính Nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính Nhà nước hay còn gọi là hoạt động chấp hành-điều hành.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến địa phương tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

Từ những phân tích nêu trên, ta có thể trả lời cho câu hỏi Bộ máy hành chính nhà nước là gì? Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bao gồm hệ thống cơ quan các cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành-điều hành, có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

*

Bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

Bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Trong đó:

-Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94, Hiến pháp 2013).

Xem thêm: Dân Trí Là Gì – Dân Trí Trong Phát Triển Xã Hội

Trên cơ sở quy định của pháp luật, Chính phủ thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước thông qua việc sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Bên cạnh đó, Bộ và Cơ quan ngang bộ là cơ quan giúp việc của Chính phủ trong quản lý Hành chính Nhà nước. Điều 39, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”. Hiện nay, Việt Nam có 22 bộ, cơ quan ngang bộ trong bộ máy hành chính Nhà nước.

-Ủy ban nhân dân các cấp:

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương được tổ chức tương ứng với các đơn vị hành chính lãnh thổ, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tỉnh đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng quản lý hành chính nhà nước thống nhất trên mọi lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng quản lý hành chính nhà nước chung trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã, bảo đảm thi hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

Xem thêm: Idk Là Gì – ý Nghĩa Của Từ Idk

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Bộ máy hành chính Nhà nước là gì? của công ty chúng tôi. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

Chuyên mục: Hỏi Đáp