Chữ bố cục mô tả việc sắp xếp các đối tượng và thành phần liên quan trong một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, bố cục là một khía cạnh chủ yếu của một tác phẩm nghệ thuật đẹp. Trong nhiếp ảnh, đặt bố cục cho một khung ảnh nghĩa là sắp xếp các yếu tố/thành tố/thành phần/bên trong nó, sao cho phù hợp với ý tưởng hoặc mục tiêu cốt lõi của tác phẩm mà người chụp muốn. Đối với ảnh tĩnh, việc sắp xếp các yếu tố có thể được thực hiện bằng cách bố trí các đối tượng hoặc chủ thể.
Bạn đang xem: Bố cục là gì
(Cùng là ảnh bánh trung thu nhưng bố cục khác nhau sẽ mang thông điệp khác nhau)
1.2 Các thành phần của không gian bố cục
Chủ thể: trong nhiếp ảnh ẩm thực nói riêng và nhiếp ảnh thương mại nói chung, chủ thể là vật thể hay yếu tố chính cần được tập trung vào. Chủ thể nắm giữ thông điệp, nội dung mà nhiếp ảnh gia muốn truyền đạt đến người xem.Tiền cảnh: phần gần nhất, cho người xem chi tiết rõ nhất và vì thế có sức ảnh hưởng lớn nhất với thị giác.Trung cảnh: là phần sau tiền cảnh đó, do ở xa nên hình dạng ít chi tiết hơn rất nhiều và phần lớn chỉ là một khối hình thể với chi tiết mờ hơn và ít ảnh hưởng đến thị giác hơn.Hậu cảnh: là phần xa nhất, đó là cái phông căn bản nhất của ảnh.
-> Tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh giúp tạo chiều sâu cho ảnh đồng thời giúp nổi bật chủ thể khi chủ thể được bố cục đúng vị trí. Tuy nhiên, đối với góc máy thẳng đứng từ trên xuống (top shot/over head) không phân biệt các yếu tố trên vì ảnh được chụp tại góc máy này không thể hiện được độ sâu của ảnh.
Không gian âm: Không gian âm (negative space) là vùng ảnh đơn giản xung quanh đối tượng chính trong một bức ảnh. Không gian âm làm nổi bật chủ thể và lôi cuốn sự chú ý người xem. Không gian âm tự nó chính là sự trống không. Nó thiếu đi những chi tiết, màu sắc hay ánh sáng theo những cách khác nhau, kết cấu đơn giản nhằm tập trung mắt chú ý vào chủ thể. Không gian âm có những tác động gì trong bố cục hình ảnh?Không gian âm có thể được dùng làm công cụ để đưa mắt người xem tới mục tiêu mong muốn. Càng nhiều không gian âm xung quanh chủ thể thì thị giác càng tập chung vào mục tiêu chính của bức ảnh.Dành không gian cho bố cục thiết kế khác.Tiết kiệm chi phí: càng nhiều không gian âm, càng ít dụng cụ cần sử dụng, từ đó tiết kiệm chi phí dành cho đạo cụ, chi phí lưu trữ cũng như chi phí in ấn nếu cần thiết.
(Trong hình này chỉ có chủ thể là tô mì và vùng không gian âm là phần nền trắng ngà nên ánh mắt hoàn toàn tập trung vào chủ thể)
(Cùng là ảnh chụp bánh bao, nhưng hình bên trái có phần không gian âm nhiều hơn, nhiều khoảng trống hơn nên ảnh trông ít chật chội)
(Không gian âm còn được sử dụng “để dành” cho thiết kế khác)
1.3 Vai trò của bố cục
– Mục đích của việc sắp xếp bố cục tốt là nhằm trình bày đối tượng hoặc chủ đề chụp đầy tính hấp dẫn và làm hài lòng về mặt thẩm mỹ.
– Mục tiêu cuối cùng của một bố cục tốt là nhằm giúp cho bày tỏ được ý tưởng của người chụp bằng tất cả những gì có thể.
2. CÁC NGUYÊN TẮC BỐ CỤC
2.1 Nguyên tắc các đường thẳng trong bố cục
Vì khung ảnh là một dạng khung với viền ngang trên dưới và viền đứng ở hai bên nên khi trong hình ảnh xuất hiện các đường thẳng, nhận thức của con người sẽ tiếp nhận và tự động gán những đường này theo 4 viền của khung ảnh để tìm kiếm sự cân đối.
– Đường thẳng ngang (đường chân trời): Trong nhiếp ảnh đồ ăn, đường chân trời là đường thẳng phân chia mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng đứng. Các đường thẳng ngang còn lại có thể dễ dàng nhận thấy là những rãnh ghép trên tấm ván gỗ hoặc các bệ giá đỡ. Khi lấy đường thẳng ngang để cân đối bố cục cho bức ảnh, cần đảm bảo chúng song song với 2 viền ngang trên và dưới của khung ảnh.
(Ảnh bên trái có đường chân trời lệch so với 2 mép trên dưới nên ảnh bị nghiêng về một bên)
– Đường thẳng đứng: Đường thẳng đứng trong bố cục của một bức ảnh đồ ăn có thể là dòng chảy xuống, trục thẳng đứng của chai, lọ, ly nước. Cũng tương tự như nguyên tắc đường thẳng ngang, khi lấy đường thẳng đứng để cân đối bố cục cho bức ảnh, cần đảm bảo chúng song song với 2 viền hai bên của khung ảnh.
(Ảnh bên trái có dòng chảy không song song với 2 mép hai bên của khung ảnh khiến cho ảnh bị lệch, không tự nhiên)
2.2 Nguyên tắc 1/3
Có thể dễ dàng nhận thấy, trên màn hình của các thiết bị chụp ảnh ngày nay đều có hiển thị lưới chia vùng. Tấm lưới này gồm 2 đường dọc và 2 đường ngang chia khung hình thành 9 phần bằng nhau. Nó là kết quả của việc áp dụng Nguyên tắc 1/3.
Xem thêm: Dc Là Gì – Dc Là Dòng điện Gì
Bất kỳ bức ảnh nào cũng chứa đựng thông điệp trong đó, dù đơn giản hay phức tạp. Muốn truyền tải thông điệp bằng hình ảnh hiệu quả đòi hỏi hình ảnh phải có sức mạnh và rõ ràng. Thuật ngữ “sức mạnh” liên quan đến khả năng thu hút sự chú ý của người xem. Bức ảnh sẽ bị ngó lơ nếu không thể gây sự chú ý. Còn “độ rõ ràng” chính là khả năng duy trì sự chú ý đó. Điều này được thực hiện bằng cách dẫn dắt cho người xem khám phá các yếu tố khác xung quanh khung ảnh và tập trung về lại chủ thể chính. Trong quá trình sáng tác, nhiếp ảnh gia giống như một đầu bếp, cần xác định được người hùng của món ăn – chính là chủ thể, những thành phần xung quanh và cách trộn lẫn, nguyên lý sắp xếp nhằm làm nổi bật thành phần quan trọng.
Có nhiều phương pháp để tạo ra “sức mạnh” cho một bức ảnh, sự tương phản màu sắc, độ tương phản rõ nét và mờ đục giữa chủ thể và phông nền hoặc phương pháp điểm vàng trong bố cục. Điểm vàng chính là vị trí thu hút mắt của người xem đầu tiên. Ánh nhìn sẽ dừng lại tại những vị trí này lâu hơn so với các điểm ngoài vùng tập trung. Sắp xếp các thành phần dựa theo Nguyên tắc 1/3 chính là vận dụng nguyên lý cơ bản trên. Nguyên tắc 1/3 nói rằng, nếu chủ thể được đặt tại các điểm giao nhau (mắt lưới) sẽ dễ dàng thu hút mắt nhìn của người xem.
(Ảnh bên trái có chủ thể nằm tại điểm vàng nên bố cục cân đối, ảnh bên phải chủ thể bị lệch nên bố cục không đẹp)
Hầu hết những ai chụp hình cũng dều đã nghe đến nguyên tắc này. Tuy nhiên, tại sao Nguyên tắc 1/3 lại hiệu quả? Hay như trong một số ảnh, chủ thể chỉ được đặt gần mắt lưới nhưng vẫn có tác dụng thu hút ánh nhìn? Những điều này sẽ được giải đáp ở nguyên tắc tiếp theo.
2.3 Nguyên tắc tỷ lệ vàng
Đôi khi, trong lĩnh vực nghệ thuật hay cuộc sống đời thường, chúng ta nhắc đến khái niệm tỷ lệ vàng. Vậy tỷ lệ vàng có giá trị bao nhiêu, nguồn gốc và ứng dụng của nó trong bố cục như thế nào?
– Giá trị của tỷ lệ vàng: Khái niệm tỷ lệ vàng là một nguyên tắc thiết kế dựa trên tỷ lệ xấp xỉ 1,618. Đây được xem là “con số hoàn hảo” có khả năng hỗ trợ để tạo ra một bố cục chắc chắn, thu hút người xem tập trung vào hình ảnh.
– Nguồn gốc của tỷ lệ vàng: “Con số hoàn hảo” đã xuất hiện từ trước Công Nguyên, khi người Ai Cập cổ đại áp dụng 2 con số pi (3,14) và phi (1,618) để xây dựng các kim tự tháp. Hay nhà toán học – điêu khắc Phidias (500 TCN – 432 TCN) đã vận dụng tỷ lệ vàng vào việc thiết kế và điêu khắc đền Parthenon. Đến giai đoạn Trung đại và Cận đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tiếp tục “vô tình” đem “con số hoàn hảo” này vào những tác phẩm vĩ đại của mình, điển hình là Fibonacci với dãy số Fibonacci, Leonardi Da Vinci với nhiều bản vẽ áp dụng “tỷ lệ thần thánh”. Thuật ngữ “vàng” được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách “Die reine Elementar-Mathematik” (Toán học cơ bản) của Martin Ohm (1792–1872) vào năm 1815. Đến những năm 1900, ký tự “phi – ⱷ” đã được nhà toán học người Mỹ Mark Barr sử dụng để chỉ tỷ lệ này. “Phi” là từ đầu tiên trong tên của Phidias, nó cũng tương ứng với chữ “F” trong tiếng Hy Lạp, là chữ cái đầu tiên trong Fibonacci.
– Ứng dụng của tỷ lệ vàng trong bố cục hình ảnh: Tại sao tỷ lệ vàng lại được sử dụng nhiều trong nghệ thuật. Rất đơn giản, vì nó mang đến một bố cục cân bằng hoàn hảo, tạo nên hình ảnh hài hòa nhất cho người xem. Con người, về tự nhiên, có xu hướng thích nhìn ngắm vào một bức ảnh cân đối, hài hòa và tỷ lệ vàng cung cấp điều này. Có 2 cách áp dụng tỷ lệ vàng để cân đối bố cục cho hình ảnh: Vòng Xoắn Fibonacci (Fibonacci Spiral) và Tấm Lưới Phi (Phi Grid)
Vòng xoắn Fibonacci: Một chuỗi đường chéo của các hình vuông nhỏ dần đều theo tỷ lệ 1,618 tạo thành vòng xoắn chạy xuyên suốt khung ảnh được sử dụng như một công cụ để dẫn dắt ánh nhìn của người xem theo dòng chảy tự nhiên.
* Ứng dụng của vòng xoắn Fibonacci trong bố cục
(Chủ thể bánh mì nằm trong ô vuông lớn nhất, thu hút sự chú ý nhiều nhất. Các thành phần khác nằm ở các ô vuông khác nhau, có tác dụng dẫn dắt người xem và bổ trợ cho chủ thể)
Tấm lưới Phi: Tấm lưới Phi có nhiều điểm tương đồng với Nguyên tắc 1/3 nhưng cũng có một khác biệt quan trọng. Thay vì các đường thẳng chia khung hình thành 3 phần bằng nhau theo tỷ lệ 1:1:1, tỷ lệ vàng được áp dụng và kết quả là khung hình được phân thành 3 vùng theo tỷ lệ 1:0,618:1. Theo cách này, các đường giao nhau sẽ tập trung tại khu trung tâm hơn so với Nguyên tắc 1/3. Vậy sự khác nhau trong ứng dụng của 2 phương pháp này là gì? Có thể nói Nguyên tắc 1/3 là một biến thể của tỷ lệ vàng. Nó được sử dụng phổ biến hơn trong nhiếp ảnh vì cung cấp một công cụ đơn giản giúp nhiếp ảnh gia dễ dàng xác định các điểm vàng, vị trí thu hút ánh nhìn đầu tiên. Trong khí đó, tỷ lệ vàng lại thường được sử dụng trong thiết kế vì yêu cầu bố cục cân đối chặt chẽ hơn.
* Ứng dụng của tấm lưới Phitrong bố cục
(Chủ thể tô mì và sợi mì nằm trên một trục dọc của Tấm lưới Phi)
Khi kết hợp hai phương pháp Nguyên tắc 1/3 và Tấm lưới Phi, ta sẽ có được một vùng không gian tối ưu và linh động hơn để sắp đặt bố cục chủ thể cho việc chụp ảnh.
Xem thêm: Winlogon.Exe Là Gì – Windows Logon Application (Winlogon
(Kết hợp 2 Nguyên tắc 1/3 và Tấm lưới Phi để được vùng chọn rộng hơn)
2.4 Bố cục vuông
Bố cục vuông là bố cục có tỷ lệ 1:1. Trước đây, khung ảnh là một hình vuông vì khổ phim ngày xưa là khổ 6x6cm. Về sau người ta tìm được chuẩn ảnh của hình chữ nhật 3:2 từ hình vuông này. Tuy nhiên, với sự thịnh hành của Instagram và Facebook, con người đã dần quay lại với bố cục cổ điển này. Nếu như Nguyên tắc 1/3 được áp dụng phổ biến cho bố cục ảnh chữ nhật nhờ xác định được điểm vàng tại các mắt lưới thì đối với bố cục vuông, sự chú ý lại có xu hướng di chuyển xung quanh vùng tròn quanh trung tâm.
(Bố cục vuông giúp người xem tập trung hơn vào phần trung tâm, là đôi bàn tay của người làm bánh)
(Trong bức ảnh này, đôi bàn tay và khối bột đều xoay quanh vùng trung tâm của khung hình)
Kết, giống với tất cả những nguyên tắc khác trong nhiếp ảnh, thử nghiệm và sự sáng tạo mới là yếu tố chính. Một bức ảnh đẹp không thể là kết quả của một quá trình áp dụng máy móc các nguyên tắc lại với nhau. Chúng đơn giản chỉ là một công cụ giúp chúng ta hướng tới một bố cục tốt hơn, là bàn đạp để
Chuyên mục: Hỏi Đáp