Tháng 11, ba người Trung Quốc được chẩn đoán mắc dịch hạch khiến nhiều người nhớ về “cái chết đen”, căn bệnh từng là nỗi ám ảnh cho cư dân châu Âu.
Bạn đang xem: Black death là gì
Những bệnh nhân mắc dịch hạch đau khắp cơ thể. Sau đó, họ nổi hạch nhỏ như hạt đậu. Kích thước hạch lớn dần lên, to bằng quả táo và lây lan khắp cơ thể khiến họ ho ra máu. Cuối cùng, người mắc bệnh tử vong.
Đó là kết thúc đau đớn của những người mắc căn bệnh mang tên “cái chết đen”. Thế kỷ 14, dịch hạch càn quét khắp châu Âu và khiến 60% dân số tử vong. Nó được coi là đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Ngày nay, dịch hạch đã trở thành căn bệnh trung cổ xa lạ bởi số người mắc ngày càng hiếm. Tuy nhiên, tháng 11, ba người Trung Quốc phát hiện mắc hai dạng dịch hạch khác nhau. Nó khiến nhiều người lo lắng về việc căn bệnh sẽ quay lại.
Những quan niệm về dịch hạch trong quá khứ
Con người đã bị dịch hạch tấn công 3 lần trong suốt 2.000 năm qua, khiến 200 triệu người tử vong. Đại dịch đầu tiên xảy ra vào thế kỷ 6. Lần thứ hai nó quét qua châu Âu Trung cổ vào thế kỷ 14 và đại dịch thứ ba bắt đầu ở Trung Quốc vào thế kỷ 19, sau đó lan sang châu Á, Mỹ.
Cảnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 tại Florence do họa sĩ Giovanni Boccaccio vẽ lại. Ảnh: CNN. |
Vào thời Trung cổ, nhiều người cho rằng dịch hạch là căn bệnh được thần linh gửi đến để trừng phạt tội lỗi. Đến thế kỷ 20, các nhà khoa học tin tưởng vào giả thuyết cả ba đại dịch đều do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Chúng trú ngụ trong động vật có vú nhỏ và bọ chét. Yersinia pestis có cấu trúc giống các vi khuẩn gây viêm phổi, lở loét.
Nhưng bắt đầu từ những năm 1970 và 1980, một nhóm người phủ nhận căn bệnh tên gọi cái chết đen của đại dịch xảy ra vào thế kỷ 14 và gọi chúng bằng cái tên như dịch Ebola sớm.
Đến năm 2000, các nhà khoa học trích xuất được ADN từ những bộ xương thời Trung cổ. Họ đã tìm thấy những mảnh vỡ của Yersinia pestis. Câu hỏi đặt ra rằng, nếu không có những khác biệt về mặt di truyền, vậy tại sao dịch hạch của thế kỷ 14 lại gây ra ảnh hưởng khủng khiếp như vậy? Câu trả lời đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Gần một thập kỷ trước, các nhà khoa học cho rằng dịch hạch xuất phát từ Đông Á cách đây 2.600 năm. Đại dịch thứ hai có thể bắt đầu ở Trung Quốc và xâm nhập vào châu Âu qua con đường tơ lụa. Một giả thuyết khác là nhà thám hiểm người Trung Quốc Trịnh Hòa đã mang theo mầm bệnh đến châu phi vào thế kỷ 15.
Tuy nhiên, những bằng chứng ADN cho thấy “cái chết đen” đã tồn tại cách đây 5.000 năm ở châu Âu. Và những giả thuyết Trung Quốc hay Trịnh Hòa là khởi nguyên cho đại dịch lần thứ hai là không chính xác.
Sự “hấp dẫn” của đại dịch thế kỷ
Kể từ khi đại dịch lần thứ 3 bùng phát cho đến nay, nhiều phương pháp y khoa đã giúp con người vơi bớt nỗi ám ảnh với căn bệnh. So với các bệnh khác, số người tử vong vì “cái chết đen” ngày càng giảm.
Chỉ riêng năm 2017, có 219 triệu người mắc sốt rét và 435.000 người chết vì căn bệnh này. Trong khi đó, từ năm 2010 đến 2015, có 584 người tử vong vì dịch hạch trên toàn thế giới, theo thống kê của WHO.
Nhân viên của một trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương mặc quần áo và khẩu trang phòng ngừa trước khi vào phòng thí nghiệm giám sát bệnh dịch hạch tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày 28/8. Ảnh: CNN. |
Với sự phát triển của y học, bệnh nhân có thể điều trị dịch hạch bằng thuốc kháng sinh. Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đánh giá căn bệnh có mức độ lây lan rất thấp.
Ngay cả khi căn bệnh này còn là mối đe dọa lớn với các quốc gia, nó vẫn khiến các nhà khoa học, sử học quan tâm và khám phá. Greatrex, một nhà nghiên cứu của Đại học Hong Kong, cho biết dịch hạch tiếp tục bị ám ảnh bởi chính quá khứ của nó. “Khi nghe về “cái chết đen”, nhiều người lập tức nghĩ đến căn bệnh dịch hạch đã giết chết 60% cư dân Châu Âu vào thế kỷ 14. Đó chính là điều “hấp dẫn” chúng tôi đi tìm những bí ẩn xung quanh nó”.
Nhà sử học Winston Black cho biết niềm yêu thích nghiên cứu “cái chết đen” của ông đến từ một dấu chỉ ký ức văn hóa sâu sắc gắn với Trung Đông và châu Âu. Tuy nhiên, Black nhấn mạnh các bệnh như sốt rét, Ebolo cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Cô giáo mắc bệnh di truyền chưa có thuốc chữaLần lượt mất đi 2 người anh trai và 1 chị gái, chị Nụ tiếp tục phát hiện ra mình cũng bị bệnh, phải rời bỏ bục giảng để chữa bệnh. Gãy 10 chiếc xương sườn vì lạm dụng kem chống nắng 0 6 Sau cơn ho, bất ngờ 10 chiếc xương sườn của cô gái bị gãy. Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân của tình trạng này là bệnh nhân sử dụng kem chống nắng quá nhiều. Xem thêm: Lòng Biết ơn Là Gì – Lòng Biết ơn Gratitude! Lòng 01:16 Chế tạo da người chỉ trong gần một phút 0 2 Sản phẩm da nhân tạo được làm từ các tế bào và collagen. Nó mang theo đặc tính hóa học, sinh học tương tự da người thật. Chi nghìn USD xét nghiệm ADN xem con có phải thần đồng 0 2 Với gói xét nghiệm của Gene Discovery, phụ huynh ở Trung Quốc biết con có năng khiếu môn gì. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng chưa có cơ sở khoa học để kết luận việc này. Thêm 18 F1 ở Sóc Trăng có kết quả âm tính với nCoV 0 10 Các mẫu bệnh phẩm này do Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm. Hồi sức tích cực cho hai bệnh nhân Covid-19 tại Hải Dương 0 Ngoài hai người trên, Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương đang điều trị cho 138 trường hợp mắc Covid-19. Có nên tự ngâm rượu bằng thảo dược? 0 2 “Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo. Biện pháp giúp hạn chế sự lây lan của biến chủng SARS-CoV-2 mới 0 17 Tuân thủ quy tắc phòng dịch là chìa khóa giúp chúng ta hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm virus biến chủng mới, nhất là khi nó có thể dễ dàng lây lan trong không khí. Thêm 20 ca mắc Covid-19 0 147 Hải Dương là tỉnh ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất (14 người). Hầu hết bệnh nhân vừa có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 là F1. Biến chủng SARS-CoV-2 mới từ Anh ngày càng lây lan nhanh 0 21 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, biến chủng B117 ngày càng lây lan nhanh. Gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ đã phát hiện người nhiễm loại virus này. Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra khu cách ly tại Bệnh viện Quân Y 175 0 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết dịch Covid-19 tại TP.HCM diễn biến rất khó lường. Do đó, cơ sở y tế cần kích hoạt hệ thống phòng dịch ở mức độ cao nhất. Xem thêm: Scout Là Gì Hai loại vaccine của Việt Nam có thể chống lại biến chủng nCoV mới 0 31 Việt Nam đang thử nghiệm hai loại vaccine Covid-19 cùng lúc. Nano Covax và COVIVAC được đánh giá là an toàn và có khả năng chống lại biến chủng SARS-CoV-2 mới. Chuyên mục: Hỏi Đáp .tags a { #footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;} |