Kiến thức là vô biên nhưng khả năng của con người thì giới hạn nhưng để phát triển thì con người luôn luôn phải trau dồi thêm kiến thức để phát triển từng ngày. Kiến thức mà bạn học được có thể từ thầy cô, bạn bè, những trải nghiệm thực tế,…và đặc biệt là từ những tài liệu mang tính chuyên môn đã được biên soạn dựa trên sự nghiên cứu và chắt lọc thông tin một cách kỹ lưỡng. Vậy biên soạn là gì? Và những câu hỏi có liên quan sẽ được tổng hợp trong bài viết sau.

Bạn đang xem: Biên soạn là gì

1. Biên soạn là gì?

Biên soạn chính là đi thu thập và chọn lọc những tài liệu theo chủ đề và tổng hợp lại để viết thành sách hoặc một bài viết. Việc biên soạn này có liên quan mật thiết đến lĩnh vực giáo dục trong việc biên soạn giáo trình, lĩnh vực khoa học đối với các tài liệu nghiên cứu,…

Biên soạn là gì?

1.1. Biên soạn giáo trình Đại học và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp

Nếu bạn là sinh viên tại các trường Đại học thì hẳn đã quen với chương trình học theo tín chỉ. Bên cạnh việc học tập và nghiên cứu theo các đầu sách mà giảng viên gợi ý cho mỗi môn học thì cũng sẽ có những môn học được giảng dạy theo các giáo trình được biên soạn bởi chính các giảng viên bộ môn đó. Nếu bạn chưa hiểu rõ về việc học theo các giáo trình biên soạn như thế nào thì hãy theo dõi ví dụ sau đây.

Ví dụ thực tế về việc biên soạn giáo trình trong lĩnh vực được thể hiện như sau:

Tại các trường Đại học và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp khác ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu theo các đầu sách tham khảo mà giảng viên gợi ý cho sinh viên ra, các giảng viên còn thực hiện công tác biên soạn giáo trình với các mục đích chính như sau:

Biên soạn giáo trình Đại học và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp

Thứ nhất để xây dựng được một chương trình giảng dạy phù hợp với số lượng tín chỉ mà sinh viên sẽ học trong 1 học kỳ. Nội dung kiến thức cho môn học đó sẽ được phân chia sao phù hợp đối với chương trình giảng dạy và thời gian học của sinh viên. Và đây cũng chính là căn cứ để có thể tính học phí theo mỗi tín chỉ cho sinh viên.

Thứ hai việc biên soạn giáo trình theo từng bộ môn sẽ giúp cho việc tổng hợp và cập nhật những kiến thức nền tảng cũ và mới. Việc biên soạn sách không chỉ giúp cho sinh viên được học thêm các kiến thức mới từ người hướng dẫn mà còn giúp cho giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ biên soạn và giảng dạy ngày một cao hơn.

1.2. Quy định về biên soạn giáo trình đối với các cấp bậc Đại học và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp

Căn cứ theo thông tin trong thông tư số 76 của Bộ Tài Chính năm 2018 có quy định về việc hướng dẫn biên soạn và mức chi phí đối với giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy tại các trường Đại học, tổ chức giáo dục nghề nghiệp bao gồm các thông tin như sau:

Quy định về biên soạn giáo trìnhđối với các cấp bậc Đại học và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp

Các đối tượng áp dụng việc thực hiện theo các quy định có trong thông tư 79 của Bộ Tài Chính, căn cứ theo điều 1 tại mục số 2 của thông tư: Các trường Đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục công lập sẽ được hỗ trợ về mặt kinh phí từ hệ thống các ngân hàng nhà nước phục vụ cho việc tổ chức chương trình đào tạo và thực hiện biên soạn giáo trình phù hợp cho từng môn học.

Tại điều 2 trong thông tư có quy định về nguồn chi phí phục vụ cho việc tổ chức và xây dựng chương trình đào tạo cũng như việc biên soạn giáo trình theo môn học thì có thể dựa theo 2 nguồn chính như sau:

Thứ nhất là nguồn tài chính từ ngân hàng nhà nước: Việc biên soạn giáo trình của các đơn vị giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hỗ trợ về mặt tài chính từ các ngân hàng theo đúng quy định.

Thứ hai là nguồn tài chính từ các nguồn kinh phí khác nhưng phải đảm bảo tính hợp pháp và theo đúng quy định của pháp luật về việc tổ chức chương trình đào tạo và biên soạn giáo trình môn học.

Quy định về biên soạn giáo trìnhđối với các cấp bậc Đại học và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp

Và thứ ba đó chính là việc biên soạn giáo trình dựa trên nhiều nguồn tài liệu, tác phẩm khác nhau sẽ giúp cho sinh viên có cái nhìn đa chiều hơn, nâng cao tư duy và khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, nghiên cứu, biện luận cho mỗi vấn đề được đưa ra. Hiểu sâu hơn và biết rộng chính là một trong những việc mà sinh viên cần phải làm ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc nghiên cứu và rèn luyện dựa trên những kiến thức có trong các giáo trình biên soạn để theo sát chương trình học sẽ giúp cho sinh viên đạt được kết quả học tập tốt hơn.

1.3. Quy trình biên soạn giáo trình Đại học bao gồm những bước như thế nào?

Căn cứ theo điều 7 trong thông tư số 04 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy trình thực hiện biên soạn giáo trình Đại học bao gồm các bước cụ thể như sau:

Việc tổ chức biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy cần có sự chỉ đạo từ trên xuống dưới. Cụ thể khoa sẽ là bên trực tiếp đến hiệu trưởng về việc tổ chức biên soạn ra các giáo trình phù hợp đối với từng bộ môn. Sau đó, hiệu trưởng trường sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp dưới để thực hiện việc biên soạn giáo trình.

Đề xuất và giao nhiệm vụ cho những người có đủ trình độ, đã từng có kinh nghiệm biên soạn và đáp ứng đầy đủ về chuyên môn để thực hiện việc biên soạn tài liệu. Việc đề xuất này sẽ do hội đồng Khoa học và hội đồng đào tạo khoa làm việc với hiệu trưởng trong việc thành lập ban biên soạn.

Quy trình biên soạn giáo trình Đại học bao gồm những bước như thế nào?

Như vậy, trách nhiệm biên soạn giáo trình Đại học này sẽ thuộc về hai đối tượng: Một là một ban biên soạn bao gồm nhiều thành viên, hai là cá nhân nhà khoa học sẽ là những người có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ và chính xác các nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: Ram Ảo Là Gì – 3 Bước Tăng Ram Ảo Cho Máy Tính

Tiếp theo các đối tượng chịu trách nhiệm biên soạn giáo trình Đại học này sẽ thực hiện lập dự thảo đề cương chi tiết và báo cáo lên hội đồng khoa học và hội đồng đào tạo của khoa về giáo trình Đại học.

Sau khi dự thảo đề cương chi tiết được duyệt thì cá nhân và ban biên soạn sẽ tiếp tục thực hiện công việc chính đó là biên soạn giáo trình. Để chất lượng của giáo trình Đại học được đảm bảo, tất cả các giáo trình sẽ được thẩm định lại bởi hội đồng thẩm định do hiệu trưởng lập. Kết quả những giáo trình đạt chất lượng, yêu cầu và tiêu chuẩn sẽ được thông báo đến Hiệu trưởng thông qua các ý kiến và đánh giá.

Và cuối cùng là các giáo trình sẽ được đưa đi in ấn và đưa vào giảng dạy trực tiếp sau khi đã được cân nhắc, xem xét từ hiệu trưởng với các ý kiến của hội đồng thẩm định giáo trình trước đó. Hiệu trưởng sẽ là người quyết định cuối cùng việc các sản phẩm biên soạn có được sử dụng và đưa vào giảng dạy hay không.

Mỗi năm giáo trình có thể sẽ được chỉnh sửa tùy theo mục đích sử dụng và xu hướng giáo dục, thời đại. Việc chỉnh sửa hoặc thay đổi giáo trình biên soạn cũng được thực hiện áp dụng từ trên xuống dưới như quá trình biên soạn giáo trình.

Quy trình biên soạn giáo trình Đại học bao gồm những bước như thế nào?

Đó chính là ví dụ điển hình cho công việc biên soạn, đặc biệt là quá trình biên soạn giáo trình Đại học trong môi trường giáo dục mà bạn có thể tham khảo. Vậy đối với các lĩnh vực khác thì công việc biên soạn này sẽ được thực hiện như thế nào? Và liệu rằng việc biên soạn ra các tác phẩm biên soạn có phải là một tác phẩm phái sinh hay không? Đây cũng chính là đề mục chính trong phần nội dung tiếp theo mà chúng ta sẽ cùng bàn tới.

2. Tác phẩm biên soạn có phải là một tác phẩm phái sinh?

Tác phẩm phái sinh được định nghĩa theo luật sở hữu trí tuệ đó chính là sự sáng tạo với quy mô lớn dựa trên các sản phẩm/tác phẩm đã có sẵn và được bảo hộ về bản quyền.

Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì tác phẩm phái sinh có thể là các tác phẩm được dịch từ các ngôn ngữ khác nhau, các tác phẩm cải biên, chuyển thể, phóng tác hay tuyển chọn và trong đó cũng có cả các tác phẩm biên soạn.

Tác phẩm biên soạn có phải là một tác phẩm phái sinh?

Tại điều 8, khoản 4 trong luật sở hữu trí tuệ thì các tác phẩm phái sinh vừa kể tên trong đó có tác phẩm biên soạn đều được bảo hộ bản quyền từ khi được sáng tạo ra. Trong đó, điều kiện để các tác phẩm phái sinh được bảo hộ bản quyền đó chính là không được phương hại và làm ảnh hưởng đến bản quyền của tác giả và tác phẩm gốc của họ, căn cứ theo luật sở hữu trí tuệ tại điều 6 – khoản 1 và điều 14 – khoản 2.

Để bảo vệ quyền lợi cho các tác phẩm biên soạn mà bạn đã tạo ra thì bạn hãy đăng ký bản quyền cho tác phẩm biên soạn của bạn. Thủ tục đăng ký được quy định rõ trong nghị định số 22 điều 34, khoản 1 do Chính phủ ban hành năm 2012 bao gồm các loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị như sau:

– Tờ khai theo mẫu về quyền đăng ký tác giả

– Tác phẩm biên soạn mà bạn cần đăng ký bản quyền cần được sao thành hai bản

– Giấy ủy quyền áp dụng khi người nộp đơn là người được tác giả ủy quyền

– Đưa ra các tài liệu để chứng minh về bản quyền đối với các tác phẩm biên soạn được thừa kế, kế thừa hay được chuyển giao từ người khác.

– Đưa ra các tài liệu khẳng định về sự chấp thuận của các đồng giả tạo ra các tác phẩm biên soạn.

Xem thêm: Sober Là Gì – Nghĩa Của Từ Sober Trong Tiếng Việt

– Mang theo các văn bản chứng minh sự chấp thuận của người đồng biên soạn tác phẩm và muốn có quyền sở hữu bản quyền chung đối với các tác phẩm biên soạn đó.

Tác phẩm biên soạn có phải là một tác phẩm phái sinh?

Nếu bạn là một nhà khoa học, hay một nhà báo, một nhà văn, một biên tập viên,….hay bạn cũng có thể là một giáo viên, giảng viên – những người có thể ít nhiều biết đến khái niệm biên soạn. Cho dù là bạn làm việc trong ngành nào thì hy vọng sau bài viết này các bạn đã tự tìm ra được cho mình câu trả lời cho câu hỏi biên soạn là gì?

Mô tả công việc biên tập viên truyền hình – Góc nhìn qua ống kính

Biên tập viên truyền hình là làm những công việc gì? Mức lương và quyền lợi của công việc này ra sao? Để có thêm các thông tin chi tiết về việc làm này mời các bạn cùng tham khảo bài viết ngay say đây!

Chuyên mục: Hỏi Đáp