CTYPE html> Biến, hằng và các kiểu dữ liệu cơ bản trong Ngôn ngữ lập trình C– Bài 3 – Đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp

*

It-Pro Training

*

*

Cú pháp khai báo biến: Kiểu_dữ liệu Tên_biến; trong đó Kiểu_dữ liệu sẽ xác định kiểu của dữ liệu và tên biến đó lưu trữ, Tên_biến là một định danh được gán cho vùng nhớ chứa biến và dùng để truy xuất giá trị của biến, dấu “;” dùng để xác định sự kết thúc của câu lệnh khai báo biến.Ví dụ : int integer1; Thì trình biên dịch sẽ cấp cho chương trình một khoảng bộ nhớ (2 Bytes) có tên tà integer1 dùng để lưu trữ giá trị của một số nguyên nào đó.Trong một dòng lệnh ta có thể khai báo nhiều biến cùng kiểu bằng các phân tách các biến đó bởi dấu phẩy “,” theo cú pháp như sau :Kiểu_dữ liệu Tên_biến_1, Tên_biến_2, Tên_biến_1 …, Tên_biến_n;Ví dụ : int integer1, integer2, integer3;Ví dụ :

*

2.Đặc trưng của biến

Vị trí khai báo của biến : Là đặc trưng quan trọng nhất của biến, nó sẽ xác định phạm vi sử dụng và thời gian tồn tại của biến trong chương trình. Trong lập trình C người ta phân biệt 2 loại biến dựa trên vị trí khai báo đó là Biến toàn cục và Biến cục bộ.

Bạn đang xem: Biến là gì

Biến toàn cục : Nếu một biến được khai báo ở bên ngoài khối lệnh (Nghĩa là ở bên ngoài các hàm) thí nó sẽ được gọi là biến toàn cục, phạm vi hoạt động của nó sẽ có giá trị từ vị trí khai báo đến hết chương trình. Nó có thể được truy xuất bởi bất cứ hàm nào bắt đầu từ vị trí khai báo đến hết chương trình, thời gian tồn tại của biến trong suốt thời gian chương trình hoạt độngBiến cục bộ : Là biến được khai báo bên trong khối lệnh (Bên trong phạm vi của hàm), phạm vi sử dụng của biến là bên trong khối lệnh (Trong phạm vi của hàm), thời gian tồn tại của Biến là thời gian bắt đầu chương trình sử dụng khối lệnh đó đến khi chương trình kết thúc sử dụng khối lệnh.

Xem thêm: Sửa Lỗi Fake Serial Number Của Idm, 4 Cách Sửa Lỗi Idm Báo Fake Serial Number

3. Loại biến

Mỗi biến sau khi khai báo còn được đặc trưng bởi các từ khóa đi kèm phía trước như static, auto, extern, register, const,..Từ khóa auto dùng để chỉ rõ tính cục bộ của biến được khai báo bên trong hàm, vì các bến này đương nhiên là biến cục bộ nên từ khóa này trong lập trình C ít sử dụng.Từ khóa extern được sử dụng khi chương trình viết trên nhiều file, từ khóa register được sử dụng để xác định một biến cục bộ có thể được lưu trữ trong các thanh ghi SI, DI…do vậy biến sử dụng register thường để tăng tốc độ truy vấn thông tin gắn với vòng lặp.Từ khóa static khi được sử dụng với biến toàn cục thì biến đó được gọi là biến tĩnh toàn cục, khi nó được sử dụng với biến cục bộ thì nó là biến tĩnh cục bộ, cả biến tĩnh toàn cục và cục bộ đều tồn tại (giá trị lưu trữ không bị mất đi) trong suốt quá trình chương trình chạy.

Xem thêm: Ward Là Gì

4. Phép gán

Bảng dưới đây mô tả các kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình C.Để thiết lập giá trị của một biến, ngườita thiết lập giá trị cho biến đó thông qua phép gán giá trị của biến.Ví dụ :height = 8;length = 10;width = 12;Trước khi thiết lập giá trị cho biến thìbiến đó cần phải được khai báo.Ví dụ :int height = 8; hoặcint height;height = 8;Ngoài ra một biến có thể được gán giá trịbằng một biểu thức. Ví dụ :int volume = height * length* width;

5. Tự thiết lập giá trị cho biến

Nếu một biến chỉ được khai báo mà chưathiết lập giá trị ban đầu cho biến đó thì biến đó có thể tự thiết lập giá trịban đầu cho chính nó hoặc không tự thiết lập (Vấn đề tự thiết lập giá trị ban đầuhay không phụ thuộc vào kiểu giá trị của biến). Đây là vấn đề của trình biên dịchngôn ngữ lập trình C/C++. Một số trình biên dịchkhông tự động khởi tạo hầu hết cácbiến thành một giá trị nhất định (chẳng hạn như 0).Do đó, khi một biến đượcgán một vị trí bộ nhớ bởi trình biên dịch, giá trị mặc định của biến đó là bấtcứ giá trị (rác) nào xảy ra ở vị trí bộ nhớ đó!

6. Các kiểu dữ liệu cơ bản

Bảng dưới đây mô tả các kiểu dữ liệu cơ bản trong lập trình C.

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp