Bệnh xã hội được coi là những căn bệnh rất khó chữa trị. Chúng vô cùng nguy hiểm và dễ dàng lây lan. Vậy bệnh xã hội là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về rõ hơn về loại bệnh này qua bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Bệnh xã hội là gì

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội” được hiểu là một thuật ngữ chung, dùng để chỉ một nhóm bệnh lây lan nhanh chóng và chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh có tác động xấu đến toàn xã hội bởi tốc độ lây lan cũng như nguy cơ lây nhiễm là rất lớn.

Đồng thời, bệnh còn có thể lây truyền giáp tiếp từ mẹ sang con hoặc qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng với tốc độ chóng mặt mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để.

*

Điều này làm ảnh hưởng cực kì xấu đến mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, hiệu quả công việc cũng như đời sống tinh thần bị suy giảm, là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và nền kinh tế đất nước bị trì trệ.

Các bệnh xã hội điển hình hiện nay

Bệnh xã hội, đang dần trở thành vấn nạn bởi sự gia tăng cả về số người nhiễm bệnh và các loại bệnh. Bệnh xã hội là một nhóm rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng điển hình và nguy hiểm nhất hiện nay có thể kể đến một số bệnh sau:

1. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai đang là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh lây lan chủ yếu và nhanh chóng qua đường tình dục. Tác nhân gây ra bệnh là xoắn khuẩn giang mai Treponema pallium.

Bệnh thường khó phát hiện, nên có thể sẽ vô tình lây nhiễm cho những người có quan hệ tình dục với mình. Đối với phụ nữ mang thai có thể lây nhiễm bệnh cho thai nhi.

*

Đây được gọi là trường hợp giang mai bẩm sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe em bé như các dị tật bẩm sinh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh giang mai đang là mối đe dọa lớn cho gia đình và xã hội bởi các biến chứng nguy hiểm nó gây ra đó là: viêm khớp tổn thương não, mù lòa…..

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giang mai do một loại vi khuẩn có tên là treponema pallidum gây ra.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh giang mai trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng có thể phát hiện ra các biểu hiện bất thường của bệnh để có phương án chữa trị kịp thời. Các giai đoạn của bệnh bao gồm:

Giai đoạn đầu: Người bệnh sẽ nhận thấy các vết loét tại bộ phận sinh dục, được gọi là các nốt săn giang mai. Những nốt này thông thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ, không gây ra cảm giác đau hay ngứa cho người bệnh. Những vị trí các nốt này xuất hiện thường là hai bên bẹn và xung quanh dương vật ở nam giới, môi âm hộ ở nữ giới.Giai đoạn 2: Lúc này, các vết mẩn nổi lên khắp cơ thể người bệnh, đặc biệt là tại lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng chúng vẫn không gây ngứa. Sau đó, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác như: cảm cúm, căng thẳng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc nhiều, sốt và tụt cân không rõ nguyên nhân. Bệnh ở giai đoạn này vẫn chưa được phát hiện để điều trị thì có thể dẫn đến giang mai mãn tính.Giai đoạn 3: Đây được coi là giai đoạn tiềm ẩn bới giai đoạn này có thể kéo dài đến nhiều năm sau, khi mà các triệu chứng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 biến mất. Các virut gây bệnh lúc này vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, tuy nhiên chúng không gây ra bất kì các triệu chứng bất thường nào cho bạn.Giai đoạn cuối: Khi bệnh không được phát hiện và điều trị, bệnh sẽ chuyển biến đến giai đoạn cuối với hậu quả có thể xảy ra là gây tử vong cho người bệnh. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ gây ra ở khắp cơ thể, như xương khớp, tổn thương hệ thần kinh dẫn đến mất trí nhớ, gây mù lòa…..trường hợp nghiêm trọng là dẫn đến tử vong.

*

2. Bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội do virut HPV gây ra, lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Virut HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung cho nữ giới, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng sinh sản. 

*

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gặp phải khi bị virut HPV tấn công hoặc bạn cũng có thể mắc bệnh khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh,tiếp xúc với dịch nhầy, mủ và máu hay vết thương hở của người bệnh. Sùi mào gà cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng điển hình của bệnh bạn có thể dễ dàng nhận thấy là những nốt sùi hoặc các mụn nhỏ li ti xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Các nốt này cũng có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi hậu môn nếu quan hệ tình dục với người mắc bệnh bằng đường miệng và đường hậu môn. 

Một số triệu chứng cụ thể khi mắc bệnh sùi mào gà:

Đối với nam giới: Các nốt sùi xuất hiện đơn lẻ, nhô cao, màu hồng hoặc hồng nhạt dọc xung quanh dương vật. Các nốt này không gây ngứa hay cảm giác khó chịu. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, các nốt này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, kết lại thành từng mảng, từng chùm lớn như mào gà hoặc như bông súp lơ.Ở nữ giới: Bạn sẽ nhận thấy các nốt u nhú mềm, màu hồng hoặc trắng ngà ở cơ quan sinh dục. Chúng cũng kết thành từng mảng như mào gà hay bông súp lơ nhưng không gây ra cảm giác đau ngứa. Tuy nhiên, các nốt này rất dễ chảy máu, khi chảy máu, dịch trong máu mang theo virut có thể lây lan sang các vùng xung quanh bộ phận sinh dục của bạn.

Bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ như: ung thư cổ tử cung, dương vật, hậu môn hay ung thư vòm họng

Tất cả những biến chứng này đe dọa trực tiếp đến chức năng sinh sản của cả hai giới, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.

*

3. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là căn bệnh do virut có tên là Herpes simplex ( HSV) gây nên. SV được chia thành 2 loại là HSV 1 và HSV 2. Mỗi loại gây ảnh hưởng đến từng bộ phận khác nhau cho người bệnh.

Cụ thể, HSV 1 gây ra những biến chứng từ vùng eo người bệnh trở lên cụ thể là gây ra các vết loét ở môi, miệng….. HVS 2 gây ra những nguy hiểm cho vùng thắt lưng trở xuống gây ra các vết ở loét, tổn thương tại các bộ phận sinh dục của người nhiễm bệnh. HSV 2 là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh mụn rộp sinh dục.

*

Nguyên nhân gây bệnh

Mắc bệnh trực tiếp do virut HSV gây ra. Ngoài ra, chúng ta có thể lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vết thương hở hay máu của người bệnh.

Người mẹ mang thai cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi qua bộ phận sinh sản. Mặt khác, chúng ta cũng có thể nhiễm bệnh khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Thông thường, sau khi nhiễm bệnh từ 4 ngày đến 1 tuần. Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như:

Mụn nước mọc lên tại cơ quan sinh dục, có thể mọc lẻ tẻ hoặc mọc tập trung thành từng cụm.Các nốt mụn thường rất dễ vỡ, gây ra hiện tượng lở loét và cảm giác đau đớn cho người bệnh, dịch từ các nốt mụn này chảy ra sẽ lây lan sang các vùng xung quanh, mở rộng phạm vi tổn thương cho người bệnh.

Mụn rộp sinh dục và nguyên nhân gây gia tăng các nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm khác như: sùi mào gà, bệnh lậu, viêm màng não, viêm cổ tử cung….

Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc phải virut HSV sẽ rất dễ có nguy cơ xảy thai, sinh non, thai nhi có nguy cơ viêm màng mãi, loét giác mạc rất cao.

4. Bệnh Chlamydia

Chlammydia là một bệnh xã hội phổ biến nên có không ít người mắc phải bệnh này. Bệnh do vi khuẩn chlamydica trachomatis gây ra, lây nhiễm chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra, việc quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn cũng là nguy cơ gây bệnh cho bạn

*

Nguyên nhân mắc bệnh

Bệnh chlamydia do loại vi khuẩn có tên là chlamydia trachomatis gây ra. Vi khuẩn chlamydia chủ yếu lây lan bệnh cho người khác chủ yêu qua con đường tình dục.

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh chlamydia, thai nhi cũng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ người mẹ thông qua việc sinh nở bằng biện pháp sinh thường.

Các vi khuẩn lưu trú tại âm đạo của người mẹ lúc này sẽ có cơ hội tiếp xúc với em bé sau đó sinh sôi gây bệnh. Điều này sẽ khiến cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt vô cùng nguy hiểm.

Nhiễm bệnh chlamydia là nguyên nhân dẫn đến sinh non cho thai phụ. Do đó, trong quá trình mang thai của mình, nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất, bạn nên thường xuyên đi khám thai định kì để phát hiện sớm các nguy cơ của bệnh. 

Triệu chứng của bệnh

Chlamydia hầu như không có biểu hiện rõ rệt nên nhiều lúc, sau khi bạn quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh đến vài tuần bạn cũng sẽ không nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh không gây ra các triệu chứng thì nó vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan sinh dục của bạn. Các triệu chứng của bệnh Chlamydia có thể nhận thấy là:

Đối với nữ giới

Dịch âm đạo tiết bất thường, khác cả về màu và mùi đặc trưngCảm giác nóng rát khi bạn tiểu tiện

Ở nam giới

Tiết dịch bất thường tại lỗ sáoĐau và nóng rát khi tiểu tiệnTinh hoàn ở một hoặc ở cả 2 bên bị sưng, đau.

Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh chlamydia khi có quan hệ tình dục, thậm chí quan hệ qua đường hậu môn hoặc đường miệng cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Các triệu chứng lúc này bạn có thể gặp là xuất huyết âm đạo và đau trực tràng.

Khi cảm thấy nghi ngờ mình nhiễm bệnh hoặc bạn tình mình đã bị nhiễm bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. 

5. Bệnh lậu

Bệnh lậu cũng là một trong những bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục (STI), do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus gây ra.

Ngoài ra, bệnh có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua việc quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hay hậu môn. Mặt khác, việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho bạn.

*

Bệnh lậu gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng người bệnh. Bệnh cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho cơ quan sinh sản của nữ giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus trực tiếp gây ra bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây truyền gián tiếp thông qua việc quan hệ tình dục ở nam và nữ.

Khi bạn tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng hay hậu môn của người đang bị nhiễm vi khuẩn lậu thì bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao

Thai nhi có thể nhiễm bệnh khi người mẹ sinh con bằng biện pháp sinh thường. Lúc này, các vi khuẩn tại âm đạo của người mẹ sẽ bám vào cơ thể trẻ sơ sinh và sinh sôi, tấn công gây bệnh cho trẻ.

Triệu chứng bệnh

Thông thường, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng của bệnh sau từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bị nhiễm bệnh không phát hiện ra bất kì triệu chứng nào của bệnh. Các triệu chứng của bệnh lậu ở nam và nữ giới có những biểu hiện khác nhau cụ thể là:

Ở nam giới

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 1 tuần khi bị nhiễm bệnh. Triệu chứng đầu tiên là các giác nóng rát và đau đớn khi tiểu tiện.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, nam giới sẽ đi tiểu nhiều, kèm theo các biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, đầu dương vật có thể bị sưng hoặc mẩn đỏ, tinh hoàn sưng đau. Ngoài ra, người bệnh còn gặp hiện tượng viêm họng dai dẳng. 

Trong trường hợp bệnh không được phát hiện sớm, hay không được điều trị đúng cách và dứt điểm có thể gây tổn thương niệu đạo và tinh hoàn, lan rộng tới trực tràng đe dọa sức khỏe sinh sản cũng như tinh thần người bệnh.

Đối với nữ giới

Các triệu chứng của bệnh lậu đối với nữ giới thường khó phát hiện, bởi các triệu chứng xảy ra với nữ giới thường nhẹ hơn, tương đối giống với các bệnh nhiễm trùng thông thường.

Các triệu chứng lúc này là: ra dịch âm đạo màu trắng kem hoặc hơi xanh, đau và nóng rát khi đi tiểu, thường xuyên tiểu tiện hơn, chu kì kinh kéo dài, viêm họng, đau khi quan hệ tình dục và đau ở vùng bụng dưới.

Bệnh lậu nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ như viêm tinh hoàn, viêm âm đạo, viêm buồng trứng….

Những biến chứng này đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, nguy cơ vô sinh là điều khó tránh khỏi.

Xem thêm: wonton là gì

Các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội

Xét nghiệm bệnh giang mai

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai bao gồm:

Xét nghiệm mẫu dịch

Đây là phương pháp được thực hiện khi bệnh đã có triệu chứng rõ ràng. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu bệnh tại các vết loét của người bệnh soi dưới kính hiển vi để tìm ra các xoắn khuẩn.

Đây là phương pháp cho hết quả chính xác cao, tuy nhiên chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới có thể áp dụng phương pháp này.

*

Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp thực hiện khi bệnh đã trải qua giai đoạn đầu mà không được phát hiện. Bước sang giai đoạn 2, các xoắn khuẩn mới bắt đầu ăn sâu vào máu. Lúc này áp dụng phương pháp xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác.

Xét nghiệm RPR và TPHA

Khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh giang mai, phương pháp xét nghiệm được áp dụng lúc này là xét nghiệm Rapid Plasma Reagin (RPR) và xét nghiệm Treponema Pallidum Haemagglutination Assay (TPHA).

Trong đó, RPR là phương pháp xét nghiệm không đặc hiệu, TPHA là xét nghiệm đặc hiệu.

Đối với xét nghiệm RPR: Nếu kết quả cho ra là âm tính thì người bệnh không mắc bệnh, kết quả cho ra là dương tính thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng cho ra kết quả chính xác. Ở giai đoạn đầu, thời gian ủ bệnh kéo dài, đôi khi có những trường hợp người bệnh làm xét nghiệm RPR vẫn cho ra kết quả âm tính.Xét nghiệm TPHA: Đây là phương pháp liền kề phương pháp xét nghiệm RPR sau khi cho ra kết quả dương tính. Nếu xét nghiệm TPHA vẫn cho kết quả là dương tính thì tỉ lệ phần trăm cho thấy bạn mắc bệnh là rất cao.Xét nghiệm dịch não tủy

Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp bệnh đã biến chứng nặng. Xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, bắt đầu huy hoại nghiêm trọng hệ thần kinh cũng như sức khỏe của bạn.

Xét nghiệm bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có tới 180 loại chủng virut khác nhau. Trong đó, nguy hiểm nhất là chủng 16 và chủng 18. Hai chủng virut này là tác nhân gây ra các biến chứng ung thư cho người bệnh. Do đó, cần tiến hành xét nghiệm từng chủng để có biện pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả.

*

Xét nghiệm bằng cách kiểm tra tổ chức tế bào

Đây được gọi là phương pháp cận lâm sàng, cho ra kết quả nhanh chóng và độ chính xác cao. Các bác sĩ sẽ trực tiếp lấy tế bào của các nốt sùi, mụn nước nghi ngờ là sùi mào gà để thực hiện xét nghiệm tìm virut sùi mào gà thuộc chủng nào, mức độ nguy hiểm ra sao.

Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp xét nghiệm bệnh sớm, áp dụng đối với những trường hợp bệnh còn đang trong giai đoạn ủ bệnh. Từ hết quả phân tích của mẫu máu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được rằng người làm xét nghiệm có bị nhiễm virut sùi mào gà hay không.

Xét nghiệm bằng Axit axetic

Xét nghiệm bằng axit axetic là việc các bác sĩ sẽ dùng dung dịch axit axetic với nồng độ cồn thích hợp, bôi lên vùng da tổn thương từ 2-5 phút. Đối với xét nghiệm tại hậu môn thì thời gian chờ kết quả là 15 phút. Lúc này các nốt sùi chuyển sang màu trắng thì chắc chắn rằng bạn đã mắc bệnh sùi mào gà.

Xét nghiệm bằng PAP Smear

Bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm bằng PAP Smear, quan sát dưới kính hiển vi. nếu thấy vùng da bị bệnh viêm đỏ cho thấy rằng bạn đã mắc bệnh sùi mào gà.

Xét nghiệm bệnh mụn rộp sinh dục

Phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm máu

Tiến hành xét nghiệm máu, mục đích là để các bác sĩ tìm ra kháng thể Herpes IgG IgM. Thông thường, xét nghiệm virut HSV bằng máu sẽ cho ra 4 trường hợp là:

Herpes IgG dương tính, Herpes IgM âm tính: Có thể là do người bệnh đã từng bị nhiễm HSV nhưng ở thời điểm thực hiện xét nghiệm lại không có triệu chứng của bệnh do virus vẫn đang tiềm ẩn trong cơ thể.Herpes IgG dương tính, IgM dương tính: Xảy ra trong trường hợp người bệnh từng bị nhiễm HSV và lúc này bệnh đang có các biểu hiện phát triển mạnh mẽ.Herpes IgG âm tính, IgM dương tính: Kết quả này do người bệnh chưa từng bị nhiễm HSV nhưng hiện tại đang bị nhiễm bệnh ở giai đoạn cấp tính lần đầu tiên.Herpes IgM âm tính, IgG âm tính: Đây là hết quả tốt. Cho thấy người bệnh hiện tại không bị nhiễm virus HSV.

*

Phương pháp phản ứng chuỗi polymerace (PCR)

Các bác sĩ sẽ tiến hành thử nghiệm DNS thông qua mẫu máu, mẫu mô hoặc tủy của người bệnh. Nhằm phát hiện virut HSV và virut ở mức độ nào của mẫu bệnh phẩm.

Phương pháp kiểm tra hình thái virut

Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô từ vết loét để làm xét nghiệm. Soi qua kính hiển vi để nhận dạng loại virut HSV. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối tốn kém nên ít được áp dụng.

Xét nghiệm bệnh Chlamydia

Các phương pháp xét nghiệm là:

Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test)

Thực hiện xét nghiệm bằng cách lấy mẫu dịch từ vùng kín của người bệnh. Phương pháp này hiệu quả đến 99%. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị cho ra kết quả sai lệch. Do vậy, có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

*

Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlammydia IgA

Đây là phương pháp xét nghiệm bằng việc lấy mẫu huyết thanh của người bệnh. Nhằm phát hiện ra kháng thể Chlamydia IgG và IgA để đánh giá tình trạng bệnh.

Xét nghiệm này có hiệu quả cao, với quy mô sàng lọc lớn, không cần vi khuẩn phải còn sống. Tuy nhiên, đối với các mẫu lấy từ đại tràng, cơ quan hô hấp thì không được áp dụng.

Xét nghiệm Chlamydia PCR

Phương pháp này cũng lấy mẫu bệnh từ dịch tại cơ quan sinh dục, song được thực hiện với kĩ thuật hiện đại hơn. Phương pháp này có thể phát hiện vi khuẩn ở mẫu nước tiểu, đại tràng và cơ quan hô hấp. Tuy nhiên với các mẫu này đòi hòi vi khuẩn phải còn sống.

Xét nghiệm bệnh lậu

Xét nghiệm vi khuẩn lậu trực tiếp.

Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến, mang lại hiệu quả nhanh nhất. Phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm dịch: Các bác sĩ sẽ tìm song cầu lậu khuẩn bằng cách lấy mẫu dịch âm đạo ở nữ giới hoặc dịch tiết niệu đạo ở nam giới rồi nhuộm và soi tươi. Khi nhận thấy vi khuẩn bắt màu gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân có nghĩa là lúc này bạn đã bị nhiễm khuẩn lậu.Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: Là những xét nghiệm bổ trợ khi các vi khuẩn lậu cầu đã tấn công vào hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, niệu đạo và bang quang của người bệnh.

*

Xét nghiệm tìm kháng nguyên chẩn đoán bệnh lậu

Khi điều trị bệnh lậu, bạn cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm fluoscence: Các bác sĩ sẽ thực nghiệm trực tiếp dịch huỳnh quang bằng cách phát hiện protein lậu màng ngoài kháng thể để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.Xét nghiệm enzyme: Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm biểu thị kháng nguyên lậu cầu gây bệnh nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.Phương pháp nuôi cấy Papsmear

Đây là một trong những phương pháp áp dụng công nghệ y khoa cao trong chẩn đoán bệnh lậu được nhiều tổ chức y tế khuyên áp dụng. Lúc này, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh từ người bệnh, đưa vào môi trường nuôi cấy lý tưởng, sau đó căn cứ vào mẫu này để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp xét nghiệm này thường được chỉ định áp dụng khi bệnh lậu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội

Bệnh xã hội đang là vấn nạn mỗi gia đình và toàn xã hội. Bệnh không ngừng gia tăng về người bệnh cũng như loại bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh là:

Lối sống buông thả

Với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể. Đồng thời, tư tưởng của giới trẻ cũng trở nên thoáng hơn rất nhiều, thậm chí là sống buông thả. Việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với nhiều người là tác hàng đầu làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

*

Thói quen vệ sinh không sạch sẽ

Có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay rất lười trong việc vệ sinh cá nhân, giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng chỗ ở của mình. Đây là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh cho bạn. Bởi, việc vùng kín không được vê sinh sạch sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn thừa cơ hội tấn công gây ra viêm nhiễm. Mặt khác, việc sử dụng chung chạ đồ dùng cá nhân cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây bệnh cho bạn cũng như người dùng chung đồ cá nhân với bạn.

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây cũng là một tác nhân gây bệnh xã hội lây lan nhanh chóng. Việc quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, quan hệ bằng hậu môn. bằng đường miệng giúp vi khuẩn có cơ hội lây lan cho bạn tình của bạn thông qua các dịch tiết âm đạo hoặc tuyến nước bọt…..

Biện pháp phòng chống bệnh xã hội

Nhận thức đúng đắn được mối nguy hiểm của bệnh xã hội và phòng chống bệnh là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng các biện pháp sau:

Xây dựng đời sống tình dục an toàn

Thói quen quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp bạn phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh. Quan hệ tình dục chung thủy giúp bạn tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bạn tình.

*

Cẩn thận trong việc quan hệ tình dục với bạn tình mới, hãy chắc chắn người đó không mắc các bệnh xã hội.

Tránh xa các chất kích thích

Hãy tập thói quen hạn chế hoặc bỏ hẳn các loại chất kích kích giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bạn.

Trang bị thêm cho mình kiến thức về bệnh

Giành thời gian tìm hiểu về các bệnh phổ biến nói chung và bệnh xã hội nói riêng. Điều này sẽ giúp bạn đáng kể trong việc nhận biết để phòng tránh hoặc chữa trị bệnh kịp thời.

Khám sức khỏe định kì

Điều này giúp bạn phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật nói chung và bệnh xã hội nói riêng. Phát hiện sớm để điều trị bệnh hiệu quả và ít tốn kém. Đấy là những lợi ích của việc khám sức khỏe định kì mang lại. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình một lịch khám phù hợp và tuân thủ nó. 

*

Bệnh xã hội chủ yếu lây lan qua con đường tình dục. Với những người có lối sống phóng khoáng hoặc ngoại tình khi đã lập gia đình thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Hãy tập cho mình lối sống lành mạnh, chung thủy để phòng tránh bệnh đồng thời giữ gìn hạnh phúc gia đình tốt nhất.

Địa chỉ khám chữa bệnh xã hội tại Bắc Ninh

Bệnh xã hội ngày nay không còn xa lạ với bất kì người nào trong chúng ta. Việc tìm một địa chỉ khám chữa bệnh không quá khó khăn. Tuy nhiên, để tìm đúng địa chỉ, đem lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất thì không phải là điều dễ dàng. 

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường xảy ra với cơ thể, bạn hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa y tế uy tín để được khám chữa bệnh kịp thời. 

*

Hiện nay, ở Bắc Ninh phòng khám đa khoa Thành Đô, địa chỉ tại số 248 đường Trần Hưng Đạo đang là địa chỉ khám chữa bệnh xã hội uy tín và hiệu quả nhất.

Phòng khám đã và đang chữa trị thành công cho hàng trăm người mắc phải các loại bệnh xã hội điển hình. Phòng khám có những ưu điểm nổi bật như:

Đội ngũ y bác sĩ lành nghề, chuyên môn cao, tận tâm với người bệnhHệ thống trang thiết bị y tế hiện đạiPhương pháp điều trị tiên tiến, không gây đau đớn cho người bệnh, cũng như hạn chế tình trạng bệnh tái phát.Chi phí khám chữa bệnh công khai, minh bạch, niêm yết tại phòng khámMọi thông tin khám chữa của người bệnh đều được bảo mật hoàn toàn.

Xem thêm: Tổ Hợp Tác ( Cooperative Là Gì, Nghĩa Của Từ Cooperative

Với những ưu điểm nói trên phòng khám đã và đang là địa chỉ khám chữa bệnh xã hội chất lượng cao, uy tín hàng đầu Bắc Ninh. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tìm đến khám chữa và điều trị bệnh tại đây.

Chuyên mục: Hỏi Đáp