Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần có những hiểu biết nhất định về chúng.

Bạn đang xem: Bệnh tuyến giáp là gì

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những bệnh về tuyến giáp thường gặp, nguyên nhân gây nên, cách nhận biết cũng như chữa trị hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là bộ phận nằm ở cổ, có hình dạng con bướm và chịu trách nhiệm điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng bộ phận này, đặc biệt là chức năng hoạt động của nó, được gọi là bệnh tuyến giáp.

Vì vùng hạ đồi và tuyến yên đảm đương nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, nên những rối loạn phát sinh tại đây cũng góp phần hình thành nên các bệnh về tuyến giáp.

Các bệnh về tuyến giáp cổ

Nhìn chung, khi nhắc đến những bệnh về tuyến giáp, người ta thường nghĩ đến các bệnh sau:

1. Bệnh suy giáp

Tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết gọi là suy giáp. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do:

Biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giápTác dụng phụ của xạ trị

Đôi khi rối loạn chức năng tuyến yên hoặc vùng hạ đồi cũng có nguy cơ gây suy giáp.

Một người mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ có những triệu chứng như sau:

Mệt mỏiĐờ đẫn, khó tập trungKhô daNhạy cảm với nhiệt độ thấpTăng cânNhịp tim chậm

2. Bệnh cường giáp

Ngược lại với tình trạng suy giáp, cường giáp liên quan đến hàm lượng hormone tuyến giáp quá cao. Ở tình trạng này, dấu hiệu bệnh tuyến giáp có thể kể đến như:

Run tayBuồn nônNhịp tim nhanhMệt mỏiNhạy cảm với nhiệt độ caoTăng nhu động ruộtĐổ mồ hôi nhiềuGặp khó khăn trong việc tập trungSụt cân ngoài ý muốn

Hormone tuyến giáp sản sinh quá nhiều có khả năng là do:

Bướu giáp độc đa nhân

Ngoài ra, nguyên nhân cường giáp còn có thể do hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng hoặc người bệnh hấp thụ iốt quá mức.

Mặt khác, so với suy giáp, cường giáp ít xuất hiện hơn.

3. Bệnh Hashimoto

Hashimoto là bệnh tuyến giáp liên quan đến vấn đề rối loạn tự miễn. Cụ thể hơn, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ kiềm hãm hoạt động của tuyến hình cánh bướm ở cổ, từ đó làm giảm hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Người mắc bệnh Hashimoto hầu hết đều có triệu chứng suy giáp.

Xem thêm: Than Cốc Là Gì – Nghĩa Của Từ Than Cốc

4. Bệnh Grave (Basedow)

Tương tự bệnh Hashimoto, Basedow cũng liên quan đến tình trạng bạch cầu tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh, bao gồm cả mô tuyến giáp. Từ đó, rối loạn tuyến giáp sẽ xảy ra, dẫn đến hiện tượng nồng độ hormone sản sinh tại đây cao bất thường. Cũng chính vì vậy, Basedow với cường giáp có chung triệu chứng bệnh.

5. Bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ)

Bướu cổ liên quan đến sự phì đại bất thường về kích thước của tuyến giáp nên còn có tên gọi khác là bướu tuyến giáp. Bệnh thường không bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Tuy vậy, đôi khi biểu hiện của bệnh tuyến giáp trong trường hợp này có thể gồm:

Cảm giác sưng cổ và siết chặt trong cổ họng rõ ràngHo nhiềuKhàn tiếngKhó nuốt và khó thở

*
*
*

Nếu vấn đề của bạn là suy giáp, sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp dưới dạng viên uống có thể là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, với trường hợp cường giáp, người bệnh có thể dùng thuốc đặc hiệu có tác dụng kiềm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.

Ngoài ra, đôi khi một số loại thuốc khác cũng cần thiết để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tuyến giáp, ví dụ như tăng nhịp tim.

Phẫu thuật tuyến giáp

Đối với những vấn đề như bướp tuyến giáp hoặc hạt giáp quá lớn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Nếu tuyến hình cánh bướm bị cắt bỏ hoàn toàn, người bệnh sẽ cần được dùng hormone tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.

Trong một số trường hợp, người mắc bệnh Basedow cũng có thể cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bị tuyến giáp ở cổ

Thay đổi một số thói quen sinh hoạt như sau có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tuyến giáp:Đảm bảo chế dinh dưỡng phù hợp, khoa học. Có thể chia ba bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngàyRèn luyện thể chất thường xuyên với những bài tập yoga, thiền, thở sâu… giúp giảm căng thẳng.Chú trọng chất lượng cũng như thời gian ngủ (6-8 giờ mỗi ngày). Bạn có thể sắp xếp và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ấm áp, không dùng thức uống chứa caffeine sau 6 giờ tối để dễ ngủ hơn.Tái khám thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm tầm soát theo chỉ định của bác sĩ.Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn hoặc chăm sóc người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Tải Game Shadow Fight 2 Hack Apk V2, Tải Game Shadow Fight 2 Mod Apk 2

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp