Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Nếu không được điều trị và kiểm soát, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Bạn đang xem: Bệnh cường giáp là gì
Bạn đã biết về bệnh cường giáp? Nếu chưa, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về bệnh lý này nhé.
Tìm hiểu chung
Bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là bệnh gì?
Cường giáp, hay còn gọi là cường chức năng tuyến giáp, là bệnh lý gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ và có nhiệm vụ tiết hormone giúp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số chức năng khác của tuyến giáp có thể kể đến như kiểm soát lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt lượng của cơ thể, kích thích hoạt động của tim và hệ thần kinh. Nếu tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng của bệnh cường giáp.
Những đối tượng thường bị cường chức năng tuyến giáp?
Cường giáp là một căn bệnh khá phổ biến và thường ảnh hưởng đến nữ giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc tình trạng này cao gấp 3 lần bệnh nhân nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng người cao tuổi thường ít biểu hiện triệu chứng bệnh.
Xem thêm: Bloom Là Gì – Nghĩa Của Từ Bloom Trong Tiếng Việt
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là gì?
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng cường giáp, bao gồm:
Lo lắngĐổ mồ hôiMệt mỏiTim đập nhanh, lỡ nhịp hoặc các bất thường khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ.
Hãy bảo vệ mắt nếu bạn gặp những biến chứng ở mắt do bệnh Grave. Bạn có thể sử dụng kính mắt, nước mắt nhân tạo hoặc các dụng cụ bảo vệ mắt khác.Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì vì có thể ảnh hưởng đến em bé.Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp.Đi khám bác sĩ nếu bạn bị nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc run tay chân.Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng.Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát.Không hút thuốc vì thuốc lá có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề ở mắt.Bạn cần lưu ý rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Vấn đề về canxi sẽ xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ.Hãy nhớ rằng, 10-15% bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau khi phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Ku Klux Klan Là Gì – Ku Klux Klan, Nỗi Ám Ảnh Trong Lòng Nước Mỹ
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục: Hỏi Đáp