Có rất nhiều yếu tố trong chất giọng của người hát được dựa vào để phân loại các giọng hát khác nhau, gồm có âm vực (vocal range), độ nặng của giọng (vocal weight), âm cữ (tessitura), âm sắc (vocal timbre), điểm chuyển giọng (passaggio) hay khoảng âm (voice register). 

Phân loại giọng hát giúp cho nhà soạn nhạc, ca sĩ và người nghe phân biệt được đặc tính và các vai trò liên quan của giọng hát. Ví dụ: chất giọng của ca sĩ hợp xướng được xác định dựa trên âm vực của họ trong khi chất giọng của ca sĩ hát đơn được đánh giá dựa trên âm cữ – là nơi mà giọng hát của họ cảm giác thoải mái nhất trong phần lớn thời gian biểu diễn.

Bạn đang xem: Baritone là gì

Trong phương pháp sư phạm thanh nhạc, có bảy loại giọng hát chính được xác định gồm bốn nhóm ở nam (Basso, Baritone, Tenor, Countertenor ) và ba nhóm ở nữ (Alto/Contralto, Mezzo-Soprano, Soprano). Ngoài ra, thuật ngữ thứ tám gọi là Treble được áp dụng khi xem xét chất giọng trước tuổi dậy thì.

*

1. Các chất giọng khác nhau của nam:

a. Basso (Nam Trầm):

Đây là một loại giọng hát nam trong nhạc cổ điển có âm vực thấp nhất trong tất cả các loại giọng. Âm vực của loại giọng này trải dài từ nốt E thứ hai dưới C trung (C4) tới nốt E trên C trung. Có bốn loại giọng nam trầm:

Basso Profondo (Nam trầm đại): Là giọng thấp nhất trong giọng người và là giọng bass có thể nhờ dùng kỹ thuật để hát thấp hơn giọng bass bình thường. Đặc điểm của loại giọng này là âm sắc rất trầm, sâu sắc và trang trọng. Âm vực có thể xuống đến C hoặc thậm chí thấp hơn nữa. Giọng này còn được gọi là Oktavist khi hát thấp hơn giọng bass thường 1 quãng tám. Nhờ những nét đặc trưng đó, trong opera, giọng basso profondo được sử dụng cho những vai đạo sĩ, thần thánh hay vua chúa. Đặc biệt, giọng này thường được chơi trong Thanh nhạc Giáo hội Chính thống giáo Nga.

 

Basso Cantante (Nam trầm trữ tình): Giọng này hiếm khi xuất hiện trong opera vì chủ yếu dành cho hát thính phòng.

 

 

Basso Leggiero (Basso Buffo – Nam trầm nhẹ/nam trầm hài hước): Đây là giọng trầm nhưng vẫn có khả năng chạy nốt rất nhanh, có thể hát đẹp đến E và hát được giọng Bass – baritone. Giọng này thường xuất hiện trong opera Bel canto kèm khả năng hát rất nhanh và diễn xuất hài hước.

 

Bass-Baritone (Nam trung trầm): Giọng nam vừa có âm sắc của cả nam trầm và nam trung, có khả năng thể hiện được cả vai của nam trung và nam trầm nhẹ.

 

 

b. Baritone (Nam Trung):

Baritone là một loại giọng nam với âm vực nằm giữa giọng Nam trầm (Basso) và giọng Nam cao (Tenor). Để hát được giọng này, người hát chủ yếu sử dụng giọng ngực (Chest-voice), ít khi sử dụng giọng đầu (Head-voice) và giọng giả thanh (Falsetto). Âm sắc của giọng Baritone hơi trầm, khá dày và ấm.Trong Opera, giọng nam trung được đảm nhiệm các vai: nam trung trữ tình, nam trung hài hước và nam trung kịch tính, nhưng hầu hết các giọng nam trung đều có khả năng hát được tất cả các vai trên.

Trong opera, giọng Baritone được phân loại dựa trên âm vực và độ dày của giọng hát thành các nhánh sau:– Lirico Baritone: giọng hát trầm, êm ấm, truyền cảm, có âm vực phổ biến từ A2 – A#4.– Dramatic Baritone: giọng hát mạnh mẽ, đanh thép, uy lực, âm lượng lớn, có âm vực phổ biến từ G2 – G4.– Kavalier Baritone: có thể hát cả hai nhánh Lirico Baritone và Dramatic Baritone, có âm vực phổ biến từ A2 – G4.– Martin Baritone: âm sắc hơi sáng, khu trung trầm phát triển hơn khu cao, có âm vực phổ biến từ G2 – B4.

 

c. Tenor (Nam Cao): Loại giọng hát nam có âm vực nằm giữa giọng Countertenor (Phản nam cao) và giọng Baritone (Nam trung). Giọng nam cao gồm có:

– Leggiero: Giọng nhẹ, linh hoạt, hát được những đoạn nhạc nhanh, khó và phức tạp.

– Lyrico: Giọng ấm, truyền cảm, khỏe và không quá nặng, có thể hát xuyên dàn nhạc.

– Spinto: Có âm vực và độ sáng gần bằng giọng lyrico nhưng với chất giọng tối và dày hơn.

– Dramatic: Giọng cao kịch tính, truyền cảm, vang và mạnh mẽ, chuyên hát những đoạn cao trào trong opera.

– Heldentenor: Giọng cao siêu kịch tính, dày, khỏe và nặng.

– Mozart: Giọng opera có các kỹ thuật điều khiển hơi thở và cơ thể gần như hoàn hảo, thể hiện cao trào trong các tác phẩm theo phong cách Mozart khắc nghiệt một cách hoàn hảo.

Xem thêm: Công Ty đại Chúng Là Gì, Hồ Sơ đăng Ký Công Ty đại

– Tenor buffo hay spieltenor: Là giọng hát của những người trình diễn tốt và tạo được giọng khác biệt cho nhân vật. Họ thường là các ca sĩ trẻ chưa khai phá hết quãng giọng của mình hay các ca sĩ già đã qua thời kỳ hoàng kim hoặc một số ít người được đào tạo để hát phong cách này cho cả sự nghiệp.

– Light Lyrico Tenor: Chất giọng cao sáng và mềm mại so với Lyrico Tenor. Có thể bắt đầu hát head voice cao hơn Lyrico Tenor nửa cung hoặc một cung.

– Full Lyrico Tenor: Ngược với Light Lyrico Tenor, đây là chất giọng tối với âm sắc khá dày và đanh. Có thể xuống trầm hơn Light Lyrico Tenor một cung và hát quãng trầm tốt hơn.

d. Countertenor (Giọng Phản Nam Cao):

Đây có thể nói là một loại giọng hiếm, người nam có giọng cao và thanh, trước đây dành cho castrato (những người đàn ông bị hoạn từ nhỏ để giữ giọng cao và trong như chất giọng mezzo-soprano, soprano của nữ). Những người có chất giọng này sử dụng kĩ thuật falsetto (giả thanh), âm vực bằng nữ trầm (contralto, có nhiều trường hợp vẫn lên đến quá C3 tương đương soprano), âm sắc hơi thô và đanh hơn so với giọng nữ.

2. Các chất giọng khác nhau của nữ:

a. Alto/Contralto (Nữ Trầm):

Chất giọng được tạo bởi contre (trầm) và alto (cao) – trước đây alto là thiếu niên nam hoặc castrato. Đây được xem là giọng nữ dày, sâu, nặng, tối và trầm nhất, được hát chủ yếu bằng giọng ngực. Quãng giọng cơ bản từ G3 đến G5. Ngoài ra, giọng này có thể hát với tông nam và có tính lưỡng tính (hermaphrodite) – có thể hát như một giọng nam cao. Để phân loại giọng nữ trầm, gồm có:

– Dramatic Contralto (Nữ trầm kịch tính): Giọng nữ trầm rất hiếm với âm lượng khổng lồ ở quãng trầm, trung và cận cao, nặng và tối nhất, hơi thô ráp, nghe như một người đàn ông. Châu Á không có loại giọng này.

– Lirico contralto (Nữ trầm trữ tình): Đây là loại nữ trầm phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có opera và nhạc cổ điển, nhạc đại chúng.

– Coloratura contralto (Nữ trầm màu sắc): Chất giọng này cũng rất hiếm vì đòi hỏi ca sĩ phải có sự khổ luyện trường kì trong thanh nhạc cùng với khả năng bẩm sinh để thực hiện được những kĩ xảo hoa mỹ. Họ là những người có quãng giọng rộng, vươn tới các nốt cao của nữ trung, nghe ít nặng và tối hơn. Ở châu Á chưa thấy có loại giọng này. Trong đó gồm có nữ trầm kịch tính màu sắc (Coloratura dramatic contralto) và nữ trầm trữ tình màu sắc (Coloratura Lirico Contralto).

b. Mezzo-soprano (Nữ Trung):

– Lirico mezzo-soprano (Nữ trung trữ tình): Chất giọng ấm áp, mềm mại, nữ tính và vẫn có độ dày nhất định.

– Dramatic mezzo-soprano (Nữ trung kịch tính): Người hát giọng này có âm lượng khổng lồ hát xuyên dàn nhạc, giọng ngực và giọng pha dày, nghe đanh và vô cùng khoẻ khoắn để tạo nên sự bùng nổ, kịch tính ở những đoạn hát cao trào. Giọng này khá hiếm và thường chỉ xuất hiện ở những ca sĩ da màu.

– Spinto mezzo-soprano (Nữ trung trữ tình – kịch tính): giọng da diết, trữ tình và có khả năng chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào.

Coloratura mezzo-soprano (Nữ trung trữ tình màu sắc): giọng nhanh, nhẹ, dễ dàng chạy nốt, nảy nốt mượt mà, hát legato (kỹ thuật hát liền giọng) vô cùng uyển chuyển. Nữ trung màu sắc có thể full voice (hát toàn giọng) đến nốt A5.

c. Soprano (Nữ Cao):

Đây là loại giọng nữ và có âm vực cao nhất trong tất cả các loại giọng. Có thể phân biệt giọng Soprano qua các loại giọng sau:

– Wagnerian soprano (Nữ cao siêu kịch tính): giọng cao, rất dày và khoẻ, vang, hát xuyên dàn nhạc, âm sắc gần với nữ trung.

– Dramatic soprano (Nữ cao kịch tính): giọng vang bẩm sinh, âm lượng cực lớn, khoẻ và đanh, hát xuyên dàn nhạc.

– Lirico-spinto soprano (Nữ cao trữ tình nhưng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào): Thường gặp ở nghệ sĩ thể hiện ca khúc mang ý nghĩa bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.

– Lirico soprano (Nữ cao trữ tình): khu trung âm đầy đặn, giọng bay bổng mềm mại, giọng người phụ nữ hiền lành, trong sáng và có phần yếu đuối.

– Coloratura soprano (Nữ cao màu sắc): có âm vực rộng hơn, âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Giọng này có khả năng luyến láy các nốt ở âm vực cao rất tốt. Trong đó có hai loại nữ cao màu sắc đó là lirico coloratura soprano (nữ cao trữ tình màu sắc) với giọng mỏng, nhẹ, trong sáng thơ ngây hoặc nhí nhảnh vui tươi và dramatic coloratura soprano (nữ cao kịch tính màu sắc) với giọng khoẻ, hơi tối, lên cao lại sáng.

Xem thêm: chủ tài khoản tiếng anh là gì ?

Có nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và không biết giọng hát của mình thuộc loại giọng hát nào. Trên thực tế, không phải cứ hát cao là nghe hay. Bên cạnh đó, người hát cần xác định đúng chất giọng của bản thân để chọn ra cho mình quãng giọng phù hợp, vừa sức và dễ chịu nhất khi hát cũng như khi nghe. Từ đó, chúng ta có thể truyền tải ca khúc một cách tinh tế nhất.

*

Chúng ta cần xác định được nốt thấp nhất và nốt cao nhất mà bạn có thể hát một cách thoải mái, tốt nhất nên đánh các nốt đó trên một cây đàn piano hoặc đàn piano ảo trên phương tiện thông minh. Đầu tiên, giọng nữ sẽ bắt đầu từ nốt C giữa cây đàn (Middle C), vừa hát vừa đánh lùi xuống từng nốt nhạc cho đến nốt thấp nhất của giọng và lại từ nốt Middle C đánh tiến lên từng nốt để tìm ra nốt cao nhất mà bạn có thể hát (lưu ý không hát giọng giả thanh hay sử dụng phương pháp belting để có được kết quả chính xác nhất). Trong khi đó, đối với giọng nam, bạn bắt đầu từ nốt C thấp hơn một quãng tám so với nốt Middle C và làm tương tự các bước đã nêu ở trên.

Chuyên mục: Hỏi Đáp