Khi công nghệ in ấn mã vạch ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng thì chúng ta cũng thường nghe tới thuật ngữ Barcode. Thế nhưng, thực tế bạn đã hiểu Barcode là gì ? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng cụ thể của chúng như thế nào chưa? Nếu còn đang phân vân thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới của thietbibanhanghnđể khám phá nhé.
Bạn đang xem: Barcode là gì
Barcode là gì ? Đặc tính ưu việt của barcode như thế nào?
Bên cạnh những câu hỏi như Qr code là gì? thì nhiều người cũng thắc mắc mã Barcode là gì?
Thực tế Barcode còn được gọi là với cái tên thuần Việt hơn là mã vạch. Đây được xem là phương thức dùng để nhận dạng và biểu thị dữ liệu dựa vào một mã số hay chữ số cho đối tượng thông qua dạng hình ảnh.
Cấu tạo Barcode sẽ bao gồm một dãy các đường trắng đen (vạch) song song, xen kẽ và có độ lớn nhỏ khác nhau. Chúng được sắp xếp thắc quy tắc mã hóa nhất định để máy quét hay thiết bị công nghệ đọc mã vạch có thể đọc được thông tin. Hiện nay, cũng tương tự như QR code thì Barcoder thường được thể hiện trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà con người chúng ta có thể nhìn thấy được. Đây cũng chính là đáp án cho câu hỏi: Mã vạch là gì? Hay mã số mã vạch là gì? mà có thể bạn đang tìm kiếm.
Barcode là gì ?
Ý nghĩa các con số trên Barcode là gì ?
Nếu mã Barcode bắt đầu bằng số 0 thì đó là số UPC tiêu chuẩn.Nếu mã đầu bằng số 1 thì đó là gọi là vật phẩm có trọng lượng ngẫu nhiên, ví dụ như: thịt, trái cây hoặc rau.Nếu mặt hàng có mã Barcode bắt đầu bằng số 3 thì đó là dược phẩm.
Có mấy loại Barcode?
Hiện nay, trên thị trường người ta chia Barcode thành 2 loại chính là: Mã vạch 1D (Barcode 1D) và mã vạch 2D (Barcode 2D).
Mã vạch 1D (1D Barcode là gì?)
Mã vạch 1D hay còn được gọi là mã vạch định tuyến. Chúng chính là tập hợp của các khoảng trắng và vạch thẳng đứng song song với nhau. Sở dĩ người ta nói đây là Barcode 1 chiều vì hầu như tất cả các dữ liệu đều được tiến hành mã hóa trong chiều rộng ngang. Cũng theo đó thì chiều cao của chúng không quan trọng mà chỉ giữ vai trò giúp việc quét mã tiện lợi hơn mà thôi.
Barcode 1D là gì?
Trong loại Barcode này lại bao gồm nhiều dạng mã vạch khác nhau như:
Mã vạch UPC
Đây là dòng mã vạch đầu tiên được ứng dụng bởi ngành công nghiệp siêu thị Mỹ trong việc mã hóa các sản phẩm bán lẻ. Chúng được đánh giá là dạng thức ký tự rất phổ biến tại Mỹ Canada cùng một quốc gia khác trên thế giới.
UPC thường bao gồm 2 phần chính là:
Phần mã vạch: Được tạo nên bởi các hình ảnh đường thẳng song song có lớn khác nhau dành cho máy quét.Phần số: Không bao gồm chữ cái hay các ký tự đặc biệt mà chỉ có dãy gồm 12 số.
Cụ thể thì phần số thuộc mã vạch UPC mang ý nghĩa là:
Số đầu tiên: Nằm trong khoảng từ 0 – 7. Trong đó số 5 dành cho phiếu coupons, số 4 dành cho người bán lẻ, số 3 dành cho các mặt hàng có liên quan tới lĩnh vực y tế, số 2 dành cho mặt hàng thịt và nông sản; số 0, 6 và 7 có thể dùng cho tất cả các loại hàng hóa khác của nhà sản xuất.5 con số tiếp theo: Dùng để biểu trưng cho mã của nhà sản xuất. Chúng được các cơ quan có thẩm quyền cấp số.5 con số kế tiếp: Đây là mã mặt hàng do người bán tự gắn lên hàng hóa của họ. Số cuối cùng: Đây là số dùng để kiểm tra tính chính xác của toàn bộ dãy số UPC. Mã vạch EAN-13 – Barcode là gì
Đây là loại mã vạch (Barcode) được phát triển vào khoảng năm 1976 ở Châu Âu. Chúng được sử dụng trên toàn cầu nhưng phổ biến nhất là tại Nhật Bản.
Trên thị trường Việt Nam thì phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam (EAN Việt Nam) mới được sử dụng mã vạch này cho sản phẩm.
Code 11 là gì Mã vạch EAN-8
Đây là loại Barcode rút gọn của mã EAN-13. Hiện nay chúng được sử dụng với mục đích là mã hóa sản phẩm bán lẻ. EAN-8 chỉ có thể đại diện cho dữ liệu số gồm 7 chữ số và 1 số kiểm tra.
Xem thêm: Vàng Tây Là Gì – Những điều Cần Biết Về Vàng Tây
Mã vạch Code 128
Mã vạch Code 18 được ra đời và phát triển vào khoảng năm 1981. Chúng có thể đại diện cho cả dữ liệu số và ký tự. Đồng thời tùy thuộc vào kích thước của nhãn hay hạn chế của đầu đọc mã vạch mà sẽ có số lượng chữ cùng ký tự phù hợp. Hiện nay loại Barcode này được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất, phân phối, sức khỏe và quân sự.
Mã vạch Code 39
Mặc dù được phát triển sau 2 loại UPC và EAN, thế nhưng Code 39 chính là loại Barcode ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Loại mã vạch này sở hữu khả năng lưu trữ thông tin cực khủng nên chúng rất được ưa chuộng trong sản xuất và bán lẻ.
Bộ ký tự của Code 39 sẽ bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 – 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.
Mã vạch 2 of 5
Đây chính là loại Barcode chỉ dùng để mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của mã vạch 2 of 5 nằm ở việc độ dài của nó có thể thay đổi được. Đồng thời nhờ khả năng có thể được nén cao nên loại mã này sẽ lưu trữ lượng thông tin lớn.
Mã vạch 2D ( 2D Barcode là gì )
Đây là loại mã vạch được mã hóa trong cả 2 chiều ngang và dọc. Vậy nên trong khoảng không gian nhỏ thì nó có thể cho phép tăng số lượng thông tin được mã hóa lên.
Mã vạch 1D và 2D là 2 loại chính rất phổ biến hiện nay
Loại Barcode này sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
Mã vạch 2D có thể được in với kích thước nhỏ đề đặt trên các món hàng ‘siêu mini”.Công nghệ 2 chiều cho phép loại Barcode 2D này mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp mà không cần đến CSDL bên trong máy vi tính.Đặc biệt, chúng sở hữu khả năng quét tầm xa bằng cả những chiếc máy in có độ phân giải thấp.
Các loại Barcode 2D chính gồm có:
Mã xếp chồngHay còn được gọi với cái tên là Stacked Code. Một số dòng tiêu biểu thuộc loại mã này là: Code 16K, Code 49, PDF-417. Mã ma trận Những cái tên điển hình thuộc loại mã này như: Data Matrix, Maxicode,Softstrip, QR code…
Đặc tính ưu Việt của các Barcode là gì ?
Không phải ngẫu nhiên mà các Barcode lại được ứng dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đặc biệt là quản lý, kiểm soát hàng hóa,..Chúng sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
Giúp tăng hiệu suất công việc,giảm nhân công, tiết kiệm thời gian thông qua việc nhận dạng tự động để thay thế ghi chép bằng tayVới cấu trúc đã được tiêu chuẩn hóa nên các Barcode cho phép nhận dạng chính xác các hàng hóa, dịch vụ,..Mã vạch này giúp việc thu thập và cung cấp thông tin trở nên nhanh chóng hơn. Nhờ sở hữu tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, vậy nên các Barcode giúp làm hài lòng khách hàng về mặt thời gian, độ chính xác, số lượng, chủng loại, cũng như chất lượng hàng.Nhờ việc sử dụng máy quét mã vạch đơn giản nên số lượng nhân viên sẽ giảm đáng kể và hiệu quả công việc tăng cao.Cải thiện kiểm soát hàng tồn kho trở nên chính xác và nhanh gọn hơn.Việc tạo mã barcode rất nhanh chóng và dễ dàng vậy nên đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể.
Xem thêm: Mixtape Là Gì – Một Số Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Edm
Barcode sở hữu rất nhiều đặc tính ưu Việt và được ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống
Những loại thông tin mà Barcode có thể mã hóa là gì?
Thực tế thì Barcoder mang tới khả năng mã hóa đa dạng các loại thông tin thành mã vạch chuyên nghiệp. Nổi bật như:
Số hiệu linh kiện (Part Numbers)Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID Numbers, Manufacture ID Numbers)Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)Nơi trữ hàng hoáNgày nhậnTên hay số hiệu khách hàngGiá cả món hàngSố hiệu lô hàng và số xê riSố hiệu đơn đặt gia côngMã nhận diện tài sảnSố hiệu đơn đặt mua hàng
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn về Barcode là gì? Cũng như hiểu hơn về đặc điểm, phân loại của chúng để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm hàng hóa, sản phẩm cũng như quản lý tồn kho. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết! Xin chào và hẹn gặp lại ở các chia sẻ sau.
Chuyên mục: Hỏi Đáp