Hình: Cấu trúc của màngbào tương.
Bạn đang xem: Bào tương là gì
1: kênh; 2: lỗ; 3: cholesterol; 4: protein ngoại vi; 5: protein xuyên màng; 6: lớp kép phospholipid; 7: phần ưa nước của phospholipid; 8: glycoprotein; 9: glycolipid; 10: protein ngoại vi; 11: dịch ngoại bào; 12: bào tương; 13: phần kỵ nước của phân tử phospholipid.
Cấu trúc của màng bào tương (hình) là một cấu trúc dạng khảm lỏng (fluid mosaicmodel) với các phân tử protein nằm xen kẻ trên một màng kép lipid.
Màng bào tương của các tế bào động vật điển hình có tỉ lệ về mặt khối lượng giữa protein và lipid xấp xỉ 1: 1 và tỉ lệ về mặt số lượng phân tử giữa chúng là 1 protein: 50 lipid.
Thành phần lipid rất ít thay đổi giữa các loại màng bào tương khác nhau nhưng thành phần protein có sự thay đổi rất lớn và đóng vai trò quyết định trong hoạt động chức năng của tế bào.
Thành phần lipid của màng
Phospholipid:Chiếm 75% thành phần lipid của màng. Các phân tử phospholidid với đặc điểm cấu trúc một đầu phân cực (đầu ưa nước do có chứa phosphat) và một đầu không phân cực (đầu kỵ nước do chứa 2 đuôi acid béo) tạo thành một lớp lipid kép với 2 đầu kỵ nước quay vào nhau tạo thành bộ khung của màng bào tương. Các phân tử phospholipid có thể di chuyển dễ dàng giữa 2 lớp và thay đổi chỗ cho nhau tạo nên tính linh hoạt cho lớp lipid kép. Màng này có khả năng tự hàn gắn khi bị thủng.
Glycolipid:Chiếm khoảng 5% thành phần lipid của màng, cũng có cấu trúc phân cực nhưng chỉ có ở phần tiếp xúc với dịch ngoại bào của màng bào tương. Chức năng chưa rõ, có lẽ liên quan đến việc ghi nhận và truyền đạt thông tin giữa các tế bào, tham gia vào các cơ chế điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của tế bào.
Cholesterol:Chỉ chiếm 20% thành phần lipid của màng bào tương, loại lipid này không có ở màng bào tương của tế bào thực vật. Cấu trúc dạng vòng của nhân steroid trong cấu trúc hóa học của cholesterol tăng tính vững chắc nhưng lại làm giảm đi tính mềm dẻo của màng tế bào động vật.
Thành phần protein của màng
Phân loại
Dựa vào cách thức phân bố trên màng mà các protein được chia làm 2 loại:
Protein xuyên màng (integral protein): Nằm xuyên qua chiều dày của lớp lipid kép, hầu hết là các glycoprotein với thành phần đường nằm quay ra phía ngoài của màng tế bào.
Protein ngoại vi (peripheral protein). Chỉ gắn lỏng lẻo với mặt ngoài hoặc mặt trong của màng lipid kép.
Chức năng
Hình: Các chức năng của protein trên màng.
a: kênh; b: chất vận chuyển; c: receptor; d: enzyme; e: neo khung xương tế bào; f: dấu nhận dạng tế bào.
1: dịch ngoại bào; 2 màng bào tương; 3: bào tương; 4:ligand; 5:cơ chất; 6: sản phẩm; 7:vi sợi; 8: protein MHC.
Các protein trên màng bào tương có những vai trò như sau trong hoạt động sống của tế bào (hình):
Các kênh: là những lỗ nằm xuyên qua các protein xuyên màng cho phép một số chất nhất định đi ra ngoài hoặc vào bên trong tế bào.
Chất vận chuyển: là những protein xuyên màng thực hiện việc vận chuyển các chất từ phía này sang phía khác của màng tế bào.
Các receptor: là các protein xuyên m àng có vai trò xác định các phân tử đặc hiệu như horrmon, chất dẫn truyền thần kinh v.v…, gắn với chúng để qua đó khởi động một số các hoạt động chức năng của tế bào.
Xem thêm: Sunshine City Saigon Quận 7, Sunshine City Sài Gòn Quận 7
Các enzyme: có thể là protein xuyên màng hay protein ngoại vi, xúc tác cho các hoạt động sinh hóa diễn ra trên màng.
Các neo khung xương tế bào: là các protein ngoại vi ở mặt trong của màng bào tương, đây là vị trí gắn của các vi sợi làm hình thành nên khung xương của tế bào.
Các dấu nhận dạng tế bào (cell identity markers: CIM): đóng vai trò của các dấu nhận dạng tế bào, thường có cấu tạo glycoprotein hoặc glycolipid. Giúp tế bào của cơ thể nhận biết được tế bào cùng loại trong quá trình tạo mô cũng như nhận dạng và đáp ứng với các tế bào lạ.
Bài xem nhiều nhất RSS
Khi bị tắc ruột, để đẩy nhũ trấp đi qua được chỗ tắc, nhu động tăng lên rất mạnh gây ra triệu chứng đau bụng từng cơn, và xuất hiện dấu hiệu rắn bò
Lúc đói, cơ dạ dày co lại, khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ, để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên.
Tốc độ trung bình của máu thay đổi, tỉ lệ nghịch với thiết diênû ngang của mạch máu, cao trong động mạch chủ.
Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, Pavlov đã phân biệt hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Gan tổng hợp acid béo từ glucid, protid và từ các sản phẩm thoái hóa của lipid, acid béo được chuyển hóa theo chu trình.
Toàn bộ quá trình sinh sản, và biệt hoá tạo nên các loại bạch cầu hạt, và bạch cầu mono diễn ra trong tuỷ xương.
Hồng cầu không có nhân cũng như các bào quan, thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin, chiếm 34 phần trăm trọng lượng.
Hormon là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào.
Khí muốn qua màng phế nang mao mạch, thì phải qua màng hô hấp, như đã trình bày, và còn phải qua màng tế bào hồng cầu.
© thienmaonline.vn, September 23, 2009 – 2021
* Tất cả nội dung bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc các định dạng khác được tạo ra chỉ nhằm mục đích thông tin nội bộ thành viên.
* Nội dung không nhằm thay thế cho tư vấn chuyên môn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp.
* Luôn luôn tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ với bất kỳ câu hỏi có thể có liên quan đến một tình trạng y tế.
Xem thêm: Exw Price Là Gì – điều Kiện Giao Hàng Tại Xưởng Ex Works
* Nếu nghĩ rằng có thể có một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi bác sĩ, đến phòng cấp cứu hoặc gọi số cấp cứu y tế 115 ngay lập tức.
Chuyên mục: Hỏi Đáp