Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể được thực hiện thông qua các hình thức như: văn bản, lời nói….Gồm các nội dung như sau: nghĩa vụ được bảo đảm; quyền, nghĩa vụ của các bên; Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.Bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp: nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt, việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; theo thỏa thuận khác.

Bạn đang xem: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì

Ngày nay, việc thực hiện các giao dịch thông qua hợp đồng đang ngày càng được các chủ thể chú ý đến. Các hợp đồng được xác lập ngày càng nhiều. Vì vậy, để đảm bảo việc quyền lợi của mình không bị xâm phạm các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thường lựa chọn các biện pháp bảo đảm. Ngoài biện pháp đặt cọc được sử dụng rộng rãi thì các chủ thể thường lựa chọn biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ trình bày cụ về bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các vấn đề liên quan theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Nội dung bài viết

5 Quyền và nghĩa vụ các bên

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Bảo lãnh là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện hiện nghĩa vụ. Theo đó người thứ ba sẽ đứng ra cam kết với người có quyền sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

*

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là Cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

Hình thức của bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo lãnh như sau:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định bắt buộc về hình thức của bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Vì vậy, biện pháp này có thể được thực hiện thông qua các hình thức như: văn bản, lời nói…. và các hình thức này đều có hiệu lực như nhau.

Quyền và nghĩa vụ các bên

Các chủ thể trong hợp đồng bảo lãnh bao gồm 3 chủ thể: người được bảo lãnh, người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Theo đó Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó cụ thể như sau:

Bên được bảo lãnh

Bên được bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh là bên mà theo đó được bên bảo lãnh đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay vì vậy, trong quan hệ bảo lãnh bên được bảo lãnh không có quyền đối với bên bảo lãnh cũng như đối với bên nhận bảo lãnh. Mà trong quan hệ này, bên được bảo lãnh phải có các nghĩa vụ sau:

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh như đã thỏa thuậnTrả thù lao cho bên bảo lãnh như đã thỏa thuậnThực hiện nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay

Bên bảo lãnh

Bên bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh là bên đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện. Vì vậy, trong quan hệ bảo lãnh bên bảo lãnh có cả quyền và nghĩa vụ ứng với bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì bên bảo lãnh có các quyền sau:

Yêu cầu bên được bảo lãnh trả thù lao như đã thỏa thuậnBên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:

Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.Phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người và có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh

Theo quy định của bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận bảo lãnh có các quyền sau:

Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.Miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ cho một trong những người bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cũng bảo lãnh cho một người.Chỉ định người phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.

Xem thêm: Inulin Là Gì – Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi

Nội dung bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và có thể gồm các nội dung sau:

Nghĩa vụ được bảo đảm: Các bên có thể thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo lãnh việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Trong trường hợp bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo lãnh, các bên thỏa thuận thêm về các điều khoản liên quan đến tài sản bảo đảm. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.Quyền, nghĩa vụ của các bên;Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.

2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Theo thỏa thuận của các bên.

*

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt: Mục đích sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, và nó mang tính dự phòng cho việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, đồng thời nó cũng ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do sự vi phạm nghĩa vụ của bên nghĩa vụ gây ra. Vì vậy, việc nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt thì việc bảo lãnh cũng chấm dứt là điều đương nhiên vì thời hạn tồn tại bảo lãnh là thời hạn tồn tại nghĩa vụ được bảo lãnh.

Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác: Trong cả hai trường hợp này thì biện pháp bảo lãnh đều chấm dứt. Nhưng chấm dứt việc bảo lãnh trong hai trường hợp này có sự khác biệt. Ở trường hợp chấm dứt việc bảo lãnh khi việc bảo lãnh được các bên thỏa thuận hủy bỏ thì lúc này quan hệ nghĩa vụ giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền trở thành quan hệ nghĩa vụ không có biện pháp bảo đảm. Ở trường hợp chấm dứt việc bảo lãnh do các bên thỏa thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thì quan hệ nghĩa vụ giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền vẫn là quan hệ nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm.

Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

Bên bảo lãnh đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;Cơ quan có thẩm quyền đã cưỡng chế bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Và khi nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện xong thì đương nhiên quan hệ bảo lãnh chấm dứt.

Trường hợp này, khi bên được bảo lãnh đã thực hiện hợp đồng thì lúc này đối tượng của việc bảo lãnh không còn nữa. VÌ vậy việc chấm dứt bảo lãnh là đương nhiên.

Việc bảo lãnh chấm dứt theo thoả thuận của các bên: Xác lập biện pháp bảo lãnh trên cơ sở thỏa thuận của các bên, cho nên pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận đó. Vậy khi các bên thỏa thuận chấm dứt việc bảo lãnh thì việc bảo lãnh sẽ chấm dứt (trừ trường hợp pháp luật không cho phép thỏa thuận chấm dứt việc bảo lãnh).

Xem thêm: Bandwidth Là Gì – Nghĩa Của Từ Bandwidth

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn trợ giúp thêm về bảo lãnh thực hiện hợp đồng này bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp