Bên bảo lãnh là gì? Bên được bảo lãnh là gì? Bên nhận bảo lãnh là gì? Bên được bảo lãnh là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh? Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh? Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh? Bảo lãnh ngân hàng theo quy định Thông tư 07/2015/TT-NHNN.

Bạn đang xem: Bảo lãnh là gì

 

Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều trường hợp về bảo lãnh nhưng thường gặp nhất là trong hoạt động với ngân hàng, ví dụ như A bảo lãnh cho B vay ngân hàng, ngân hàng X bảo lãnh cho Y thực hiện hợp đồng với Z,…

1. Bên bảo lãnh là gì? Bên được bảo lãnh là gì? Bên nhận bảo lãnh là gì?

Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 thì bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh ngân hàng cũng là một loại bảo lãnh và theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thì bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Các bên trong bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng. Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh

* Quyền của bên bảo lãnh:

– Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.

– Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.

– Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có).

– Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).

– Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

– Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.

– Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

– Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

– Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

– Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.

– Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Xem thêm: Professional Là Gì – Professionals Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

– Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.

– Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

– Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của bên bảo lãnh:

– Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.

– Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN

– Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.

– Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.

– Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn đối với bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.

– Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

 

*

 

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh

* Quyền của bên được bảo lãnh:

– Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;

– Đề nghị bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;

– Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

– Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;

– Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

– Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh:

– Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

– Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;

– Hoàn trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng;

– Phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);

– Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

* Quyền của bên nhận bảo lãnh:

– Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;

– Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

– Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

– Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;

– Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;

– Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Ui Ux Là Gì – Tại Sao Mọi Developer Cần Học Ui Ux

* Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:

– Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;

– Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;

– Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Chuyên mục: Hỏi Đáp