Toàn cầu hóa kinh tế mang lại nhiều lợi thế trong thương mại tự do, thúc đẩy chuyên môn hóa, gia tăng lợi nhuận.. Song quá trình toàn cầu hóa kinh tế vẫn luôn phải đương đầu với những thách thức, đặc biệt nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng, thay vì thực hiện tự do hóa thương mại thì các nước, các quốc gia sẽ đưa ra quyết định chủ nghĩa bảo hộ để bảo vệ nền kinh tế trong nước.
Bạn đang xem: Bảo hộ mậu dịch là gì
Theo Wikipedia, bảo hộ mậu dịch (bảo hộ thương mại) là việc áp đặt một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.
Có rất nhiều quan điểm xoay quanh về vấn đề chính sách chủ nghĩa bảo hộ, điển hình là 02 quan điểm sau:
Một là, các nước tập trung sản xuất và bảo hộ những lĩnh vực mà mình đang có thế mạnh. Còn những lĩnh vực xét thấy hiện tại và tương lai không có lợi thế cạnh tranh thì sẽ không tiếp tục đẩy mạnh bảo hộ nữa mà chủ yếu bảo hộ lĩnh vực này bằng công cụ thuế quan;Hai là, các nước chú trọng vào bảo hộ những lĩnh vực mà mình không có thế mạnh bằng cách trợ giá, đặt các các hàng rào thuế quan, rào cản kĩ thuật… Những lĩnh vực đã có thế mạnh thì vẫn tiếp tục bảo hộ nhưng chỉ ở mức độ phòng vệ.
Xem thêm: Out Of Work Là Gì – Out Of Work Trong Tiếng Tiếng Việt
Như vậy để thực hiện chính sách chủ nghĩa bảo hộ, các quốc gia sẽ đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ mậu dịch như hàng rào thuế quan, thuế chống bán phá giá…
Có thể thấy bảo hộ mậu dịch mang lại những ưu điểm sau:
Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu;Bảo hộ các nhà sản xuất trong nước; giúp họ tăng cường thêm sức mạnh trên thị trường nội địa;Giúp nhà sản xuất tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài;Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước.
Bên cạnh những ưu điểm đó thì cũng phải kể đến các nhược điểm sau:
Làm tổn thương quá trình phát triển thương mại quốc tế, gây ra sự cô lập kinh tế của một nước trong xu thế toàn cầu hóa;Gây nên sự ỷ lại, trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là càng bảo hộ mạnh thì càng làm cho sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chiến lược không còn linh hoạt, hoạt động đầu tư và kinh doanh không còn hiệu quả;Gây nên sự kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóa,… cũng như giá hàng hóa trở nên đắt đo hơn so với tự do hóa thương mại, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Xem thêm: Feng Shui Là Gì – Feng Shui Trong Tiếng Tiếng Việt
Trước những ưu và nhược điểm trên mà chủ nghĩa bảo hộ luôn là vấn đề gây tranh cãi, khó lựa chọn cho mỗi một quốc gia. Khi thực hiện chính sách chủ nghĩa bảo hộ thì ít nhiều quốc gia đó sẽ chịu phải sức ép của chính quốc gia mình và quốc gia khác. Do đó, chủ nghĩa bảo hộ vẫn luôn là câu hỏi khó trả lời cho các nước trên thế giới bởi không ai có thể lường trước được những cuộc chiến thương mại có thể xảy ra.
Chuyên mục: Hỏi Đáp