Chính trị Mặt trận Xã hội Kinh tế Tiếng dân Văn hóa Thể thao Pháp luật Quốc tế Sức khỏe Khoa học

Khoan dung, độ lượng, tha thứ, bao dung, khoan thứ là những đức tính tốt đẹp, nhân hậu, chỉ có được ở con người có đạo lý, có lòng thương người.

*

Các cụ ta xưa có dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” là có ý nói phải biết tha thứ để dung nạp những ai lầm lỗi mà đã biết ăn năn, hối lỗi, quay đầu trở lại làm người lương thiện.

Bạn đang xem: Bao dung là gì

Cao hơn nữa trong đạo lý khoan dung tha thứ, nhà triết học vĩ đại của mọi thời đại, ông Pubilius Syrus (Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên) đã răn đe con người: “Ta nên tha thứ cho người khác nhưng không bao giờ tha thứ cho chính ta”. Chao ôi, triết lý thật cao quý, thật thâm sâu, nếu ai theo được thì chẳng bao giờ mắc lỗi quá lớn, chẳng bao giờ sai lầm quá nặng nề dẫn đến thân bại danh liệt.

Vậy khoan dung, tha thứ là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thì:

– “Khoan dung là: Rộng lượng tha thứ cho người có sai lầm. Thí dụ: Cảm hóa bằng sự khoan hồng.

Tấm lòng khoan dung”.

– “Tha thứ là bỏ qua, không trách cứ, không trừng phạt. Thí dụ: Sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm”.

Trong các sách giáo khoa danh tiếng, sách dạy làm người, bao giờ Khoan dung, Tha thứ cũng được đưa lên hàng đầu, ở những chương mục quan trọng nhất, phải đọc, phải học trước hết và đầu tiên. Vì sao như thế? Marie Arouet Voltaire, nhà giáo dục vĩ đại của thế kỷ XVIII (1694 – 1778) đã khẳng định đầy vị tha, đầy nhân bản: “Sự dung thứ lẫn nhau là phương thuốc duy nhất để sửa chữa mọi lỗi lầm đang làm hư hỏng con người trên trái đất này”.

Như vậy, nhờ có lòng khoan dung, lòng vị tha mà con người xích lại gần nhau, không còn coi nhau như kẻ thù, như đối kháng nữa thì mới có cơ hội để hòa giải, để hòa bình và cùng nhau chia sẻ, cùng nhau bàn bạc. Nhiều nhà tâm lý đã chỉ rõ: Nên lấy lòng khoan dung để biến thù thành bạn, chớ nên ghen ghét đố kỵ mà cứ xa nhau mãi, hận thù mãi. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước của Việt Nam ta từ thuở xa xưa cho đến ngày nay, chúng ta luôn đem chính sách khoan dung, nhân hậu để cảm hóa kẻ thù, cảm hóa những người lầm đường lạc lối trở lại với nhân dân, với quê hương, đất nước.

Nhiều hồi ký chiến tranh đã được xuất bản ở Pháp, ở Mỹ, trong đó có nhiều tác giả là cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam đã viết những dòng xúc động ca ngợi cái nhân, cái nghĩa của người Việt Nam ta. Nhiều tù binh Mỹ đã bị giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) nay quay trở lại du lịch Hà Nội đã đến thăm lại Hỏa Lò và họ để lại những dòng cảm tưởng đáng trân trọng. Họ đã giới thiệu cho bạn bè thế giới về lòng bao dung, nhân hậu của người Việt Nam. Voltaire đã nói đúng, chính sự dung thứ lẫn nhau là liều thuốc quý giá nhất cho việc duy trì hòa bình ở khu vực và trên thế giới trong thế kỷ XXI này và cho mãi mãi về sau.

Xem thêm: Tinh Thể Là Gì – 1/ Tinh Thể đơn Thuần

Phân tích sâu hơn về đức tính khoan dung, tác giả Benott Champy đã nhìn thấy ở cả hai phía, người khoan dung và người được khoan dung, đều nhận được lợi ích tích cực, có ánh sáng mới trong cuộc sống.

Benott Champy viết: “Khoan dung là một đức tính làm lợi cho chính ta cũng như cho cả người khác”. Ý này quá đỗi đẹp đẽ, quá đỗi đời thường, ai cũng hiểu ngay. Đông phương cổ đại cũng có câu tương tự: “Giúp người cũng chính là giúp mình”. Khi bao dung người khác, ta được thêm người bạn, bớt được người ghen ghét thù oán có phải tốt lên bao nhiêu, cuộc sống dễ chịu hơn bao nhiêu. Ăn sẽ thấy ngon miệng hơn, nằm xuống dễ ngủ hơn, đỡ phải thao thức trằn trọc, lo âu, tính toán gì nữa. Mà muốn có được cái quyết định bao dung, tha thứ ấy ta phải có đầy đủ trí tuệ để xem xét, đánh giá tình hình.

Triết gia Ch.Rozan đã phân tích chi tiết: “Khoan dung gần như liên quan trực tiếp đến trí tuệ. Muốn biết tha thứ, trước tiên ta phải biết thông cảm”.

Người càng hiểu biết, càng biết thông cảm. Có thông cảm mới biết tha thứ. Thành ra trí tuệ minh mẫn, thông tuệ mới cho phép con người tự đánh giá đúng mình, đánh giá đúng người khác, đánh giá đúng tình hình bên ngoài, từ đó mới có quyết định sáng suốt và hợp lý được.

Quanh ta, trong đời sống hàng ngày có biết bao bi kịch gia đình, có những bi kịch xẩy ra ở khu dân cư chỉ nẩy sinh từ những việc bé mọn nhưng không dễ giải quyết. Tổ hòa giải ở khu phố thường lấy khẩu hiệu: “Việc lớn biến thành việc nhỏ, việc nhỏ coi như chưa có gì xẩy ra”. Chỉ có cách suy nghĩ như thế thì cuộc sống mới trở nên êm đẹp được. Nếu làm trái ngược lại, ai cũng tự ái, cố thổi phồng to các khuyết điểm, các sai lầm của người trong cuộc, lại cộng thêm người bên ngoài xúi giục bằng những lời lẽ thiếu xây dựng thì chắc chắn câu chuyện sẽ bùng lên thành xì căng đan, dẫn đến đổ vỡ, nguy hiểm và có thể dẫn tới tình hình không còn kiểm soát được nữa. Tổ hòa giải ở khu phố thường có nhiều khẩu hiệu, nhiều chữ “Nhẫn” in rất đẹp, làm thành hoa văn, thành chữ đen viết trên giấy đỏ, phía dưới có ghi chú: “Lùi một bước, trời cao biển rộng” hoặc “Nhẫn nhịn 1 phút tránh được nỗi lo 100 ngày” hoặc “Có chữ Nhẫn, mới có chữ Tha thứ, Bao dung”…

Trong một gia đình, một họ tộc cũng vậy, bao bi kịch xẩy ra chỉ vì tham lam, tranh giành của cải, tranh nhau 10 cm lối đi, tranh nhau làm trưởng làm thứ mà dẫn đến đánh nhau, hãm hại nhau phải đưa ra chính quyền xử lý. Thành ra có chữ “Nhẫn”, có chữ “Bao dung” sẽ đem lại bao hạnh phúc đời thường mà ai ai cũng mong ước.

Nhà triết học Ernest Rénan (1823 – 1892) còn có cái mổ xẻ sâu sắc hơn về lòng khoan dung khi ông khẳng định: “Cái điều mà người ta gọi là khoan dung thường chỉ là sự công bằng mà thôi”. Điều này rất đúng, vì sự tha thứ, khoan dung cũng phải dựa trên sự hợp lý hay còn gọi là có tình có lý. Trong khi xử án tại phiên tòa người ta cố gắng tìm ra cái lý do để giảm nhẹ tội cho bị cáo, gọi là hưởng sự khoan hồng, khoan dung với các tình tiết giảm nhẹ. Nhưng cũng chỉ cho phép ở trong một giới hạn nào đó, nếu vượt quá sự công bằng thì vẫn phải buộc tội, vẫn phải trừng phạt.

Tóm tắt lại, sự khoan dung, sự độ lượng, tha thứ hay bất kỳ tên gọi nào khác cũng phải dựa trên Pháp luật và Đạo đức – bao trùm lên tất cả là Luật Công bằng, không thiên vị bên nào quá đáng thì mọi người mới tâm phục, khẩu phục được.

Xem thêm: địa Chỉ Broadcast Là Gì, địa Chỉ Ip Broadcast Dùng để Làm Gì

Lại có con mắt triết học nhìn dưới khía cạnh khác. Đó là: sự khoan dung, sự tha thứ có phải là một bổn phận của con người không? Nó có phải là một bổn phận bắt buộc như lòng yêu cha mẹ, yêu quê hương, phải hy sinh, phải phấn đấu vì công việc chung hay không?

Nhà triết học Vauvenargueus (1715 – 1747) đã giải thích: “Người ta không thể nghi ngờ rằng Dung thứ không phải là một bổn phận. Chính nó đem lại cái đức hạnh đáng quý”. Cao quý thay cho những ai, những cá nhân hay những tập thể nào nâng tầm được sự độ lượng, bao dung lên hàng bổn phận phải có, bắt buộc phải có. Nếu số đông người có cái đức hạnh ấy thì gia đình họ, tập thể của họ quả thực quá hạnh phúc, quá viên mãn.

Khép lại bài viết về khoan dung, xin giới thiệu một cách nhìn cao hơn nữa, thực tế hơn nữa, phổ biến hơn nữa là sự “Quên đi”, khép lại quá khứ, đóng chặt lại cánh cửa hận thù. Nên nhớ mãi lời dặn của Browning: “Tha thứ đã là tốt, quên đi lại còn tốt hơn”. “Quên đi” đã trở thành bí quyết sống lâu của tuổi già, đó là “Quên tuổi tác, quên hận thù, quên bệnh tật”. Mong muốn ai cũng biết cách “Quên” một cách hợp lý và khoa học!

Chuyên mục: Hỏi Đáp