Bảng cân đối kế toán là “thành phần” không thể thiếu trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bạn là ứng viên chuẩn bị tìm việc kế toán? Vậy bạn có thể giải thích cụ thể “Bảng cân đối kế toán là gì?”. Nếu bạn chưa thực sự chắc chắn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của thienmaonline.vn.

Bạn đang xem: Bảng cân đối kế toán là gì

*

Bạn có thể giải thích cụ thể “Bảng cân đối kế toán là gì?”

► Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng. Dưới sự tác độngcủa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tài sản của một đơn vị luôn có sự vận động, biến đổi về mặt cơ cấu, số lượng, nguồn hình thành… vì thế mà số liệu thể hiện trên bảng cân đối chỉ phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng.

Bảng cân đối kế toán thường được lập vào cuối tháng – cuối quý – bán niên – cuối năm hoặc kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp. Trước đây, bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảng cân đối tài sản và nguồn vốn hay bảng tổng kết tài sản…

*

Bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp

► Nội dung bảng cân đối kế toán

Nội dung được thể hiện trong bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân bằng giữa tài sản sản và nguồn vốn của doanh nghiệp theo công thức:

Tổng tài sản (vốn) = Các khoản nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

► Kết cấu bảng cân đối kế toán

Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: tài sản + nguồn vốn

– Phần tài sản: gồm tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định, đầu tư dài hạn => tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp.

– Phần nguồn vốn: gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu => nguồn hình thành giá trị tài sản hiện có.

*

Mẫu bảng cân đối kế toán

► Tác dụng của bảng cân đối kế toán

– Giúp nhà quản lý nắm được toàn bộ giá trị tài sản + cơ cấu tài sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn + cơ cấu nguồn vốn.

– Đánh giá khái quát về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Năm Tài Chính Là Gì – Ngày Bắt đầu Năm Tài Chính

– Đánh giá về tình hình sử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính, sự biến động về nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Những số liệu thể hiện trong bảng cân đối kế toán được sử dụng làm bằng chứng trình lên ngân hàng để doanh nghiệp được vay vốn kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ thuyết phục đối tác đồng ý hợp tác làm ăn với doanh nghiệp.

► Cách đọc bảng cân đối kế toán

Việc đọc bảng cân đối kế toán sẽ giúp bạn nhận định được quy mô, tính tự chủ về mặt tài chính, cơ cấu sử dụng nguồn vốn… của doanh nghiệp.

Nguyên tắc khi đọc bảng cân đối kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

– Về tài sản:

Tổng tài sản cho biết quy mô doanh nghiệp, khi giá trị này giảm so với kỳ trước đó, cần xem xét đến khả năng giảm quy mô sản xuất – kinh doanh.Thứ tự tài sản thể hiện trong bảng cân đối được xếp theo khả năng chuyển đổi thành tiền mặt giảm dần.Tài sản thể hiện trong bảng cân đối cho biết doanh nghiệp đã dùng vốn cho những tài sản nào. Với doanh nghiệp sản xuất thông thường, tài sản dài hạn phải lớn hơn tài sản ngắn hạn – với doanh nghiệp thương mại thì ngược lại.

*

Với doanh nghiệp sản xuất, tổng tài sản dài hạn phải lớn hơn tài sản ngắn hạn

– Về nguồn vốn:

Vốn chủ sở hữu: vốn đầu tư ban đầu, thặng dư vốn cổ phần, các nguồn quỹ…Các khoản nợ phải trả: cho nhà cung cấp, chi phí điện – nước, vay ngân hàng…

– Phân tích các hệ số tài chính

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn => Cho biết mức độ tự chủ nguồn vốn của doanh nghiệp, nếu hệ số này lớn mà nguyên nhân xuất phát chủ yếutừ nợ từ ngân hàng thì đó là điều bất lợi cho doanh nghiệp.

Xem thêm: credit by là gì

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạnKhả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – (Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn)

Bên cạnh đó, khi đọc bảng cân đối kế toán, cũng cần chú ý đến 4 yếu tố quan trọng là công nợ, hàng tồn kho, khoản phải trả và nợ dài hạn để có được những đánh giá tổng quan về tình hình “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp