Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Bạn đang xem: Ban thanh tra nhân dân là gì

1. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

– Theo Nghị định số 159/2016, Ban thanh tra nhân dân do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu. Thành phần gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

– Nghị định 159/NĐ-CP quy định Ban thanh tra nhân dân có từ 5 đến 11 thành viên, tùy theo số lượng dân cư tại các địa phương để lựa chọn số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp.Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Hình thức bầu sẽ là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.

– Ban thanh tra nhân dân được thành lập và có phạm vi giám sát các hoạt động sau theo Nghị định số 159/CP:

+ Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

+ Theo dõi việc thực hiện Nghị quyết, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tình hình thực hiện dân chủ cơ sở; công tác thu, chi ngân sách, tài chính; quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cư; chế độ chính sách, ưu đãi đối với các đối tượng và các công việc khác theo quy định.

– Cũng theo Nghị định 159/2016, Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau (có thể họp đột xuất). Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.

2. Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước

– Nghị định số 159 quy định Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị có Trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên có từ 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên, tùy vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức.

– Dựa trên các tiêu chuẩn đối với thành viên Ban thanh tra, Ban chấp hành công đoàn lập danh sách các ứng cử viên để tổ chức bầu. Việc bầu thành viên thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

– Theo Nghị định 159/2016/CP, Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thực hiện công việc giám sát về thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; tài chính; công tác thực hiện dân chủ cơ sở ở các cơ quan, đơn vị; tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các công việc khác theo quy định.

– Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, có thể họp đột xuất. Nghị định số 159 quy định nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị là hai năm.

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 159/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH TRA VỀTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

Căn cứLuật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Tổng Thanh traChính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định quyđịnh chi tiết và biện pháp thihành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức vàhoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và biệnpháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Banthanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Vai trò củaBan thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân được thành lậpở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệpnhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở củacơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấutranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 3. Tiêu chuẩn,điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Thành viên Ban thanh tra nhân dânphải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, phápluật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.

2. Thành viên Ban thanh tra nhân dântrong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phảilà người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Banthanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằngthời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dântại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn vàkhông phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Điều 4. Nguyên tắchoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân hoạt động theonguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theochế độ tập thể và quyết định theo đasố.

Điều 5. Các hànhvi bị nghiêm cấm

1. Đe dọa, trả thù, trù dập đối vớithành viên Ban thanh tra nhân dân.

2. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn củaBan thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tốcáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Mục 1. TỔ CHỨC,NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 6. Tổ chứcBan thanh tra nhân dân

1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ởxã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68Luật thanh tra.

2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đạibiểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.

3. Ban thanh tra nhân dân có Trưởngban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạtđộng của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có tráchnhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viênkhác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

4. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhândân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.

Điều 7. Số lượngthành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường,thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thànhviên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên;từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ởmiền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phốđược bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân khôngquá 11 người.

2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường,thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thịtrấn.

Điều 8. Bầu thànhviên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào số lượng thành viên Banthanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổquốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dânmà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.

2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủtrì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chứcHội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dânphố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dânđược bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểutham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơtay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.

4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đạibiểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt.Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đạibiểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuốngthấp.

Trưởng Ban công tác Mặt trận có tráchnhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc xã, phường, thị trấn.

Điều 9. Công nhậnBan thanh tra nhân dân

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầuxong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam xã, phường, thị trấn tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban thanh tranhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, trình Hội nghịỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ra Nghị quyết công nhận Ban thanh tra nhân dân và thôngbáo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp trong phiên họp gần nhất,niêm yết kết quả công nhận Ban thanh tra nhân dân tại trụsở và thông báo cho nhân dân địa phương biết.

Điều 10. Bãi nhiệm,miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Banthanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tínnhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghịnhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

2. Trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàncảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tranhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Banthanh tra nhân dân trở thành người đương nhiệm trong Ủyban nhân dân cấp xã hoặc thay đổi nơi thường trú đến địa phương khác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này thì Banthường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn báo cáo Hộinghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạm thờicho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dângần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

3. Trường hợp thành viên Ban thanhtra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còntừ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

4. Việc bầu thành viên Ban thanh tranhân dân thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm quy định tạikhoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tạiĐiều 8 Nghị định này.

Điều 11. Nhiệm vụ,quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanhtra nhân dân:

a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhâncó trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật;việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tạiĐiều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giámsát việc thực hiện kiến nghị đó;

b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịchỦy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;

c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử ngườitham gia khi được yêu cầu;

d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dânxã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếusót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;

đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dânvà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấncác hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện saiphạm và có thành tích trong công tác;

e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh củacơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Banthanh tra nhân dân;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khácdo pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Banthanh tra nhân dân:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hộinghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyềncủa Ban thanh tra nhân dân;

b) Phân công nhiệm vụ cho thành viênBan thanh tra nhân dân;

c) Đại diện cho Ban thanh tra nhândân trong mối quan hệ với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủtịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổchức có liên quan;

d) Được mời tham dự các cuộc họp củaHội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung liên quan đếnnhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Tham dự các cuộc họp của Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn có nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦABAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 12. Xây dựngchương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1. Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thịtrấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch hoạt động củaBan thanh tra nhân dân phải báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam xã, phường, thị trấn.

Điều 13. Phạm vigiám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn.

2. Việc thực hiện nghị quyết của Hộiđồng nhân dân, quyết định của Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ủy viên Ủy bannhân dân, cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn và Trưởng thôn,Phó trưởng thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố và những ngườiđảm nhận nhiệm vụ tương đương.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh tại xã, phường, thị trấn:

a) Công tác tiếp công dân của Chủ tịchỦy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

b) Việc tiếp nhậnvà xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Chủ tịch Ủy ban nhândân xã, phường, thị trấn;

c) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn;

d) Việc thi hành các quyết định giảiquyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật tại xã, phường,thị trấn.

5. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơsở ở xã, phường, thị trấn.

6. Việc thu, chi ngân sách, quyếttoán ngân sách, công khai tài chính tại xã, phường, thị trấn.

7. Việc thực hiện các dự án đầu tư,công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, do nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầutư, tài trợ cho xã, phường, thị trấn.

8. Các công trình triển khai trên địabàn xã, phường, thị trấn có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất,an ninh, trật tự, văn hóa – xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân.

9. Việc quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cư, việc quản lý và sửdụng đất đai tại xã, phường, thị trấn.

10. Việc thu, chi các loại quỹ và lệphí theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân tại xã, phường,thị trấn.

11. Việc thực hiện các kết luận, quyếtđịnh xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xửlý các vụ việc tham nhũng liên quan đến cán bộ xã, phường, thị trấn.

12. Việc thực hiện chế độ, chính sáchưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những ngườivà gia đình có công với đất nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hộitrên địa bàn xã, phường, thị trấn.

13. Những việc khác theo quy định củapháp luật.

Điều 14. Phươngthức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, trực tiếp thu thập cácthông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệmở xã, phường, thị trấn thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Banthanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật củacơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông quaBan thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn kiến nghịvới Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịchỦy ban nhân dân xã, phường, thị trấnhoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đềliên quan đến nội dung giám sát của Ban thanh tra nhân dânvà giám sát việc giải quyết kiến nghị đó.

Điều 15. Hoạt độnggiám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiếnhành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và Chủ tịch Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểmgiám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việcgiám sát.

2. Trong quá trình thực hiện việcgiám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cung cấp cácthông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

3. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổchức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn xâm phạmquyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mụcđích tài sản nhà nước, ngân sách nhà nước và các khoảnđóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án, quản lý và sử dụng đấtđai trái với các quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thìBan thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhândân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặccơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, đồng thời báocáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải xem xét, giảiquyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tranhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giảiquyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhândân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 16. Hoạt độngxác minh của Ban thanh tra nhân dân

1. Khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dânxã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban thanh tra nhândân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ đượcgiao.

2. Trong quá trình thực hiện việc xácminh, Ban thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quancung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việcxác minh; xem xét để làm rõ sự việc cần xác minh; việc xác minh được lập thành biên bản.

Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tranhân dân báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về kết quảxác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý.

3. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạmpháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, công dân cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị Chủ tịch Hội đồngnhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnhoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việcthực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩmquyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho Ban thanh tra nhân dânbiết. Trường hợp kiến nghị đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủthì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặcChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét,giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 17. Chế độlàm việc của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗiquý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau,trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chếđộ báo cáo mỗi quý một lần trước Hội nghị Ủy ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn; định kỳ 6 tháng mộtlần tiến hành sơ kết; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

Mục 3. TRÁCH NHIỆMCỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN,THANH TRA HUYỆN

Điều 18. Tráchnhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy địnhtại Điều 71 Luật thanh tra.

Xem thêm: Lợi Nhuận Ròng Là Gì, Những ý Nghĩa Của Lợi Nhuận Ròng

2. Xem xét, giải quyết và đôn đốc việcgiải quyết kịp thời kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

3. Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan,tổ chức hữu quan bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho thành viên Ban thanh tra nhândân. Chủ trì việc tổ chức phối hợp giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận đểhỗ trợ hoạt động cho Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhândân tham dự cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấncó nội dung liên quan đến hoạt động của Ban thanh tra nhândân.

Điều 19. Tráchnhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy địnhtại Điều 70 Luật thanh tra.

2. Xem xét, giải quyết kịp thời cáckiến nghị của Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩmquyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặccơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý, đồng thời thông báocho Ban thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghịcơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật,cản trở hoạt động qua Ban thanh tra nhân dân, đe dọa, trảthù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhândân tham dự các cuộc họp của Ủy ban nhân dân có nội dung liên quan đến nhiệm vụgiám sát của Ban thanh tra nhân dân.

5. Cấp kinh phí cho Ban thanh tranhân dân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvà tạo điều kiện thuận lợi để Ban thanh tra nhân dân hoạtđộng.

Điều 20. Tráchnhiệm của Thanh tra huyện

Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợpvới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫnnghiệp vụ công tác cho các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Điều 21. Kinhphí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanhtra nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cân đốicho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ban thanh tra nhân dânhoạt động.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanhtra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộcgiám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thànhviên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chínhchịu trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Banthanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP,DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Mục 1. TỔ CHỨC,NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬP, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 22. Tổ chứcBan thanh tra nhân dân

1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ởcơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệpnhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật thanhtra.

2. Ban thanh tra nhân dân có Trưởngban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu1 Phó trưởng Ban.

Trưởng ban chịu trách nhiệm chung vềhoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó trưởng ban có tráchnhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của Ban thanh tranhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

3. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhândân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là hainăm.

4. Ban thanh tranhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do Hội nghị cán bộ, côngchức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức bầu ra. Banthanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị người lao động bầu ra.

5. Ban thanh tra nhân dân được thànhlập ở cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệpcông lập, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.

Điều 23. Số lượngthành viên Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhànước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viênBan thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghịđại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.

Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất,kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thànhviên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động cóhiệu quả.

Điều 24. Bầuthành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệudanh sách những người ứng cử, danh sách người được đề cử do cán bộ, công nhân,viên chức, người lao động giới thiệu để tổ chức bầu Ban thanh tra nhân dân.

2. Hội nghị cán bộ, công chức, viênchức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị ngườilao động bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% sốđại biểu được triệu tập; việc bầu thành viênBan thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, Ngườiđược trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phảicó trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tựsố phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.

Điều 25. Công nhậnBan thanh tra nhân dân

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầuxong thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chứccuộc họp với các thành viên Ban thanh tra nhân dân để bầuTrưởng ban, Phó trưởng ban; ra quyết định công nhận Banthanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngtrong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước biết.

Điều 26. Bãi nhiệm,miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Banthanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thìBan chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặcHội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gầnnhất quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

2. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe,hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanhtra nhân dân được bổ nhiệm vào chức danh quản lý quy địnhtại khoản 2 Điều 3 Nghị định này hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khácthì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời cho thôi nhiệmvụ và báo cáo Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cánbộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gầnnhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

3. Trong trường hợp thành viên Banthanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trởlên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở cótrách nhiệm giới thiệu nhân sự thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễnnhiệm để bầu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặcHội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gầnnhất. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế được thực hiện theoquy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 27. Nhiệm vụ,quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanhtra nhân dân:

a) Giám sát cơ quan nhà nước, đơn vịsự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cá nhân có trách nhiệm ở cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều29 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị ngườicó thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiệnkiến nghị đó;

b) Xác minh những vụ việc do người đứngđầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao;

c) Tham gia việcthanh tra, kiểm tra tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệpnhà nước theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin,tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

d) Kiến nghị vớingười đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nướcxử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếusót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyềnvà lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

đ) Kiến nghị Ban chấp hành công đoàncơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, doanh nghiệp nhà nước các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởngcán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát hiện sai phạm và có thànhtích trong công tác;

e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh củacán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liênquan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khácdo pháp luật quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Trưởng Banthanh tra nhân dân:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hộinghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban thanh tranhân dân;

b) Phân công nhiệm vụ cho thành viênBan thanh tra nhân dân;

c) Đại diện cho Ban thanh tra nhândân trong mối quan hệ với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổchức có liên quan;

d) Được mời tham dự các cuộc họp củacơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có nội dungliên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Tham dự các cuộc họp của Ban chấphành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Banthanh tra nhân dân.

Mục 2. HOẠT ĐỘNGCỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 28. Xây dựngchương trình, kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

1. Hằng năm, Ban thanh tra nhân dân căn cứ Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghịđại biểu cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, Hội nghị người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo củaBan chấp hành công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kếhoạch và kinh phí hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch và kinh phíhoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện sau khi Ban chấp hành côngđoàn cơ sở thông qua.

Điều 29. Phạm vigiám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Việc thực hiện chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơquan, đơn vị;

b) Việc sử dụng kinh phí hoạt động từnguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;

c) Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghịcán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết Hội nghị đại biểucán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quychế của cơ quan, đơn vị;

d) Việc thực hiện chế độ, chính sáchđối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của phápluật;

đ) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơsở ở cơ quan, đơn vị;

e) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xửlý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phảnánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyếtkhiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luậttại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Việc thực hiện các kết luận, quyếtđịnh xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xửlý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;

h) Những việc khác theo quy định củapháp luật.

2. Phạm vi giám sát của Ban thanh tranhân dân ở doanh nghiệp nhà nước:

a) Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêukế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đốivới người lao động theo quy định của pháp luật;

b) Việc thực hiện quy chế dân chủ cơsở tại nơi làm việc; Nghị quyết của Hội nghị người lao động; kết quả đối thoạithường kỳ, đối thoại theo yêu cầu được ghi tại biên bản đối thoại;

c) Việc thực hiện các nội quy, quy chếcủa doanh nghiệp;

d) Việc thực hiện thỏa ước lao động tậpthể;

đ) Việc thực hiện hợp đồng lao động;

e) Việc thực hiện chính sách, chế độcủa nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước; việc sử dụng các loạiquỹ tại doanh nghiệp;

g) Việc giải quyết tranh chấp lao động;

h) Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xửlý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộcthẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp; việc thi hành quyết định giải quyếtkhiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp;

i) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;

k) Những việc khác theo quy định củapháp luật.

Điều 30. Phươngthức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh củacán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thu thập thông tin, tài liệu đểxem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việcthuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật củacơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông quaBan chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan trựctiếp đến nội dung thuộc phạm vi giámsát của Ban thanh tra nhân dân.

Điều 31. Hoạt độnggiám sát của Ban thanh tra nhân dân

1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiếnhành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban chấphành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập, doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểmgiám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việcgiám sát.

2. Trong quá trình thực hiện việcgiám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung cấp thông tin, tài liệuliên quan đến nội dung giám sát.

3. Trường hợp phát hiện hành vi xâmphạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động,có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách vàcác khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công chức viên chức, người lao độngvà các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì kiến nghị hoặc thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở đểkiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặccơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp kiến nghị trựctiếp với người đứng đầu để xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân phảibáo cáo với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giảiquyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiếnnghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấptrên trực tiếp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệpnhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Banthanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnkhác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 32. Hoạt độngxác minh của Ban thanh tra nhân dân

1. Khi được người đứng đầu cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nướcgiao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nộidung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao.

2. Trong quá trình thực hiện việc xácminh, Ban thanh tra nhân dân được quyềnyêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin,tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.

Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tranhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,doanh nghiệp nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiếnnghị biện pháp giải quyết.

3. Trong quátrình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức,viên chức, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị ngườiđứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặccơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giámsát việc thực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm xemxét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được thựchiện hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban thanh tra nhân dâncó quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp củacơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét,giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Điều 33. Chế độlàm việc của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗiquý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chếđộ báo cáo theo quý, 6 tháng trước Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hằng năm tổngkết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hộinghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động.

Mục 3. TRÁCH NHIỆMCỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC

Điều 34. Tráchnhiệm của Ban chấp hành công đoàn

1. Ban chấp hành công đoàn cơ sởcó trách nhiệm:

a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy địnhtại Điều 75 Luật thanh tra;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan,tổ chức hữu quan tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho thành viên Banthanh tra nhân dân. Chủ trì phối hợp với các tổ chức khác trong cơ quan, đơn vịtrong việc hỗ trợ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;

c) Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dânxây dựng chương trình công tác năm;

d) Xem xét, giảiquyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân;

đ) Mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham dự cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở có nộidung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

2. Ban chấp hànhcông đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơsở trong việc hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhândân.

Điều 35. Tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước

1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy địnhtại Điều 74 Luật thanh tra.

2. Giải quyết kịp thời các kiến nghịcủa Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyềnthì báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết vàthông báo cho Ban thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghịcơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cóhành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động của Ban thanhtra nhân dân, đe dọa, trả thù, trù dập thành viên Banthanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban thanh tra nhândân tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban thanh tranhân dân.

5. Cấp kinh phí hoạt động hàng nămcho Ban thanh tra nhân dân; bảo đảm điều kiện cần thiếtcho Ban thanh tra nhân dân hoạt động.

Điều 36. Tráchnhiệm của các cơ quan Thanh tra nhà nước

1. Thanh tra Chính phủ trong phạm vichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban thườngtrực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhândân.

2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ cótrách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơquan cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ, ngành quản lý.

3. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phốihợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanhtra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập, doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quảnlý.

4. Thanh tra huyệncó trách nhiệm phối hợp với Liên đoànLao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân thuộccác cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ủyban nhân dân cấp huyện quản lý.

Điều 37. Kinhphí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban thanhtra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nướcđược cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Kinh phí hoạt động của Ban thanhtra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộcgiám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thànhviên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chínhcó trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanhtra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 38. Hiệu lựcthi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01 tháng 02 năm 2017 và thay thế Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thanh travề tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

2. Ban thanh tra nhân dân được thànhlập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định này.

Điều 39. Tráchnhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Đề nghị Ban thường trực Ủy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củamình hướng dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến tráchnhiệm chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị địnhnày./.

Xem thêm: Nhà Cấp 4 Là Gì – Thế Nào Là Nhà Cấp 4

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, TCCV (03b).

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}