Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc theo giải thích của nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Bạn đang xem: Bản sao là gì
Luật công chứng năm 2014 và Nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2015 là một trong những văn bản pháp lý có giải thích về khái niệm bản sao là gì?
Trong hoạt động thường ngày khi đi thực hiện làm hồ sơ xin việc hay thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền chúng ta phải sử dụng rất nhiều hồ sơ giấy tờ. Tùy theo yêu cầu thủ tục cần thực hiện mà giấy tờ có thể là bản chính hoặc bản sao.
Vậy bản sao là gì? Bản chụp và bản sao có giống nhau không? Để có thể giải đáp những thắc mắc nêu trên Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bản sao là gì?
Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc theo giải thích của nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ, còn thực tế, ta có thể hiểu bản sao là văn bản thể hiện một phần hoặc đầy đủ toàn bộ nội dung của bản gốc (bản chính) và được trình bày theo đúng thể thức quy định.
Ngoài ra bản sao được tính là hợp lệ khi Bản sao ghi rõ ngày, tháng, năm và phải được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, công chứng xác nhận. Và hiện nay những cơ quan có đủ thẩm quyền để chứng thực, công chứng xác nhận bản sao gồm có:
– Cơ quan ban hành văn bản và có lưu trữ bản chính
– Văn phòng công chứng, Phòng công chứng và UBND các cấp.
Thời hạn sử dụng của bản sao?
Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật không có bất cứ quy định nào liên quan về giá trị cũng như thời hạn sử dụng của bản sao được công chứng hoặc được chứng thực từ bản chính.
Song có một số ý kiến phản hồi bản sao được công chứng hoặc chứng thực chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy, bởi căn cứ vào thực tế có thể thấy thời hạn sử dụng của một số giấy tờ là bản sao có giá trị vô hạn.
Xem thêm: Vương Quốc Sủng Vật : Liệt Hỏa & Cầu Vồng, Tải Game Vương Quốc Sủng Vật
Ví dụ như các bản sao được chứng thực hoặc công chứng từ bảng điểm, bằng đại học, giấy phép lái xe máy… ngoại trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
Và một số trường hợp bản sao công chứng hoặc chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ trong 6 tháng, Chứng minh nhân dân là 15 năm tính từ ngày cấp…
Bản sao có giống bản chụp không?
Bản chụp là hình ảnh sao chép được tạo ra từ các thiết bị như điện thoại, máy ảnh, để chụp lại bản gốc , sau đó in ra và sử dụng.
Như vậy đối chiếu theo nội dung ở trên mà chúng tôi đã giải thích bản sao là gì thì chúng ta có thể thấy rõ bản sao và bản chụp khác hoàn toàn về hình thức và giá trị pháp lý.
Về mặt hình thức:
Bản sao được photo, in ra dựa trên bản gốc và có nội dung đầy đủ và chính xác như bản gốc, đã được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Bản chụp: Được chụp lại nhờ tính năng của thiết bị chụp và không thể đem bản chụp đi công chứng hoặc chứng thực được.
Về giá trị pháp lý:
Bản sao được công chứng hoặc chứng thực sẽ có giá trị về mặt pháp lý và được coi là bản sao hợp lệ, có giá trị sử dụng tùy theo yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
Bản chụp không có giá trị về mặt pháp lý nhất là đối với các thủ tục hành chính liên quan tới cơ quan Nhà nước.
Xem thêm: Eeprom Là Gì – Bộ Nhớ Chỉ đọc
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về việc giải đáp thắc mắc Bản sao là gì cùng các vấn đề liên quan. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có điều gì chưa nắm rõ vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.6557 để được hỗ trợ sớm nhất.
Chuyên mục: Hỏi Đáp