Bách niên giai lão 百年偕老 Bǎinián xiélǎo ngụ ý vợ chồng cùng nhau sống đến trăm tuổi, bên nhau đến già

*

Tìm hiểu về thành ngữ bách niên giai lão

 Trong mỗi đám cưới không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở Việt Nam, chúng ta thường nghe thấy những vị khách mời chúc mừng cô dâu chú rể những lời như “Trăm năm hạnh phúc”, “Bách niên giai lão”. Vậy thì, “Bách niên giai lão” có ý nghĩa gì, hãy cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu nào.

Bạn đang xem: Bách niên giai lão là gì

“Bách niên giai lão” nghĩa là gì?

Chúng ta có thể hiểu câu thành ngữ “Bách niên giai lão” (百年偕老 / Bǎinián xiélǎo) như sau:- 百年: trăm năm, ngụ ý chỉ thời gian rất nhiều năm, dài lâu- 偕老: cùng nhau chung sống đến già

Như vậy, thành ngữ “Bách niên giai lão” ngụ ý vợ chồng cùng nhau sống đến trăm tuổi, bên nhau đến già.

Xem thêm: Stay Là Gì

Từ vựng tiếng Trung chủ đề đám cướiPhong tục cưới hỏi của người Trung Quốc

Thành ngữ này bắt nguồn từ vở hí khúc “Tây Sương Kí Chư cung điệu /西厢记诸宫调” của Đổng Giải Nguyên đời nhà Kim. Đổng Giải Nguyên đã lấy cảm hứng từ “Oanh Oanh Truyện” của Nguyên Chấn – một nhà văn học thời nhà Đường. “Oanh Oanh Truyện” là câu chuyện kể về mối tình của chính tác giả Nguyên Chẩn khi còn trẻ. Ông và một khuê nữ tên Oanh Oanh gặp nhau ở chùa Phổ Cứu, hai người nhanh chóng rơi vào lưới tình. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến thời bấy giờ, cùng với gánh nặng công danh khoa trường, Nguyên Chẩn phải rời xa người yêu. Cuộc tình của họ kết thúc trong bi thuơng, và cùng truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học độc đáo về sau, “Tây Sương Kí Chư cung điệu” chính là một trong số đó. Tây sương (mái đình phía Tây) cũng chính là nơi Nguyên Chấn và Oanh Oanh hẹn nhau ở chùa Phổ Cứu.

Xem thêm: Công Trình Không Theo Tuyến Là Gì, Công Trình Xây Dựng Không Theo Tuyến Là Gì

Nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc

“Bách niên giai lão” được dùng khi nào?

Thành ngữ “Bách niên giai lão” thường được dùng làm lời chúc trong đám cưới, chúc đôi vợ chồng trẻ tình cảm hòa thuận, sống cùng nhau đến già.

Trong tác phẩm “Nho Lâm Ngoại Sử /儒林外史” – một tác phẩm có nội dung phê phán và châm biếm sâu cay chế độ khoa cử công danh thời nhà Thanh của Ngô Tử Kính có đoạn:

牛老道:“孙儿,我不容易看养你到而今。而今多亏了你这外公公替你成就了亲事,你已是有了房屋了。我从今日起,就把店里的事,即交付与你,一切买、卖、赊欠、存留,都是你自己主张。我也老了,累不起了,只好坐在店里帮你照顾,你只当寻个老伙计罢了。孙媳妇是好的,只愿你们夫妻百年偕老,多子多孙!”(Cụ Ngưu nói: “Này cháu! Ông nuôi cháu đến ngày nay không phải là việc dễ. Nay may nhờ có ông ngoại cháu giúp ông trăm lo việc trăm năm cho cháu nên cháu đã nên vợ nên chồng. Từ nay trở đi, tất cả mọi việc trong cửa hàng, ông đều giao cho cháu lo liệu hết. Tất cả mọi việc mua bán, lãi lỗ cho vay cháu phải tự mình lo liệu hết. Ông thì già mệt rồi, chỉ có thể ngồi xem xét, giúp đỡ cháu trông hàng. Cháu xem ông như người già giúp việc vậy. Cháu được một người vợ tốt. Ông mong hai vợ chồng cháu sẽ bách niên giai lão, đông con nhiều cháu.”)

Trong tiểu thuyết “Vỡ bờ” của nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng có đoạn: “Bữa cơm vậy mà ai cũng vui, ai cũng chúc cô dâu chú rể bách niên giai lão.”

Một số cách dùng của “Bách niên giai lão”

Thành ngữ “Bách niên giai lão” có thể làm vị ngữ, tân ngữ trong câu hoặc đơn giản là một câu chúc tân hôn. Ví dụ:

1. 你们夫妻恩深义重,誓必百年偕老。/ Nǐmen fūqī ēn shēn yì zhòng, shì bì bǎinián xiélǎo.(Hai bạn tình ý mặn nồng, thề bên nhau đến già)

2. 各位宾客都会吃一块蛋糕祈求新婚夫妇百年偕老,子孙满堂。/ Gèwèi bīnkè dūhuì chī yīkuài dàngāo qíqiú xīnhūn fūfù bǎinián xiélǎo, zǐsūn mǎntáng(Các vị khách mời đều ăn một miếng bánh ngọt, cầu chúc cho cô dâu chú rể bạch đầu giai lão, con đàn cháu đống)

3. 正要与你百年偕老,怎生说这样不祥的话? / Zhèng yào yǔ nǐ bǎinián xiélǎo, zěn shēng shuō zhèyàng bùxiáng dehuà?(Anh còn muốn bên em đến đầu bạc răng long, sao em lại nói ra những lời không may như thế?)

4. 祝你们俩夫妻和好,百年偕老!/ Zhù nǐmen liǎ fūqī hé hǎo, bǎinián xiélǎo!(Chúc hai bạn vợ chồng hòa thuận, bên nhau đến đầu bạc răng long!)

5. 我曾对她发过誓,要两人百年偕老。/ Wǒ céng duì tā fāguò shì, yào liǎng rén bǎinián xiélǎo.(Tôi từng thề với cô ấy, rằng muốn ở bên cô ấy đến khi đầu bạc răng long.)

Vậy là qua bài học ngày hôm nay, chúng ta đã biết thêm được một thành ngữ mới và cả câu chuyện thú vị phía sau thành ngữ này phải không nào? Hy vọng Tiếng Trung Ánh Dương đã đem đến cho bạn những kiến thức thật bổ ích! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Chuyên mục: Hỏi Đáp