Vụ tai nạn 7/5 của chiếc Tesla sử dụng hệ thống Autopilot đã khiến dư luận dấy lên nhiều tranh cãi giữa việc nên giữ hay bỏ tính năng hiện đại này. Vậy khi nào nên, khi nào không nên sử dụng tính năng này.

Kể từ vụ tai nạn ngày 7/5, Cục An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ NHTSA đã tiến hành điều tra và thảo luận rất nhiều về những tiềm năng và giới hạn của hệ thống Autopilot của Tesla. Kể từ khi chính thức được Tesla trang bị cho xe từ tháng 10 năm ngoái, tính năng Autopilot vẫn bị gắn mác “beta” – bản thử nghiệm, và vẫn chưa được xem như một “tài xế” thực thụ.

Bạn đang xem: Autopilot là gì

Thêm vào đó, cái tên Autopilot ngụ ý chỉ là “autonomy” – tự động, nghĩa là hệ thống thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế tính năng này chỉ là cao cấp và tân tiến hơn so với những tính năng hỗ trợ người lái mà các hãng sản xuất xe khác cung cấp chứ không thực sự là một người lái xe đúng nghĩa. Để tránh việc khách hàng và dư luận hiểu lầm dẫn đến tranh cãi xoay quanh chủ đề này, mới đây Drag Times đã thực hiện một đoạn video với tên gọi “Autopilot Do’s and Don’ts” – Khi nào nên hoặc không nên dùng hệ thống Autopilot.

Tính năng Autopilot nên được sử dụng khi nào?

Drag Times vốn hiểu rất rõ về các mẫu xe điện của Tesla và đã thực hiện nhiều lần chạy đua thử đối với cả dòng Model S và Model X. Đoạn video dài gần 15 phút giới thiệu kỹ lưỡng về giao diện của Autopilot, ví dụ khi lái trong điều kiện thực tế cụ thể và cả những khả năng cũng như hạn chế của tính năng lái tự động này.

Kết luận theo như video thử nghiệm cho rằng tính năng Autopilot làm việc hiệu quả nhất chính là khi chạy trên đường cao tốc với làn đường thoáng, xe lưu thống an toàn, không có chướng ngại vật. Chính thực tế khi chạy thử đã khiến phía Drag times cho rằng Autopilot không hiệu quả đối với mọi kiểu điều kiện đường trừ đường cao tốc.

Xem thêm: Blood Pressure Là Gì – Hỏi Đáp Y Học: Bệnh Áp Huyết Cao

Đoạn video với tên gọi “Autopilot Do’s and Don’ts” – Khi nào nên hoặc không nên dùng hệ thống Autopilot của Drag Times:

*

Theo như video thử nghiệm, những đoạn đường có vạch kẻ đường không rõ ràng có thể khiến xe xảy ra nhiều trường hợp như xe chạy lệch làn đường lao ra ngoài hoặc va chạm với người bộ hành. Tính năng Autopilot thậm chí còn không thể nhận biết được đèn báo giao thông và có thể bị gián đoạn hoạt động khi qua các nút giao thông với nhiều vạch kẻ đường chằng chịt.

Tuy nhiên, dù chạy trên đường cao tốc thì Autopilot vẫn tồn tại nhược điểm. Bởi bản chất hệ thống nhận biết đường đi dựa chủ yế vào vạch kẻ đường, điều đó có nghĩa là khi đi qua những cung đường đang xây dựng thì hệ thống sẽ gặp rắc rối. Hoặc, hệ thống sẽ điều khiển xe đi sát các bức tường hoặc các vật thể khác gần vạch. Tình trạng gây nhiễu trên đường cũng khiến hệ thống Autopilot gặp khó khăn khi theo dấu vạch kẻ làn đường. Ngoài ra, Autopilot cũng chưa phản ứng kịp khi đột nhiên có một chiếc xe cắt ngang đầu xe. Chính điều này là việc mà các tài xê cần phải tự ý thức được.

Xem thêm: Tổ Chức Phi Lợi Nhuận Là Gì, Một Số Thông Tin Về Tổ Chức Phi Lợi Nhuận

Nhiều kết quả trong lần thử nghiệm này của Drag Times lại trái ngược với những gì mà ông Elon Musk – CEO của Tesla đã tuyên bố trong buổi ra mắt Autopilot vào năm ngoái.

Chuyên mục: Hỏi Đáp