Nội dung bài viết

Facebook Audience Insights là gì? Những điều bạn cần biết trước khi sử dụng Audience Insights Cách sử dụng Audience Insights Cách xử lý lỗi liên quan Audience Insights Điều chỉnh mục tiêu với Facebook Audience Insights

Làm cách nào để tiếp cận đúng người khi chạy quảng cáo Facebook?

Bằng cách nào để bạn biết về độ tuổi, giới tính của những người đã like fanpage?

Làm thế nào để bạn chọn hiển thị quảng cáo đúng lúc và đúng nơi tới khách hàng tiềm năng?

Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời bởi Audience Insights – công cụ mà marketer và nhà quảng cáo Facebook nào cũng biết, và đặc biệt là người mới trong lĩnh vực này.

Bạn đang xem: Audience insights là gì

Vậy Facebook Audience Insights là gìcách sử dụng Audience Insight như thế nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết này! Bắt đầu thôi!

Facebook Audience Insights là gì?

Facebook Audience Insight là công cụ được tạo ra để hỗ trợ bạn khai thác những dữ liệu nhằm chạy Facebook Ads hiệu quả hơn. Audience Insights sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích, độ tuổi, giới tính, thu nhập,… của khách hàng tiềm năng.

*

Facebook Audience Insights là gì?

Những khách hàng tiềm năng này sẽ do bạn xây dựng dựa trên một số thông tin nhất định khai thác từ Audience Insights, để xây dựng chân dung “khách mẫu” giúp chạy quảng cáo Facebook hiệu quả hơn.

Ví dụ như: Nam 18-23 tuổi, độc thân, đang sống ở TP HCM, có sở thích với ví, bóp.

Bạn cũng có thể dùng Audience Insights để tìm hiểu thêm về những khách hàng like Fanpage của bạn và thậm chí là Fanpage của đối thủ. Có ba nhóm người chính mà bạn có thể lấy thông tin thông qua Audience Insights là:

Những người đã like fanpage Nhóm người nằm trong danh sách Custom Audience Người dùng Facebook.

Dựa vào những thông tin này từ khả năng tuyệt vời của Audience Insight, bạn sẽ có được chân dung khách hàng đúng nhất cũng như tìm thêm những người tương đồng với khách hàng mục tiêu bạn đang hướng đến.

Những điều bạn cần biết trước khi sử dụng Audience Insights

Có hai điểm chính bạn cần hiểu trước khi bắt đầu sử dụng công cụ này:

Thứ nhất: Facebook Audience Insights chỉ là một công cụ giúp đỡ bạn trong việc tìm kiếm khách hàng. Công cụ này không thể tự tìm nguồn khách hàng cho bạn, mà chính bạn phải là người đưa ra những từ khóa làm nền tảng trước, Audience Insights sẽ theo đó để đưa ra những gợi ý phù hợp. Thứ hai: những từ khóa đề cập đến sở thích của khách hàng thường là: nơi họ hay tới, món ăn ưa thích, điện thoại ưa thích,…

Đôi khi, có những sở thích không được liệt kê trong số từ khóa bạn cung cấp cho Facebook Audience Insights nhưng công cụ này vẫn gợi ý cho bạn vì chúng có liên quan đến khách hàng tiềm năng nhiều nhất. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Vì thế, bạn cần phải nghiên cứu những vấn đề này kỹ lưỡng trước khi áp dụng Audience Insights vào phân tích nhằm tránh bỏ sót bất cứ sở thích nào của khách hàng tiềm năng.

Cách sử dụng Audience Insights

Trước hết, để dùng được Audience Insights, bạn cần có tài khoản Business và liên kết với trình quản lý doanh nghiệp của Facebook. Trong trình quản lý, công cụ Facebook Audience Insights sẽ nằm trong phần Facebook Ads Manager.

1. Chọn đối tượng

Mở trình duyệt FA viết tắt của thuật ngữ Facebook Audience Insights Chọn đối tượng: Sẽ có một cửa sổ mở hiển thị các tùy chọn cho bạn lựa chọn. Vậy chúng ta nên chọn đối tượng nào? Everyone on Facebook – Tất cả mọi người trên Facebook: học cách thu hút những khách hàng mới đến từ người dùng Facebook nhiều nhất có thể People connected to your Page – Những người liên kết với trang của bạn: Học cách tìm hiểu những khách hàng tiềm năng hiện có nhằm tạo nội dung thân thiện hơn cho họ. Custom audience – đối tượng tùy chỉnh: Nếu bạn đã tạo đối tượng tùy chỉnh thì trong cửa sổ sẽ hiển thị thêm lựa chọn này.

Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ lựa chọn đối tượng đầu tiên – Mọi người trên Facebook.

2. Xây dựng target audience demographics

Trong Audience Insights, Target audience demographics là bảng số liệu đối tượng khách hàng mục tiêu. Chúng ta cần xây dựng bảng số liệu này để có cái nhìn chính xác hơn về khách hàng mục tiêu.

Bạn vào tab Demographics, tại đây bạn có thể tùy chọn cho từng phần ở bộ lọc Create Audience để tạo số liệu nghiên cứu.

2.1. Location – địa điểm

Nếu doanh nghiệp của bạn có địa chỉ cụ thể – Hãy chọn quốc gia, thành phố và khu vực. Ví dụ: Gò Vấp, TP HCM, Việt Nam.

Hay công ty bạn đang bán hàng online? Hãy chọn quốc gia mà bạn có thể giao hàng tới. Đây là một trong những thông tin quan trọng khi khai báo với Audience Insights, đừng chọn bừa nhé!

2.2. Age and Gender – Tuổi tác và giới tính

Đây là một thông tin nhân khẩu học quan trọng giúp mô tả được chân dung khách hàng tiềm năng của bạn khi dùng Audience Insights.

Ví dụ: bạn bán hàng thời trang công sở cho nữ, bạn sẽ không đặt đối tượng mục tiêu là khách hàng nam và tuổi trên 60 hay dưới 10, đúng không nào?

Về tuổi tác, hãy lưu ý rằng Facebook Audience Insights chỉ cho phép bạn lựa chọn độ tuổi từ 18 trở lên.

2.3. Interests – Sở thích

Bạn cần chọn những gì mà bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ thích: Du lịch, nấu ăn, thể thao, game, phượt,… vân vân và mây mây. Bạn có thể điền bất cứ thứ gì bạn nghĩ đến.

Ở phần này bạn không cần vội vàng, hãy phân tích bằng các bài nghiên cứu hành vi hoặc thói quen liên quan sẵn có để xem sự thay đổi của số liệu như thế nào.

Ví dụ:

Những người ở USA – Độ tuổi bất kì → Số liệu cho thấy 56% nữ và 44% nam giới Thêm sở thích Ăn uống (Food and Drink): Con số bây giờ đã thay đổi 60% nữ, 40% nam. Hmmmm. Kéo xuống phần Nhà hàng (Restaurants) → 67% nữ , 33% nam Thu hẹp sở thích thành Coffeehouses → 70% nữ, 31% nam.

Dựa vào các thông tin trên, chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự khác biệt trong việc lựa chọn các sở thích phù hợp.

2.4. Advanced – nâng cao

Đây là những thông tin nhân khẩu học nâng cao cần khai báo cho Audience Insights, bao gồm:

Behaviors: hành vi của người dùng (những hành vi này có thể kẻ đến nhưnhư sử dụng hãng điện thoại nào, tham gia vào sự kiện nào, du lịch đến đâu,..) Language: ngôn ngữ Relationship Status: tình trạng hôn nhân. Relationship status bao gồm 4 trạng thái là Single (độc thân) In a relationship (đang trong một mối quan hệ) Engaged (đã đính hôn) Maried (đã kết hôn) Education: học vấn Work: nghề nghiệp, công việc gần đây Market Segments: phân khúc thị trường Parents: tình trạng con cái Life Events: sự kiện chính trong đời mà người dùng đăng lên FB như: tham gia trường Đại học, có người yêu, lấy chồng/vợ,…

Ví dụ: Quán cà phê của bạn ở Seattle, đối tượng ở bất cứ độ tuổi nào và có con.

Như bạn thấy trong bảng trên, Audience Insights hiển thị cho chúng ta tỷ lệ phần trăm nam nữ, độ tuổi cũng như relationship status và cả trình độ học vấn.

Càng nhiều chi tiết bạn thêm vào bộ lọc, dữ liệu từ Audience Insights cung cấp càng rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn. Từ đó, quảng cáo trên Facebook của bạn càng tập trung tới đúng đối tượng hơn.

3. Khám phá sở thích của đối tượng

Bạn đã xác định được đối tượng mục tiêu trên Facebook, bây giờ là lúc tìm hiểu cụ thể những thứ họ thích bằng Facebook Audience Insights:

Chọn tab Page Likes Hãy nhìn vào phần Top Categories và Page Likes 3.1. Top Categories – danh mục hàng đầu

Ở đây, Audience Insights sẽ thể hiện danh mục ngành của những trang mà lead của bạn đã thích.

Bạn chỉ cần để ý đến 10 top đầu trong danh sách này, nó sẽ thể hiện những gì mà khách hàng bạn quan tâm nhiều nhất, từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.

*

Top Categories thể hiện danh mục ngành của những trang đối tượng khách hàng của bạn đã thích.
3.2. Page Likes – những trang mà đối tượng thích

Bạn muốn biết những trang Facebook nào đang có kết nối với đối tượng của bạn? Làm cách nào mà đối thủ có lượt thích cao từ đối tượng của bạn?

Câu trả lời của Facebook Audience Insights chính là kiểm tra Page Likes, bạn cần đặc biệt chú ý vào phần RelevanceAffinity.

Relevance của Audience Insights giúp xếp hạng mức độ phù hợp của trang. Xếp hạng này dựa trên mối liên hệ, kích thước trang và số lượng những người đã like trang thuộc danh sách đối tượng mục tiêu.

Xem thêm: Ipa Là Gì – Bảng Mẫu Tự Ngữ âm Quốc Tế

Trong khi đó, Affinity là mối quan hệ giữa đối tượng và trang.

Bạn có thể tiến hành phân tích tình trạng các trang mà đối tượng mục tiêu của bạn chiếm đại đa số những người đã like, nhờ vào Facebook Audience Insights.

Việc này giúp bạn target đúng Fanpage để tìm được khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn nghiên cứu thêm được nhiều ý tưởng để sử dụng cho bài viết trên Facebook doanh nghiệp.

Thông qua Top Categories và Page Likes, bạn sẽ hiểu hơn về sở thích của đối tượng mục tiêu, có nhiều ý tưởng kết nối với họ.

Là một trong những lợi ích “toẹt vời” khác từ Audience Insights, phân đoạn này giúp bạn sáng tạo ra những bài viết có chủ đề tốt hơn khi chạy quảng cáo Facebook, có thêm nhiều lượt thích trang hoặc bình luận trực tiếp tăng tương tác.

4. Vị trí và ngôn ngữ

Để xem vị trí và ngôn ngữ mà đối tượng sử dụng, chúng ta tiến hành nghiên cứu như sau:

Chọn tab Locations trong Audience Insights Xem qua tất cả những tab nhỏ

Bạn sẽ thấy những thông tin chi tiết như:

Top Cites (Thành phố phổ biến), Top countries (Đất nước phổ biến) Top Languages (Ngôn ngữ phổ biến).

Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên về kinh doanh online xuyên quốc gia, những thông tin này sẽ giúp bạn xác định nơi để bán và ngôn ngữ nào bạn cần đặc biệt chú ý.

Ví dụ: Bạn kinh doanh mô hình BatMan ở Mỹ, bạn muốn tìm hiểu xem có người dùng nào muốn mua nhưng đến từ nước khác hay không?

Vào Audience Insights Đánh chữ “Batman action figures” vào phần Interests Sau đó vào mục Top Countries để xem

Như bạn thấy ở hình bên dưới, ngoài US là nước đứng top với 45%, những nước khác cũng đóng góp phần trăm rất lớn, ví dụ như Philippines với 21%. Bạn có thể muốn mở rộng kinh doanh online tập trung hơn vào đất nước này.

5. Hoạt động và thiết bị

Bắt đầu khám phá những hoạt động mọi người hay làm trên Facebook và loại thiết bị họ sử dụng bằng cách:

Từ Audience Insights vào tab Activity Quan sát cửa sổ Frequency of Activities (Tần suất hoạt động) để xem cách mọi người tương tác với các trang FB Xem loại thiết bị trong phần Device Users

Hãy xem hai bảng dưới đây để thấy sự khác biệt.

Ở hình đầu tiên, những người thích chủ đề mô hình Batman có đến 72% dùng điện thoại Android.

Trong khi đó, những người khách hàng yêu thích các mô hình quán cà phê lại sử dụng Iphone nhiều hơn.

6. Tạo quảng cáo cho đối tượng mục tiêu

Khi đã tạo được đối tượng mục tiêu với số lượng hơn 1000 người, đây chính là lúc bạn nên chạy ads.

Mở những đối tượng khách hàng đã lưu Nhấn nút Create Ad màu xanh lá bên góc phải sau đó làm theo hướng dẫn của FB

Ad Manager sẽ gia tăng đối tượng dựa trên số liệu từ Facebook Audience Insights. Nó cũng sẽ theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch quảng cáo.

Bạn có thể để ý số chuyển đổi bị giảm mỗi khi bạn tạo thêm quảng cáo, đừng lo lắng. Bởi vì bạn chỉ chạy quảng cáo đến cụm đối tượng nhỏ, ROI của bạn vẫn có thể tăng cao. Nên nhớ, mục tiêu của bạn là ít mà chất lượng, hơn là nhiều mà mơ hồ.

Cách xử lý lỗi liên quan Audience Insights

1. Hướng dẫn xử lý khi không thể target Fanpage

Trong quá trình lọc interest của khách hàng tìm năng bằng Audience Insights, bạn sẽ tìm được nhiều Fanpage có tương tác tốt trong phần Page Likes. Tuy nhiên, bạn lại không thể Target vào Fanpage đó được?

Mình sẽ hướng dẫn bạn một cách để xử lý vấn đề này, đó là sử dụng Facebook Graph Search để tìm những Fanpage tương tự, là công cụ thường được sử dụng song hành với Audience Insights. Vậy Facebook Graph Search là gì?

Nó là một công cụ tìm kiếm thông minh của Facebook dùng để tìm kiếm các dữ liệu như bạn bè, hình ảnh, địa danh,… Để sử dụng công cụ này để tìm kiếm với fanpage tương tự, bạn cần phải xác định được ID của fanpage trước.

Hãy truy cập vào đường link bên dưới và nhập địa chỉ URL trang bạn muốn target: https://findmyfbid.com/

Sau khi đã lấy được mã ID, bạn thay nó vào phần “idpage” như bên dưới:

https://www.facebook.com/pages/?similar=idpage
Thay ID page: https://www.facebook.com/pages/?similar=373002489409005

Bạn dùng đường link một trong hai cách trên để truy cập sẽ ra được kết quả, dưới đây là kết quả trả về khi mình sử dụng link thứ 2:

2. Hướng dẫn xử lý khi mất chỉ số Affinity

Đã có một thời gian Facebook bỏ chỉ số Affinity, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cộng đồng Facebook Marketing. Tuy nhiên, họ đã mở lại vào hồi tháng 7/2017.

Vậy, nếu không may trong quá trình sử dụng Facebook Audience Insights mà bạn bị mất cột Affinity thì phải làm gì? Trước tiên chúng ta phải liên lạc với Facebook để giải quyết lỗi. Trong khi đó, mình sẽ giới thiệu với các bạn hai cách để lấy được những sở thích liên quan.

Sử dụng Emarky để tìm sở thích

Emarky là một công cụ miễn phí. Công cụ này giúp bạn tìm được chính xác từ khóa sở thích của khách hàng trên Facebook như Audience Insights.

Bước 1: Bạn vào link sau: https://connectio.io/keyword-interest-search/ Bước 2: Bạn sẽ có ô để nhập từ khóa phía bên dưới. Bạn chỉ cần nhập từ khóa theo sở thích.

Ví dụ: Ở đây mình sẽ dùng từ khóa: mỹ phẩm

Bước 3: Khi bạn nhấn Search, Emarky sẽ đưa ra một số gợi ý phù hợp với từ khóa. Bạn có thể dùng chúng để target khách hàng.

Tuy nhiên, Emarky chỉ có thể ý khi bạn nhập từ khóa. Đôi khi, những từ khóa này sẽ không sử dụng được.

Sử dụng Laser Targeting

Sử dụng ô target để tìm từ khóa sở thích. Bạn có thể nhập trực tiếp từ khóa vào phần nhắm mục tiêu chi tiết. Ví dụ: mỹ phẩm ngoại nhập

Trong khi bạn nhập, Facebook sẽ đưa ra hàng loạt các gợi ý cho từ khóa có liên quan và, quan trọng nhất. Những từ khóa này có thể target được!

Điều chỉnh mục tiêu với Facebook Audience Insights

Marketing trên những phương tiện truyền thông xã hội là lĩnh vực mà kẻ theo dõi chính là kẻ chiến thắng.

Trong thời đại mà phần lớn khách hàng thích những trải nghiệm cá nhân về một thương hiệu nào đó hơn (đặc biệt là với kỹ thuật số) thì việc hiểu rõ khách hàng càng trở nên quan trọng.

Bạn đã nắm vững về kiến thức về marketing trên kênh facebook? Nhưng vậy vẫn chưa đủ! Tận dụng nguồn lực trên website hiện có và xây dựng chiến lược marketing cụ thể trên đa kênh mới là xu hướng hiện tại của nhiều doanh nghiệp. Khám phá dịch vụ digital marketing của GTV ngay hôm nay!

Bạn càng hiểu về người dùng của mình – về sở thích của họ, nơi họ dành thời gian khi online hoặc những sở thích nào của họ liên quan tới sản phẩm của bạn – thì bạn lại càng dễ dàng kiểm soát cái nhìn của họ đối với thương hiệu của mình.

Hãy cố gắng đảm bảo rằng bạn đang tận dụng Facebook để tạo ra sức mạnh dữ liệu, bên cạnh đó Facebook Audience Insights còn giúp kiểm tra và thu hẹp đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Nghe có vẻ khá vô lý, tuy nhiên đối tượng mục tiêu của bạn càng nhỏ thì khả năng thành công của bạn càng lớn.

Xem thêm:

Điều quan trọng nhất là bạn phải khiến đối tượng mục tiêu có liên quan đến sản phẩm của mình.

Bài viết hướng dẫn của tôi về Audience Insights đến đây là hết. Chúc bạn thành công!

Tài liệu tham khảo:

How to Use Facebook Audience Insights for Better Targeting – Sproutsocial How to Use Facebook Audience Insights for Precise Ad Targeting – Hootsuite Learn More About the People that Matter to Your Business with Facebook Audience Insights – Facebook for Business

Bài viết cùng chủ đề:

Trình quản lý quảng cáo Facebook: Hướng dẫn A-Z cho người mới Quảng cáo Facebook: 6 Điều cần biết về Ads Facebook 2020 Pixel Facebook là gì? Trọn bộ kiến thức về Pixel Facebook 2020 7 bước quảng cáo hiệu quả trên Facebook 2020 Hướng dẫn cách tạo gian hàng trên Facebook trong nháy mắt Remarketing trên Facebook: Quảng cáo bám đuổi hiệu quả 2020 Tổng hợp 25 Chỉ số đánh giá Facebook quan trọng nhất Toàn tập: Kích thước hình quảng cáo Facebook chuẩn 2020 Facebook Checkpoint: Gỡ Checkpoint Facebook chỉ là chuyện nhỏ Tổng hợp 10 Cách tối ưu hoá quảng cáo Facebook và 5 Tip hữu dụng Hướng dẫn 5 cách tắt quảng cáo trên Facebook hiệu quả Chính sách Facebook Ads: Những điều cần lưu ý 2020 Khám phá các dạng quảng cáo Facebook 2020

Chuyên mục: Hỏi Đáp