Mô hình ASK (ASK model) là mô hình năng lực được áp dụng phổ biến nhất trong quản trị nhân sự. Mô hình tam giác năng lực ASK đồng thời được áp dụng với cả hai đối tượng nhân sự: ứng viên tuyển dụng và nhân viên trong doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, trong bài viết này Hachium còn đề cấp đến một casestudy vận dụng mô hình ASK: Cách Malaysia thay đổi toàn ngành thủ công nghiệp.

Bạn đang xem: Ask là gì

1. Lý thuyết mô hình ASK

ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình năng lực (Competence Model) đưa ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các vị trí công việc trong doanh nghiệp dựa trên 3 tiêu chí: Thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skill) và Kiến thức (Knowledge).

Benjamin Bloom (1956) được cho là người đã đưa ra những phát triển bước đầu về mô hình ASK. Hiện nay, ASK đã được chuẩn hóa thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:

Knowledge (Kiến thức): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive), là sự hiểu biết mà mỗi cá nhân có được sau quá trình học tập có thể được thể hiện qua năng lực đọc hiểu, phân tích, ứng dụng. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Ví dụ: kiến thức về phân tích dữ liệu, kiến thức chuyên môn,…Skill (Kỹ năng): là năng lực thực hiện các công việc, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể trong quá trình làm việc. Ví dụ: kỹ năng phân tích báo cáo, kỹ năng giải quyết vấn đề,…Attitude (Thái độ/ Phẩm chất): được thể hiện thông qua cách một cá nhân tiếp nhận và phản ứng với thực tế, đồng thời chỉ ra thái độ và động cơ làm việc. Ví dụ: Tính cầu tiến, Chăm chỉ,…

*
*
*
*
*
*

Malaysia vận dụng mô hình ASK để thay đổi toàn ngành thủ công nghiệp

Thay đổi về Kỹ năng (Skill)

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có khả năng đi đến thất bại do sự thiếu hụt kỹ năng quản trị, bao gồm kỹ năng xây dựng kế hoạch chiến lược, Marketing, quản trị dòng tiền.

Là những người công nhân làm việc một cách thụ động, mọi quá trình đều được tiến hành theo cách truyền thống, ngành thủ công Malaysia không có sự tăng trưởng và không tạo nên sự đột phá. Dần dà chính phủ Malaysia nhận ra rằng để ngành thủ công nghiệp đạt được sự tăng trưởng thì họ cần có một sự thay đổi về kỹ năng.

Xem thêm: Skateboarding Là Gì – Nghĩa Của Từ Skateboarding

Quyết định thay đổi kỹ năng trong ngành công nghiệp có thể được thực hành dựa trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, Malaysia quyết định tập trung vào 3 nhân tố chính: Kỹ năng kinh doanh (Business Skill), Kỹ năng công nghệ (Technical Skill) và Kỹ năng làm chủ trong công việc (Entrepreneurial skill).

Thay đổi về Kiến thức (Knowledge)

Kiến thức chính là yếu tố nền tảng hay có thể được coi là viên đạn bạc cho bất kỳ vị trí công việc nào. Sự thay đổi trong ngành thủ công nghiệp ở Malaysia thể hiện ở chỗ họ nhận ra rằng kiến thức doanh nghiệp cần tập trung vào khả năng của từng cá nhân để phát hiện, tạo ra cơ hội và hành động nhằm hiện thực hóa kiến thức sáng tạo trong thực tiễn. Hơn thế nữa, chuyển đổi kiến thức doanh nghiệp còn liên quan đến sự chuyển đổi từng cá nhân tập trung vào cơ hội với mục đích cải thiện sản xuất và thông lượng kiến thức (throughput of knowledge) hơn là tối đa hóa lợi nhuận.

Xem thêm: Debt Financing Là Gì – (Debt Financing) Là Gì

4. Tạm kết

Bước vào thời đại mọi lĩnh vực đều hướng đến Chuyển đổi số, HR 4.0 cũng cần thay đổi để phù hợp. Đánh giá năng lực không thể chỉ theo “cảm tính” của nhà lãnh đạo mà phải được sắp xếp, theo dõi và chấm điểm theo sát bộ khung đánh giá. Vận dụng mô hình ASK giúp doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện và giữ vững chất lượng nhân sự về lâu dài. Casestudy của Malaysia là một ví dụ điển hình cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cải thiện chất lượng nhân sự và tạo bước ngoặt thành công cho doanh nghiệp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp