APEC là gì và Mục tiêu hoạt động của APEC – Được thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), hiện có 21 thành viên, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại Thế giới. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

APEC là gì?

APEC là tên viết tắt tiếng Anh của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation – APEC), là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực.

Bạn đang xem: Apec là gì

Bối cảnh ra đời

Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA, AFTA…

Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực.

Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.

Quá trình hình thành và phát triển

*
*
*

Nguyên tắc hoạt động

1/ Cùng có lợi: Do tính đa dạng của các nền kinh tế trong APEC về chính trị, văn hoá, kinh tế nên quá trình hợp tác phải bảo đảm được tất cả các nền kinh tế APEC, bất kể sự chênh lệch mức độ phát triển, đều có lợi.

Xem thêm: Xóc đĩa – Tải Game đổi Thưởng Offline

2/ Nguyên tắc đồng thuận (consensus): Tất cả các cam kết của APEC phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên. Đây là nguyên tắc đã được các thành viên ASEAN áp dụng và thu được nhiều kết quả.

3/ Nguyên tắc tự nguyện: Tất cả các cam kết của các thành viên APEC đều dựa trên cơ sở tự nguyện (Ví dụ như IAP). Cùng với nguyên tắc đồng thuận, đây là nguyên tắc khiến cho APEC trở nên khác với GATT/WTO. Tất cả chương trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại của APEC không diễn ra trên bàn đàm phán mà do các nước tự nguyện đưa ra.

4/ Phù hợp với nguyên tắc của WTO/GATT: APEC cam kết thực hiện chế độ thương mại đa phương của WTO và không phải là một liên minh thuế quan, một Khu vực Tự do thương mại như NAFTA, AFTA.

Xem thêm: Accent Là Gì – Nghĩa Của Từ Accent

Các nền kinh tế thành viên APEC và ngày gia nhập

Australia, 6-7 tháng 11/1989Brunei Darussalam, 6-7 tháng 11/1989Canada, 6-7 tháng 11/1989Chile, 6-7 tháng 11/1989People’s Republic of China, 12-14 tháng 11/1991Hong Kong, China, 12-14 tháng 11/1991Indonesia, 6-7 tháng 11/1989Japan, 6-7 tháng 11/1989Republic of Korea, 6-7 tháng 11/1989Malaysia, 6-7 tháng 11/1989Mexico, 17-19 tháng 11/1993New Zealand, 6-7 tháng 11/1989Papua New Guinea, 17-19 tháng 11/1993Peru, 14-15 tháng 11/1998The Philippines, 6-7 tháng 11/1989Russia, 14-15 tháng 11/1998Singapore, 6-7 tháng 11/1989Chinese Taipei, 12-14 tháng 11/1991Thailand, 6-7 tháng 11/1989The United States, 6-7 tháng 11/1989Việt Nam, 14-15 tháng 11/1998

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển cùng các thành viên kinh tế APEC, và chúng ta qua bài viết trên cũng đã hiểu thêm về APEC và mục tiêu hoạt động của APEC. Vậy hãy cùng nhau vì một Việt Nam tươi đẹp nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp