Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuốc kháng sinh có tác dụng gì và cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc.

Bạn đang xem: Antibiotic là gì

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là các loại thuốc có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, thuốc không hoàn toàn tiêu diệt hết vi khuẩn vì có nhiều loại vi khuẩn mạnh nhất có thể phát triển và lây lan. Vì vậy, trong những trường hợp này, kháng sinh giúp làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng của thuốc kháng sinh

Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh để điều trị các tình trạng nhiễm vi khuẩn. Thuốc không có hiệu quả để điều trị nhiễm virus.

Một số vấn đề sức khỏe có thể được điều trị bằng kháng sinh như:

Nhiễm trùng ở tai và xoangNhiễm trùng daNhiễm trùng răngViêm họng liên cầu khuẩnNhiễm trùng bàng quang và thậnViêm phổi do vi khuẩn

Sử dụng thuốc kháng sinh

Đối với các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, các loại kháng sinh thường được dùng dưới dạng tiêm (tiêm vào tĩnh mạch nhưng đôi khi tiêm vào cơ). Khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định thêm kháng sinh ở dạng viên nén để uống.

Thuốc kháng sinh cần phải được dùng cho đến khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ khỏi cơ thể hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng thời gian quy định mà bác sĩ đã kiến nghị.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý nếu viêm không do nhiễm khuẩn thì không dùng kháng sinh. Ví dụ như đau họng do hút thuốc lá nhiều, uống nước đá, ngồi trong phòng điều hòa nhiều… thì không vội dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh sẽ không chữa được cảm lạnh vì cảm lạnh là do virus. Điều trị cảm lạnh thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng các thuốc hạ sốt và đau đầu.

Nên uống thuốc kháng sinh khi nào?

Những loại kháng sinh uống xa bữa ăn

Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Bạn nên uống 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn.

Các loại thuốc này gồm có:

Nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin…).Nhóm cephalosporin: các thuốc trong nhóm này đều có chữ “cef” đứng đầu tên thuốc gốc, đây là nhóm thuốc được các bác sĩ ưa dùng nhất hiện nay.Nhóm macrolid: tên thuốc gốc thường có nhóm chữ “mycin” đứng cuối, thường dùng nhất là clarythromycin, azithromycin, erythromycin.Nhóm thuốc chống lao cũng nên uống xa bữa ăn.

Xem thêm: 0918 Là Mạng Gì – Cách Chọn Sim Số đẹp đầu Số 0918

Những loại thuốc kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn

Đây là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kích thích đường tiêu hóa.

Các loại thuốc này gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…); nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…); nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).

Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào, bạn đều có thể uống bất kể lúc nào no hay đói (tốt nhất là uống lúc đói với 1 ly nước sôi để nguội).

*
*

Các phản ứng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh

Bên cạnh tác dụng chính, các loại thuốc kháng sinh cũng gây ra những tác dụng phụ, vì thế bạn nên chú ý hơn khi dùng.

Các tác dụng phụ phổ biến của kháng sinh như:

Tiêu chảyBuồn nônNôn mửaPhát banĐau bụngNhiễm nấm miệng, đường tiêu hóa và âm đạo (đối với một số loại kháng sinh hoặc sử dụng kéo dài)

Các tác dụng phụ ít gặp hơn của thuốc kháng sinh bao gồm:

Hình thành sỏi thận, khi dùng sulphonamidesĐông máu bất thường, khi dùng một số cephalosporinNhạy cảm với ánh sáng mặt trời khi dùng tetracyclinesRối loạn máu, khi dùng trimethoprimĐiếc, khi dùng erythromycin và các aminoglycoside

Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, có thể bị viêm ruột, dẫn đến tiêu chảy ra máu nghiêm trọng.

Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, penicillin, cephalosporin và erythromycin cũng có thể gây viêm ruột.

.

Xem thêm: Sofa Dòng Đô Thị – Địa Chỉ Royal City Nằm Ở Đâu

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp