Bạn đã từng nghe thấy từ an nhiên bao giờ chưa? Bạn có thực sự hiểu được trọn vẹn nghĩa của từ này? Thành thực mà nói tôi biết có rất nhiều người thường xuyên nói lời sáo rỗng: “Cứ an nhiên mà sống”. Nói thì dễ nhưng để đạt được cái tâm “an nhiên” thì thực sự khó vô cùng. Có gì trong bài viết này? Mời các bạn tiếp tục theo dõi phần dưới đây.

Bạn đang xem: An nhiên là gì

Bạn có thể yêu, có thể ghét người Trung Quốc – đó là quan điểm của mỗi người và tôi không tham gia bình luận. Tuy nhiên, điều tôi muốn khẳng định rằng đất nước Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, có nhiều truyền thống văn hóa và nghệ thuật rất đáng ngưỡng mộ.

Tôi đặc biệt ấn tượng với hệ thống chữ tượng hình của người Trung Hoa. Từ an trong từ an nhiên được viết theo chữ Hán là 安. Chữ này được cấu tạo bởi 6 nét, bao gồm 2 bộ: bộ Miên nằm trên và bộ Nữ nằm dưới. Miên là cái mái nhà, Nữ là chỉ phụ nữ, đàn bà, con gái.

*

Nữ đứng dưới mái nhà hàm ý được che chở, bình an. Chữ An cũng được hiểu theo ý đó: Bình an, an nhàn (được che chở, có cuộc sống không vất vả).

Nhiên có nghĩa là tự nhiên, sống đúng bản chất của con người chính mình, không gượng ép giả tạo.

Vì vậy, an nhiên được hiểu là một cuộc sống an lành, thư thái. An nhiên cũng là một quan điểm sống tự nhiên, tự do tự tại, sống với chính bản tính của mình mà không hề giả tạo.

Nhưng cái sống với đúng bản tính của mình thì luôn có tốt và không tốt. Những người được cho là an nhiên là những người không bao giờ làm hại người khác. Họ sống theo sở thích, lý tưởng của họ, không bị ràng buộc vào một khuôn phép nào – miễn sao không làm hại người khác, không vi phạm pháp luật và đạo đức là được.

Viết ra những dòng này, tôi chỉ dám nói rằng: Tôi đang viết theo ý hiểu của tôi. Bởi tôi không phải một vị cao tăng hay một người đã đắc đạo thành chính quả. Mỗi người đều có một góc nhìn tương đối khác nhau- nhất là khi cảm thụ ý nghĩa một từ bao hàm ý nghĩa quá sâu sắc.

Tâm an nhiên trong đạo phật có thể nói chỉ giống một phần so với từ an nhiên mà người không theo đạo Phật sử dụng. Nó về cơ bản là khác, rất khác. Người phàm tục muốn an nhàn thư thái cả trong công việc, cuộc sống lẫn trong tâm. Đạo Phật chú trọng việc phát triển tâm trí, giác ngộ minh triết. Không hề có ý nói an nhiên là an nhàn, nhàn hạ trong cuộc sống.

Trong đạo Phật, an nhiên có thể được hiểu theo nghĩa cân bằng cảm xúc. Ta có thể đứng trước những nôi sợ hãi của người thường mà không hề sợ hãi. Đó là “ở giữa” khi thấy hai người cãi vã nhau với một tâm trí bình thản, từ đó nhận ra cái đúng cái sai. Niềm vui, nỗi buồn, bất hạnh, thành công, thất bại,… tất cả đều diễn ra tự nhiên. Muốn đạt được cái tâm an nhiên, họ cần phải thường duyên tu luyện, trau dồi nhân phẩm, có biện pháp định tâm theo những trường phái khác nhau.

Lại là một câu hỏi khó. Tuy nhiên tôi xin mạn phép nói lên một vài lời, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc

Tại sao tôi lại nói đến đức hạnh và liêm chính mà không phải các đức tính tốt đẹp khác? Bởi làm người thường sống dựa theo cảm xúc.

Một người con gái khi yêu tha thiết một ai đó có thể mù quáng, không nhận ra cái xấu của người đàn ông. Cha mẹ thương con, khi con cãi nhau, hoặc tranh chấp với bạn bè thường có xu hướng bênh vực con cái. Một người khi có thiện cảm với người khác cũng thường bỏ qua tính cách xấu và ưu ái họ hơn những người khác.

Xem thêm: Phần Mềm Fixwin Sửa Lỗi Win 7 Tốt Và, Download Windows Repair 2020 4

Đó là một vài ví dụ làm cho con người khó có tâm an nhiên. Tại sao bạn bênh vực người đó trong khi người đó có thể đang sai? Nếu là người thứ ba nhìn nhận từ bên ngoài, bạn có thể dễ dàng nhận ra lỗi lầm của người khác phải không?

Liêm chính là thứ tối quan trọng để đạt được tâm an nhiên. Điều này làm tôi nhớ về Bao Thanh Thiên – một vị quan thời Bắc Tống, nổi tiếng công tư phân minh đã được dựng thành phim. Ông không che dấu lỗi lầm của người thân, không sợ áp lực từ những thế lực khác, sẵn sàng trừng phạt theo phép nước không kể người thân hay người ngoài. Có nhân cách liêm chính – bạn sẽ nhận ra được cái đúng cái sai thật dễ dàng. Có liêm chính, chính trực, chúng ta sẽ tự tin trong lời nói cũng như hành động của mình.

Để có thể thương yêu tất cả mọi người, bạn phải học cả đời không ngừng nghỉ. Học văn hóa, học đối nhân xử thế, học cách cảm thông, học phân biệt đúng sai, học làm người,… Cá nhân tôi đã tiếp xúc rất nhiều người, kể cả người phàm tục lẫn các nhà sư. Nhưng thú thực rằng tôi chưa gặp được ai yêu thương được tất cả mọi người. Cái yêu cái ghét luôn thường trực trong mỗi con người.

Thể xác và tinh thần luôn tồn tại song song và ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Một trong hai thứ đó gặp vấn đề bạn sẽ mất thăng bằng trong cuộc sống. Người ốm đau bệnh tật rất rất khó có được một cuộc sống an nhiên thanh thản. Cái đau đớn của thể xác có thể giày vò tinh thần bạn.

Để cải thiện sức khỏe, bạn cần có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Ăn theo chế độ khoa học được bác sỹ khuyến cáo, tập một môn thể dục tùy theo độ tuổi và sức khỏe hiện tại của bạn.

Với tôi, đi bộ là một môn thể thao lý tưởng. Có rất nhiều lợi ích khi bạn đi bộ mỗi ngày: cải thiện trí nhớ, tốt cho hệ tim mạch, giảm nguy cơ ung thư,… Đặc biệt nhất, đi bộ giúp bạn có khoảng thời gian thảnh thơi để thư giãn tâm trí. Ngoài ra bạn cũng có thể tập Yoga.

Mọi người ngày nay sống quá hối hả. Đi làm, ăn, ngủ, đi làm,… Bạn có đang vướng vào cái vòng luẩn quẩn ấy? Cuộc sống của bạn chỉ xoay quanh công việc, cơm ăn áo mặc? Có phải xã hội này đang đẩy con người vào một vòng xoáy mà có thể đến khi chết đi, bạn vẫn không nhận ra mục đích sống của mình là gì.

Hãy nhớ lại thủa ấu thơ, bạn đã sống và chơi với thiên nhiên, cây cối, con vật. Bạn thực sự vui vẻ phải không. Áp lực đồng tiền làm bạn lao đầu vào công việc, để trang trải cuộc sống, để giúp đỡ cho những người thân xung quanh. Điều đó là suy nghĩ tốt đẹp. Nhưng bạn cần cân bằng công việc và thời gian dành cho bản thân. Một ngày ai cũng chỉ có 24 tiếng. Nếu bạn dành phần lớn thời gian cho công việc, bạn đã bỏ quên thời gian chăm sóc cho tâm hồn.

Hãy trồng một vài châu cây (cây cảnh hoặc rau). Hàng ngày tranh thủ thời gian để vun xới, chăm sóc, ngắm nhìn chúng lớn lên. Những chồi non xanh mơn mởn từ khi mới nhú đến khi bạn thấy chúng nở hoa, kết trái. Có thể bạn sẽ nghiệm ra nhiều điều hay ho đấy. Nhà lại có rau ăn hay hoa đẹp trang trí nhà nữa. Thật tuyệt phải không.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy làm vườn có thể giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng.

Trong thử nghiệm của Hà Lan, họ giao cho 30 người một nhiệm vụ khó khăn, tạo căng thẳng cho người thử nghiệm. Sau đó ngẫu nhiên tách ra 2 nhóm, một nhóm được cử ra vườn chăm sóc cây và một nhóm vào nhà đọc sách trong khoảng 30 phút. Cuối cùng họ kết luận mức độ cortisol (một loại hormone liên quan đến căng thẳng) trong những người được giao cho làm vườn giảm xuống rõ rệt. Tâm trạng tích cực của những người làm vườn được khôi phục, trong khi những người đọc sách lại càng xấu đi).

Một nghiên cứu khác cho biết, khi bạn làm vườn bạn có thể nhận được loại vi khuẩn khỏe mạnh có tên Mycobacterium vaccae sống trong rễ cây. Loài vi khuẩn này có thể làm tăng mức serotonin làm giảm lo lắng và khơi gợi tâm trạng vui vẻ.

Xem thêm: Quán Tính Là Gì – Lực Các Ví Dụ Về Lực Quán Tính

An nhiên – một từ rất ngắn nhưng hành trình để đạt được điều đó thì dường như dài bất tận. Bạn đã tìm được mục đích sống của mình chưa? Tôi hi vọng khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ mở lòng hơn để chia sẻ, giúp đỡ tất cả mọi người.

Chuyên mục: Hỏi Đáp