Xét nghiệm Alkaline phosphatase được thực hiện để đo hoạt độ enzym phosphatase kiềm trong máu ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc các bệnh về gan hoặc xương. Xét nghiệm này được thực hiện thế nào và kết quả bình thường là bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi tiếp các nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Alp là gì

1. Alkaline Phosphatase là chất gì?

Alkaline Phosphatase (hay ALP) là một enzym có chức năng khử phospho của nhiều hợp chất trong cơ thể như protein, nucleotid,… ALP có mặt ở tất cả các mô của cơ thể người và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Chúng được sản sinh nhiều nhất ở gan, xương và một lượng ít hơn ở ống mật, thận, nhau thai của phụ nữ.

*

Hình 1:Enzym ALP được tìm thấy nhiều nhất ở gan

Enzym này hoạt động hiệu quả nhất trong môi trường kiềm với pH tối ưu là 9. Nó có nhiều dạng cấu trúc khác nhau và mỗi cấu trúc là một isoenzym. ALP là isoenzym của gan và xương.

2. Xét nghiệm đo hoạt độ Alkaline Phosphatase

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP trong máu được thực hiện nhằm kiểm tra khả năng mắc các bệnh về gan hay xương. Khi nồng độ enzym này tăng cao trong máu, gợi ý đến tình trạng tổn thương gan hoặc xương.

– Lượng ALP trong huyết thanh nguồn gốc từ gan và xương có tỷ lệ bằng nhau.

+ Đối với gan đây là một xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cơ bản. Khi cơ thể có tổn thương gan hay xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, vàng da vàng mắt thì xét nghiệm được thực hiện giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm cũng được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh xơ gan, viêm gan, viêm túi mật.

+ Đối với xương: xét nghiệm được thực hiện hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, bệnh Paget (xương yếu và dễ gãy). Xét nghiệm thường được sử dụng để theo dõi chuyển hóa xương ở những bệnh nhân suy thận, đánh giá thiếu hụt vitamin D.

*

Hình 2: Thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP máu để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý về xương

3. Xét nghiệm Alkaline Phosphatase được thực hiện ra sao?

Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn không nên ăn quá nhiều, chú ý hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất đạm để tránh gây sai lệch kết quả. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn về việc có nên tạm dừng dùng thuốc trước khi xét nghiệm không.

– Xét nghiệm sử dụng mẫu huyết thanh/ huyết tương do đó bạn sẽ được tiến hành lấy máu tĩnh mạch. Quy trình lấy máu gồm những bước cơ bản sau:

– Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ.

– Buộc garo trên vùng tĩnh mạch cần lấy máu ở mức phù hợp.

– Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và lấy khoảng 2 – 3 ml máu đủ thể tích máu cần làm xét nghiệm và cho vào ống nghiệm có hoặc không chứa chất chống đông.

– Tháo garo, cầm máu cho bệnh nhân.

– Mẫu được chuyển đến phòng xét nghiệm sau đó được ly tâm tách huyết thanh/ huyết tương và được thực hiện phân tích trên hệ thống máy hóa sinh chuyên dụng và kết quả sẽ được bác sĩ thông báo cho bạn sau đó.

*

Hình 3: Xét nghiệm phân tích trên mẫu huyết thanh của bệnh nhân

4. Kết quả xét nghiệm Alkaline Phosphatase cho biết điều gì?

Kết quả của xét nghiệm phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính.

– Giá trị bình thường của xét nghiệm ALP là: 64 – 306 U/L.

Sự phát triển nhanh chóng của xương sẽ làm tăng nồng độ ALP trong máu, trẻ đang độ tuổi phát triển cũng có giá trị ALP cao hơn người trưởng thành.

Xem thêm: Press Là Gì – Nghĩa Của Từ : Press

– Một số nguyên nhân chính gây tăng nồng độ Alkaline Phosphatase máu là:

+Bệnh về gan: xơ gan, tắc mật (trong gan hoặc ngoài gan), u gan.

+ Cường tuyến cận giáp.

+ Có khối u di căn vào xương.

+ Bệnh về xương: loãng xương, nhuyễn xương, còi xương, bệnh Paget xương, gãy xương,…

+ Viêm khớp dạng thấp.

Phụ nữ có thai đặc biệt trong thời gian mang thai 3 tháng cuối, nồng độ ALP sẽ cao hơn bình thường.

– Một số nguyên nhân gây giảm nồng độ Alkaline Phosphatase máu là:

+ Suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

+ Sau truyền máu, sau phẫu thuật tim

+ Bệnh Wilson do thiếu hụt protein.

+ Thiếu phosphats, thiếu máu ác tính.

5. Xét nghiệm Alkaline Phosphatase được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm được thực hiện nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về gan và xương nên khi có các biểu hiện triệu chứng về bệnh lý này bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra. Một số dấu hiệu của bệnh hay gặp là:

– Đối với bệnh gan:

Xuất hiện hiện tượng vàng da, vàng mắt.

*

Hình 4: Khi có các triệu chứng bất thường bạn nên đi kiểm tra sức khỏe

– Đối với xương:

Xuất hiện khối u trong xương.

Bất thường về phát triển xương.

6. Địa chỉ xét nghiệm ALP chính xác ở đâu?

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa thienmaonline.vn có triển khai thực hiện xét nghiệm ALP hàng ngày trên hệ thống máy móc hiện đại nhất. Kết quả xét nghiệm hoàn toàn tin cậy do được kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ có chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa có triển khai thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm khác từ cơ bản đến chuyên sâu và các kỹ thuật y học tiên tiến phục vụ đầy đủ và chu đáo nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng. Đến khám bệnh tại thienmaonline.vn bạn sẽ được trực tiếp các chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ có tay nghề cao thăm khám và tư vấn.

*

Hình 5: Đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thienmaonline.vn

Quy trình khám chữa bệnh tại thienmaonline.vn nhanh chóng, thủ tục hồ sơ đơn giản, đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình chu đáo, môi trường khám bệnh sạch sẽ, văn minh. Kết quả khám chữa bệnh có thể trả trực tiếp hoặc bạn có thể theo dõi kết quả thông qua ứng dụng iCNM, ứng dụng online giúp bạn tra cứu kết quả mọi lúc mọi nơi nhằm tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi của bạn. Bên cạnh đó ứng dụng cũng lưu trữ toàn bộ hồ sơ bệnh án khám bệnh của bạn để bạn có thể theo dõi tình hình sức khỏe bản thân.

Xem thêm: Hồi Hộp Tiếng Anh Là Gì, Hồi Hộp Trong Tiếng Anh Là Gì

Bệnh viện Đa khoa thienmaonline.vn có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, giá trị có thể lên tới 100%. Ngoài ra Bệnh viện cũng tiếp nhận và bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của gần 40 công ty, hãng bảo hiểm trên toàn quốc. Bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh 24/24 nên bất kỳ lúc nào bạn có nhu cầu hay gặp các vấn đề về sức khỏe hãy gọi đến số tổng đài 1900565656 để được tư vấn và đăng ký khám chữa bệnh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp