Câu chuyện của Dương Quang, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại trường Ngoại Thương, TP.HCM đã từng di chuyển đến 15 quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia do AIESEC mang lại cơ duyên. Anh bạn này đã từng đảm nhiệm vai trò quản lí toàn quốc của AIESEC và tham gia tuyển chọn sinh viên tham gia chương trình.

Bạn đang xem: Aiesec là gì

Một phút về AIESEC

Được thành lập sau thế chiến thứ 2 với mục đích ngăn chặn một cuộc chiến tương tự xảy ra, AIESEC được biết đến với những chương trình exchange (trao đổi sinh viên) nổi tiếng gắt gao trong khâu tuyển chọn. Khi tham gia chương trình này, sinh viên sẽ được làm dày thêm vốn kiến thức đa văn hóa, có cơ hội gặp gỡ bạn bè năm châu hay nâng cao kiến thức bằng cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

*

Với hơn 60 năm hoạt động, và hiện diện trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, AIESEC đã từng dẫn dắt nhiều cựu thành viên nổi tiếng như cựu thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, tổng thống Bồ Đào Nha Cavaco Silva…

Tại Việt Nam, AIESEC có 6 nhóm hoạt động chính và nhiều nhóm nhỏ tại 3 thành phố lớn là HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Số lượng thành viên khoảng 1000.

Dưới đây là bài phỏng vấn mà Hotcourses đã thực hiện với Quang về kinh nghiệm tham gia AIESEC của bản thân:

Quá trình đăng ký dự tuyển AIESEC của bạn ra sao?

Lúc trước, để gia nhập AIESEC, mình phải trải qua nhiều vòng thi tuyển. Đầu tiên là nộp đơn, sau đó là làm bài test IQ, làm việc nhóm với nhau, cuối cùng là phỏng vấn.

Lời khuyên: đừng coi thường bất cứ vòng thi nào, nhất là vòng nộp đơn. Đừng nghĩ nó là vòng đầu tiên, là dễ nhất. Nếu bạn không đặt hết tâm huyết vào cái đơn dự tuyển, bạn đã coi thường AIESEC, và khi bạn coi thường một tổ chức, đừng bước vào đó nữa!

Các bạn cứ tưởng tượng chương trình Management Trainee (Quản trị viên tập sự) của Unilever hiện nay có bao nhiêu vòng thì trong AIESEC cũng tương tự. Vì Unilever là đối tác lớn của AIESEC, đã giúp AIESEC thiết kế các vòng tuyển đó.

Tuy nhiên, hiện nay, các vòng thi đã được lược bỏ bớt, đơn giản hơn. Vì sao? Tầm nhìn của AIESEC hiện nay là muốn đem cơ hội phát triển đến càng nhiều bạn sinh viên càng tốt.

*

Bạn đã tham gia tổng cộng bao nhiêu chương trình của AIESEC và mời bạn vui lòng chia sẻ cụ thể về công việc, địa điểm đã tham gia

Mình tham gia trao đổi sinh viên của AIESEC 2 lần.

Lần đầu tiên tại một vùng quê của Sri Lanka với vai trò là một thầy giáo trẻ, dạy tiếng Anh nghiệp dư và được sống tại một ngôi chùa, sát bên ngôi trường mình dạy học. Mình là người nước ngoài đầu tiên bọn trẻ gặp trong đời, cứ mỗi sáng là chúng lại bám theo nói “Good morning, Sir”.

Lần khác, mình đi làm dự án 6 tuần tại Ấn Độ cùng các bạn từ Đức, Ai cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Nhiệm vụ của bọn mình là đến các trường Đại học quảng bá về chương trình exchange của AIESEC.

Ngoài các chương trình exchange, mình còn tham gia tổ chức các hội nghị lớn nhỏ để các bạn trẻ từ nhiều nơi, trong và ngoài Việt Nam đến đây, chia sẻ học hỏi nhau.

Xem thêm: Remove Là Gì

*

Những khó khăn chung (hoặc khó khăn đặc biệt nhất) mà bạn đã gặp phải trong quá trình tham gia chương trình?

Mình thích đi, và thích trải nghiệm những cái khác biệt. Vì vậy, mình thấy thích thú hơn là khó khăn. Khi đi rồi bạn sẽ thấy mọi thứ đều là văn hóa, đều là khác biệt, là những trải nghiệm thật nhất và quý giá nhất. Đọc trong sách, nghe kể từ bạn bè, xem ti vi không bao giờ là đủ.

Một nét văn hóa rất nhỏ như sau: thời gian làm việc của Ấn Độ là khoảng 9h sáng đến 6, 7 h tối. Dân Ấn dậy muộn và ăn sáng bằng 1 cái bánh quy và 1 tách trà. Trưa lúc 2h là một lunch box (hộp ăn trưa) nhẹ nhàng. Bạn nào không quen sẽ thấy đói lả người. Buổi tối lúc 9, 10h là bữa ăn siêu nặng, cung cấp năng lượng đủ để làm việc đến chiều hôm sau. Sau khi ăn uống xong, người ta đi ngủ. Lời khuyên: khi được mời đến nhà người Ấn ăn tối, hãy chuẩn bị bụng thiệt đói.

Ẩm thực Ấn Độ hầu như không dùng chất ngọt, nên khi quen với ẩm thực Việt Nam, mình cảm thấy rất khó chịu và bứt rứt vì cái khẩu vị đó.

*

Theo bạn đâu là khác biệt lớn giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế trong quá trình tham gia?

Sinh viên Việt Nam có phần nhút nhát hơn trong việc giao tiếp. Những lần bạn bè rủ đi tiệc tùng hoặc làm những gì chưa-từng-làm, các bạn Việt Nam thường tỏ ra e ngại hơn.

Tuy nhiên, các bạn quốc tế rất quý sinh viên Việt Nam vì sinh viên Việt Nam có vẻ hiền hơn, cởi mở, tình cảm và chân thật hơn. Khi các bạn quốc tếkết Việt Nam rồi thì các bạn dính rất chặt.

*

Có bao nhiêu cơ hội cho sinh viên Việt Nam mỗi năm?

Hàng năm, chỉ 1.000 bạn sinh viên được tuyển chọn cho chương trình exchange của AIESEC tại Việt Nam. Tuy nhiên, AIESEC không hề giới hạn cơ hội của các bạn, miễn là bạn phù hợp với chương trình. Chúng tôi hi vọng năm sau, sẽ có 2.000 bạn sinh viên tham gia.

Những công việc tình nguyện/thực tập nào phổ biến mà sinh viên Việt Nam thường lựa chọn?

Các dự án các bạn sinh viên làm tại nước ngoài rất đa dạng, từ dạy học, bảo vệ môi trường đến giới thiệu văn hóa Việt Nam, tuyên truyền phòng chống HIV… Các bạn sinh viên Việt Nam thường chọn đất nước các bạn yêu thích hơn là quá chú trọng vào loại công việc.

*

Theo bạn, đâu là những lợi nhuận lớn nhất khi tham gia chương trình này?

Lợi nhuận bạn có được từ một tổ chức Phi Lợi Nhuận là loại lợi nhuận vô hình. Sẽ không thể nào quy ra thành tiền được các giá trị mà mình có được trong quá trình hoạt động AIESEC. Đó có thể đơn giản là bạn được thấy mấy em nhỏ vùng quê cười thích thú vì lần đầu tiếp xúc với người nước ngoài, hoặc thực tế hơn là cơ hội nói chuyện trước hàng trăm con người về văn hóa của Việt Nam. Nhiều bạn trẻ còn tìm được một nửa của mình thông qua những chuyến đi, vì khi tham gia hoạt động xã hội, các bạn đều sống hết mình và rất cởi mở.

Xem thêm: Tầng Lửng Tiếng Anh Là Gì, Vietgle Tra Từ

Cuối cùng, bạn có hài lòng với những trải nghiệm với AIESEC của bản thân không?

Điều duy nhất mình không hài lòng là mình đã phải học vượt vào hè năm 3 nên đã bỏ lỡ mất một cơ hội đi exchange của AIESEC.

Chuyên mục: Hỏi Đáp