ctype html> TTWTO VCCI – (FTA) Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

*

Trung tâm WTO và Hội nhập

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

I. Giới thiệu chung về AEC

Lịch sử hình thành AEC:

Năm 1992: khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore. Hiệp định này nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp, giao thông và truyền thông.

Bạn đang xem: Aec là gì

Năm 1992: Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định về Thương mại Hàng hoá ASEAN 2010

Năm 1995: Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN được ký kết

Năm1998: Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN 2012

Năm2003: Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Mục tiêu này cũng phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua vào năm 1997 với mục tiêu phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.

Năm2006: Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được đưa ra với các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC.

Năm2007: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020 như kế hoạch ban đầu

Mục tiêu

– Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, thông qua:

Tự do lưu chuyển hàng hoá

Tự do lưu chuyển dịch vụ

Tự do lưu chuyển đầu tư

Tự do lưu chuyển vốn

Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề

Lĩnh vực hội nhập ưu tiên

Thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp

– Một khu vực kinh tế cạnh tranh, thông qua:

Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh

Bảo hộ người tiêu dùng

Quyền sở hữu trí tuệ

Phát triển cơ sở hạ tầng

Thuế quan

Thương mại điện tử

– Phát triển kinh tế cân bằng, thông qua:

Các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

– Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua:

Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế

Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu

Bản chất AEC

Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng châu Âu (EC) bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC

AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đã ký kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương trình và sáng kiến khu vực).

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới (không bắt buộc) của các nước ASEAN.

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).

II. Các Hiệp định chính trong AEC

Để hiện thực hóa AEC, rất nhiều Hiệp định, Thỏa thuận, Sáng kiến….đã được các thành viên đàm phán, ký kết và thực hiện. Trong đó các Hiệp định quan trọng và đưa thực thi tương đối đầy đủ là:

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) (Tiếng Việt)(Tiếng Anh)

Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS) (Tiếng Việt)(Tiếng Anh)

Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP)

Các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ

Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)

So sánh các cam kết trong AEC với các FTA khác mà Việt Nam tham gia:

Về tự do hóa hàng hóa: Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết, các cam kết về cắt giảm thuế quan trong AEC là cao nhất và nhanh nhất. Cho đến nay, Việt Nam đã gần hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan trong AEC.

Về tự do hóa dịch vụ: các cam kết về dịch vụ trong AEC đều tương tự mức cam kết trong WTO, trong một số gói cam kết dịch vụ gần đây của AEC, mức độ cam kết đã bắt đầu cao hơn so với WTO nhưng không nhiều và cũng phù hợp với mức độ mở cửa thực tế về dịch vụ của Việt Nam.

Về tự do hóa đầu tư: các cam kết về đầu tư trong AEC toàn diện hơn trong WTO và các FTA đã ký của Việt Nam nhưng cũng phù hợp với các quy định về đầu tư trong pháp luật Việt Nam (việc thực thi các cam kết về đầu tư trong AEC không buộc Việt Nam phải sửa đổi pháp luật trong nước)

Về tự do hóa lao động: Cho đến nay việc tự do hóa lao động trong AEC mới chỉ dừng lại ở các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về trình độ của lao động có kỹ năng (thông qua xây dựng hệ thống đăng ký hành nghề chung) trong 8 ngành nghề, nhưng cho tới thời điểm hiện tại chỉ có 2 MRA đã được thực thi đầy đủ.

III.

Xem thêm: Thống Kê Tiếng Anh Là Gì, Báo Cáo

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

1. Cơ hội

Khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất, AEC sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là:

AEC mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực;

AEC mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoại khối, đặc biệt là các nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để tham gia và chuỗi giá trị khu vực;

AEC tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam: tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.

AEC tạo ra khí thế và động lực cho doanh nghiệp: Với tinh thần chuẩn bị cho việc hình thành AEC vào cuối năm 2015 và những trông đợi về một khu vực thị trường chung năng động với nhiều cơ hội mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam dường như đã được thức tỉnh để chuẩn bị tư thế và hành tranh cho tiến trình hội nhập mạnh mẽ sắp tới.

2. Thách thức

Thách thức lớn nhất trong AEC đối với Việt Nam hiện tại là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa từ các nước ASEAN: với cơ cấu sản phẩm tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN, việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành vốn được bảo hộ cao từ trước tới nay.Trong tương lai, khi các mục tiêu AEC được hoàn tất, những sức ép từ các khía cạnh khác sẽ xuất hiện, thách thức vì vậy sẽ mở rộng ra các vấn đề khác.

Thách thức về dịch vụ: Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ trong AEC được hiện thực hóa, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chắc chắn sẽ bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều (bởi hiện nay các rào cản/điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tương đối cao, do đó doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam hiện đang được “bao bọc” khá kỹ lưỡng trong nhiều lĩnh vực dịch vụ);

Thách thức về lao động: Khi AEC hoàn tất mục tiêu tự do lưu chuyển lao động, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ, lao động Việt Nam tay nghề kém, thiếu các kỹ năng cần thiết (ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp…) có thể sẽ gặp khó khăn lớn.

IV. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nhà nước

1. Khuyến nghị cho doanh nghiệp

Với tính chất là mục tiêu mang tính lộ trình, và với cấu thành là những Hiệp định, Thỏa thuận đã và đang thực hiện, tại thời điểm hình thành AEC (cuối năm 2015), cơ chế cũng như chính sách thương mại với các nước ASEAN sẽ không có thay đổi gì đáng kể so với hiện tại, và do đó cũng sẽ không tạo tác động gây sốc nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần chủ động để tìm hiểu các nội dung và cam kết của các Hiệp định đang có hiệu lực trong AEC để tận dụng các cơ hội và hạn chế thách thức từ việc thực thi các hiệp định này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới lộ trình thực hiện các mục tiêu tương lai của AEC để có sự chuẩn bị sẵn sàng cho một khu vực thị trường và sản xuất chung sẽ được hình thành khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất.

Ngoài ra, AEC không phải là mục tiêu hội nhập duy nhất của Việt Nam, bên cạnh đó còn rất nhiều các FTA khác với các đối tác quan trọng, dự kiến sẽ có tác động lớn, mang tính cộng hưởng đến nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung mọi nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có cả việc tận dụng các cơ hội hội nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó có thể tồn tại và phát triển được trong thời gian tới khi Việt Nam hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.

Xem thêm: Premise Là Gì – Dịch Nghĩa Của Từ Premise

2.Khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước

Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về AEC cũng như các FTA khác mà Việt Nam đang tham gia. Thông tin cung cấp cần cụ thể và dễ dàng tiếp cận được đối với doanh nghiệp;

Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với VCCI và các hiệp hội trong quá trình đàm phán cũng như thực thi các bước hiện thực hóa AEC sau này;

Xây dựng một kênh tham vấn doanh nghiệp thường xuyên và hiệu quả hơn không chỉ cho đàm phán mà quan trọng hơn là cho quá trình thực thi các cam kết thương mại (đặc biệt cần có một đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu nội dung các AEC, các FTA cũng như tư vấn, giải thích cho doanh nghiệp trong các trường hợp vướng mắc).

Chuyên mục: Hỏi Đáp