Dung môi Acetone (hay là Axeton) là dung môi công nghiệp được sử dụng rộng rãi để chế biến các vật liệu như nhựa, sợi, dược phẩm,…Vậy ứng dụng của Aceton là gì? Hãy khám phá những thông tin sau đây.

Bạn đang xem: Acetone là gì

Acetone là gì?

Dung môi aceton là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là (CH3)2CO. Đây là chất lỏng trong suốt, không màu, có vị ngọt gắt.

*

Công thức axeton là (CH3)2CO

Aceton dễ bay hơi, nhiệt độ sôi thấp, tan vô hạn trong nước và là hợp chất có khả năng hòa tan nhiều chất hóa học khác. Mặt khác Aceton khá dễ cháy, khá an toàn đối với sức khỏe con người khi hít phải ở nồng độ thấp (500ppm).

Tính chất vật lý của aceton

– Aceton là chất lỏng, không màu, có mùi thơm và dễ bay hơi.

– Aceton tan vô hạn trong nước, còn các xeton khác có độ tan giảm dần khi mạch cacbon tăng.

– Aceton được sử dụng làm dung môi và nguyên liệu đầu để tổng hợp một số chất hữu cơ.

– Ở nhiệt độ 465 °C, Aceton tự bốc cháy. Tuy nhiên, nhiệt độ tự bốc cháy này còn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với bên ngoài, ở một số thí nghiệm, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tự bốc cháy của aceton là 525 °C.

– Khi bị oxy hóa, aceton tạo ra aceton peroxit. Đây là một sản phẩm phụ và là một hợp chất rất không bền vững, thường gây cháy nổ. Ngoài ra, aceton peroxit cũng có thể được tạo ra bằng cách đổ hydro peroxit thừa vào trong dung môi aceton. Cũng chính vì tính không bền vững này mà aceton peroxit rất ít khi được sử dụng mặc dù nó có tính tổng hợp hóa chất rất tốt.

Axeton tính chất hóa học

Cộng với nước tạo rượu bậc 2

*

Phản ứng cộng vào nhóm C = O

*

Trong liên kết C=O, cacbon mang điện tích dương (+) do liên kết C=O phân cực về phía O nên aceton có thể cộng với nhiều tác nhân nucleophin khác nhau như: H-OH, RO-H, H-CN, R- MgBr, …

Cộng với rượu tạo heemixetal. Tuy nhiên phản ứng khó xảy ra và hiệu quả cũng không cao.

*

Cộng Natrihydrosunphit tạo thành hợp chất cộng bisunphit

*

Cộng Xianua tạo thành xianhydrin

*

Cộng hợp chất với magie

*

Phản ứng thế nguyên tử oxi của nhóm cacbonyl

Bản chất của phản ứng này là cộng nucleophin vào nhóm C = O, sau đó được nối tiếp ngay bằng phản ứng tách nước để tạo ra sản phẩm thay thế.

Phản ứng thế tạo liên kết C = C ( phản ứng andol hóa)

Phân tử aceton có thể tác dụng với phân tử khác có nhóm –CH2- linh động như -CH2- bên cạnh nhóm hút e như C=O, NO2… khi có xúc tác bazo.

*

 

Phản ứng oxy hóa-khử

Phản ứng khử

Để thực hiện được phản ứng khử, aceton có thể dùng H với chất xúc tác là Ni, Pt hoặc dùng LiAlH4.

*

Phản ứng Oxy hóa

Khi gặp các chất oxy hóa mạnh như KMnO4/ H2SO4; K2Cr2O7/ H2SO4, … thì aceton bị bẻ gãy các mạch C cạnh nhóm cacbonyl để tạo ra các axit hữu cơ.

*

Phản ứng metyl hóa

CH3COCH3 + Cl2 ——> CH3COCH2Cl + HCl

Tác dụng với amin

*

Phản ứng ở gốc hiđrocacbon

Nguyên tử hiđro ở bên cạnh nhóm cacbonyl dễ tham gia phản ứng.

*

Điều chế Axeton

Hiện nay Acetone có thể được điều chế trực tiếp hoặc gián tiếp từ propen. Có tới khoảng 83% Aceton được sản xuất thông qua các phương pháp Cumen.

Acetone còn được sản xuất trực tiếp bằng cách oxy hay hidro hóa propen, sinh ra 2-propanol (isopropanol), và khi oxi hoá isopropanol sẽ được aceton.

Trước đây, aceton được sản xuất bằng cách chưng cất aceta như phương trình sau đây:

Ca(CH3COO)2 → CaO + CO2↑ + (CH3)2CO

Ứng dụng của dung môi Acetone

Dung môi aceton rất nhiều công dụng, chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến.

Axeton là dung môi hữu cơ hòa tan nhiều hợp chất hóa học, nó dùng trong chế tạo sợi, dược phẩm, nhựa plastic,…

Chúng ta còn thấy aceton trong các tiệm làm móng (spa nails), trong các chất tẩy keo siêu dính.

Ngoài ra, một công dụng đặc biệt của aceton là in ấn nghệ thuật. Bạn có thể đổ dung môi lên mặt sau của tấm ảnh, úp xuống và chà với lực vừa phải. Một lúc sau, mực của bức ảnh đã chuyển xuống bề mặt cần in.

Sản xuất sơn và nhựa resin

*

Acetone dùng trong sản xuất nhựa resin

Một số chất như nitrocellulose, cellulose ether, cellulose acetate được hòa tan trong aceton giúp giảm độ nhớt của sơn. Nhờ tốc độ bay hơi cao, nhiệt độ sôi thấp, aceton thường được sử dụng để sản xuất sơn nhanh khô. Ngoài ra nó còn dùng trong quy trình sản xuất sơn có hàm lượng chất rắn cao.

Xem thêm: Lương Gross Là Gì – Phân Biệt Lương Gross Và Lương Net

Dược phẩm và mỹ phẩm

Aceton được dùng để làm chất bảo quản thực phẩm và là thành phần tá dược trong các loại thuốc chữa bệnh.Ngoài ra, aceton được kết hợp với các hợp chất khác để lột da chết, da khô. Với các chị em phụ nữ, việc dùng dung môi aceton và cồn trong quá trình điều trị mụn trứng cá được các bác sĩ khuyên dùng và áp dụng thành công.

*

Đây còn là dung dịch để sơn rửa móng tay. Giá thành rẻ, dễ sử dụng là những ưu điểm khiến aceton không chỉ có mặt khắp các spa làm nails mà hầu hết bạn gái nào đều có một lọ aceton để thỏa mãn sự sáng tạo.

Nén khí Acetylene

Acetylene là loại khí công nghiệp quan trọng, tuy nhiên việc nén khí này dễ gây nổ (vì áp suất quá lớn). Bởi vậy, người ta thường dùng 1 lượng acetone với thể tích gấp khoảng 300 lần thể tích thực acetylene để quá trình bảo quản dễ dàng và an toàn hơn.

*

Dung môi aceton dùng để nén khí Acetylene

Các ứng dụng khác của dung môi Acetone

Là hợp chất cực kỳ hữu dụng cho phòng thí nghiệm: Người ta thường làm lạnh dung môi aceton tới -78 độ C (không bị đóng băng) để duy trì nhiệt độ khi tiến hành những thí nghiệm cần thiết. Hơn nữa, aceton còn là chất tẩy rửa các ống nghiệm, dụng cụ thủy tinh bởi giá thành khá rẻ và dễ sử dụng.Dung môi tẩy rửa các hợp chất khô, an toàn trong thức uống, đồ ăn.Dùng trong mực in mau khôHợp chất trung gian chế biến polyme.

Axeton có độc không?

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Hơi Acetone ở nồng độ cao có thể khiến nạn nhân bị ói mửa, thậm chí có trường hợp ói ra máu.

– Ảnh hưởng đến mắt

Hơi Acetone có thể làm ngứa và chảy nước mắt. Nếu tiếp xúc với Acetone trong thời gian dài, giác mạc có thể bị đục tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Khi aceton bị bắn vào mắt, mắt có thể bị cay và tổn thương giác mạc.

– Ảnh hưởng đến mũi

Một lượng nhỏ hơi Acetone cũng có thể gây kích thích niêm mạc mũi, thậm chí khó thở, hô hấp khó khăn.

– Ảnh hưởng đến cuống họng

Nếu chẳng may uống phải, cuống họng có thể bị kích thích, sưng.

– Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Khi bị ngộ độc ccetone, nhịp tim sẽ tăng nhanh và huyết áp bị giảm đáng kể, đồng thời nạn nhân cũng bị khó thở.

– Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương khiến nạn nhân buồn ngủ, thậm chí hôn mê sâu.

Chú ý toàn khi sử dụng Acetone

– Vì aceton rất dễ cháy nên khi bảo quản phải cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nơi dễ có nguồn cháy và ánh sáng mặt trời chiếu vào.

– Sau khi sử dụng aceton, cần đậy nắp ngay để tránh bay hơi, làm giảm chất lượng, hiệu quả của aceton cũng như không gây ngộ độc không khí.

– Trang bị đầy đủ khẩu trang, kính mắt, găng tay,….khi làm việc với aceton.

Một số biện pháp sơ cứu khi ngộ độc khí Acetone

– Tiếp xúc với mắt: Kiểm tra và loại bỏ kính áp tròng nếu nạn nhân có sử dụng. Sau đó rửa ngay với nước sạch trong 15 phút và đưa tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

– Tiếp xúc với da: Dùng xà phòng và nước để rửa sạch, đồng thời thay bỏ quần áo nhiễm bẩn, và đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có các kích ứng.

– Hít vào: Nới lỏng quần áo, cổ áo, thắt lưng, đồng thời ngay lập tức gọi cấp cứu, thực hiện hô hấp nhân tạo khi nạn nhân ngừng thở.

– Nuốt vào: Gọi cấp cứu, tuyệt đối không để nạn nhân nôn mửa cũng như không sử dụng miệng hô hấp nhân tạo. Đồng thời nới lỏng quần áo, thắt lưng, cà vạt,…rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm: Tải Game Vượt Ngục – Tải Prison Escape Mod Mở Khóa V1

Nhìn chung, dung môi Acetone khá hữu ích, có tính kinh tế và tính ứng dụng của nó là một lựa chọn lý tưởng cho bạn. Nếu bạn đang có nhu mua Acetone sử dụng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hãy liên hệ ngay 1900 2639 để được báo giá TỐT nhất về sản phẩm.

Chuyên mục: Hỏi Đáp