Basedow một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cường giáp hiện nay. Các triệu chứng bệnh basedow gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người mắc. Vậy basedow là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục các triệu chứng của bệnh như thế nào hiệu quả, an toàn? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau!
Bệnh basedow là gì?
Basedow còn có rất nhiều tên gọi khác như bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa hay cường giáp tự miễn,… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn xuất hiện ở độ tuổi từ 20 – 40. Ở Việt Nam, đối tượng thường mắc bệnh thuộc độ tuổi 20 – 30 (chiếm tỷ lệ cao 31,8%), phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Bạn đang xem: Basedow là gì
Basedow có bản chất là rối loạn hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài cơ thể như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, các kháng thể này cũng có thể phản ứng với các protein trên bề mặt tuyến giáp, dẫn đến sự sản xuất quá mức các hormone tuyến giáp. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mắt, gây ra hiện tượng lồi mắt và tác động đến nhiều hệ cơ quan khác như da, tim mạch, tuần hoàn, thần kinh.
Basedow gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người mắc
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh basedow. Trong đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
– Trong gia đình có người thân mắc bệnh Basedow/Graves
– Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
– Dưới 40 tuổi
– Bị các sang chấn về tâm thần hoặc thể chất, bị stress
– Mang thai
– Hút thuốc lá chủ động và cả bị động.
Các triệu chứng bệnh Basedow thường gặp
Triệu chứng bệnh Basedow sẽ giống với cường giáp, hay gặp đó là:
– Kích thích, lo lắng
– Mất ngủ, khó ngủ
– Mệt mỏi
– Rung, run ngón tay, bàn tay
– Rối loạn nhịp tim: Thường là nhịp tim nhanh
– Tăng nhạy cảm với nhiệt, không chịu được nóng
– Tiêu chảy
– Đổ mồ hôi nhiều, da ấm và ẩm
– Bướu cổ
– Sút cân đột ngột
– Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt
– Bệnh mắt Basedow (lồi mắt)
– Bệnh da Basedow.
Bệnh mắt Basedow
Khoảng 50 % người mắc bệnh Basedow có vấn đề về mắt, cụ thể là tình trạng viêm nhiễm các cơ và mô quanh mắt.
Lồi mắt hay gặp ở người bị Basedow
Một số dấu hiệu của bệnh mắt Basedow đó là:
– Lồi mắt
– Chảy nước mắt
– Sạn trong mắt, khô mắt
– Đau mắt
– Sưng mí mắt
– Áp lực trong mắt
– Đỏ hoặc viêm trong mắt
– Nhìn đôi
– Nhìn nhòe
– Sợ ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng
– Tầm nhìn hạn chế do sự di chuyển mắt không được linh hoạt
– Loét giác mạc.
Bệnh da Basedow
Bệnh lý về da do Basedow đặc trưng bởi tình trạng da dày và đỏ, đặc biệt là ở cẳng chân hoặc bàn chân.
Chẩn đoán bệnh Basedow như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh Basedow, người mắc cần được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu như:
– Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mắt của người bệnh có bị kích ứng, viêm, lồi không; Tuyến giáp có bị mở rộng không. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể kiểm tra mạch, huyết áp của người bệnh để xem có dấu hiệu của sự run cơ không.
– Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH, hormone tuyến yên.
– Thử nghiệm iod phóng xạ: Xác định tốc độ tuyến giáp thu nhận iod, bằng cách sử dụng camera chuyên dụng.
– Xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT.
Phương pháp điều trị bệnh Basedow
Mục đích của việc điều trị bệnh Basedow là giảm sản xuất hormone tuyến giáp và hạn chế sự ảnh hưởng của hormone tuyến giáp dư thừa trong cơ thể. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Liệu pháp iod phóng xạ
Liệu pháp iod phóng xạ được sử dụng theo đường uống. Cơ chế của liệu pháp này đó là tiêu diệt các tế bào tuyến giáp sản xuất hormone dư thừa, từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh Basedow và thu nhỏ kích thước khối bướu cổ. Hiệu quả của phương pháp này thường thấy được sau khoảng vài tuần đến vài tháng.
Nhược điểm của liệu pháp iod phóng xạ đó là làm tăng nguy cơ biểu hiện bệnh mắt Basedow hoặc khiến tình trạng này nặng lên. Một số tác dụng phụ khác của iod phóng xạ như: Tăng tạm thời hormone tuyến giáp, giảm testosterone tạm thời ở nam giới, phần cổ dễ bị nhạy cảm.
Liệu pháp iod phóng xạ không được phép sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Thuốc kháng giáp
Thuốc kháng giáp thường được sử dụng cho người mắc bệnh Basedow nhằm tác động đến quá trình sử dụng iod của tuyến giáp để sản xuất hormone. Nhược điểm của phương pháp này đó là bệnh có thể bị tái phát. Việc sử dụng thuốc nên liên tục trên 1 năm để cho kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Câu phức ( complex sentence là gì
Thuốc kháng giáp điều trị basedow
Thuốc kháng giáp có thể được sử dụng sau hoặc trước liệu pháp iod phóng xạ với tư cách như là một phương pháp bổ trợ. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này như: Đau khớp, phát ban, suy gan, giảm bạch cầu. Nhóm thuốc này thường không được phép sử dụng cho phụ nữ có thai.
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta không can thiệp đến sự sản xuất hormone của tuyến giáp mà chỉ có tác dụng ngăn ảnh hưởng của hormone lên cơ thể. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm: Nhịp tim bất thường, nhịp nhanh, run tay, chân, kích thích, lo lắng, nhạy cảm với nhiệt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, yếu cơ. Các thuốc chẹn beta không được khuyến cáo cho người mắc hen phế quản, đái tháo đường.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp iod phóng xạ, thuốc kháng giáp không dung nạp hoặc không có hiệu quả, phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, người mắc cần lưu ý đến nguy cơ rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp, đó là mất giọng do tổn thương dây thanh âm và suy tuyến cận giáp.
Giải pháp hỗ trợ điều trị basedow từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả
Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh Basedow đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị suy giáp. Hiện nay, các chuyên gia thường khuyên mọi người khi điều trị bệnh nên kết hợp bổ sung sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để tăng khả năng chữa trị.
Một trong những sản phẩm thảo dược tiêu biểu có tác dụng hỗ trợ điều trị Basedow là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là hải tảo. Theo các nghiên cứu khoa học, hải tảo chứa lượng iod dồi dào, giúp bổ sung iod thiếu hụt cho cơ thể, đồng thời làm mềm khối bướu cổ, rất hữu ích trong trường hợp suy giáp có kèm bướu.
Hải tảo – Giúp hỗ trợ điều trị basedow hiệu quả
Cùng với thành phần chính là hải tảo, sản phẩm còn có sự kết hợp của một số vị thuốc khác như: Khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl,2… giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp. Không chỉ vậy, các thành phần này còn có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của bệnh Basedow như điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp,… Vì vậy, đây chính là sản phẩm độc đáo, sự lựa chọn ưu việt cho người bị Basedow cũng như các bệnh lý tuyến giáp khác.
Như vậy, bài viết trên đã trình bày về triệu chứng bệnh Basedow cũng như nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và biện pháp khắc phục. Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị Basedow hay các bệnh lý tuyến giáp một cách an toàn, bạn đừng quên lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính là hải tảo mỗi ngày nhé!
Hồng Hạnh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương – Vì sức khỏe tuyến giáp Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương có chứa thành phần từ Chiết xuất Hải tảo và cao Khổ sâm nam, cao Bán biên liên, cao Ba chạc, Cao lá Neem, Magnesi, Kali iodid… có công dụng: Hỗ trợ giảm sự tiến triển của bướu cổ lành tính, giảm nguy cơ bướu cổ do thiếu iod; Hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bướu tuyến giáp. Đối tượng sử dụng: – Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị bướu cổ lành tính. – Người có nguy cơ bướu cổ. Hướng dẫn sử dụng: – Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. – Nên uống trước bữa ăn 30 phút. – Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3-6 tháng để có kết quả tốt. Bảo quản: Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C tránh ánh nắng trực tiếp. Xem thêm: Tải Game Bầu Cua Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 02021/2019/ATTP-XNCB Sản xuất tại: Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ. Chuyên mục: Hỏi Đáp .tags a { #footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;} |