Bên cạnh xu hướng sideway thường xuyên xuất hiện trong quá trình biến động của giá, các nhà đầu tư quan tâm nhất là wash out và break out. Đây là 2 thời điểm quan trọng cho việc gia quyết định tham gia hay rút lui khỏi thị trường. Cụ thể về khái niệm cũng như đặc điểm của hai xu hướng này, Đầu Tư Phát Đạt – thienmaonline.vn xin gửi tới các nhà đầu tư bài viết sau.

Bạn đang xem: Washout là gì

Wash out là hiện tượng các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu nhằm thoát ra khỏi thị trường, thường diễn ra trong 1 hoặc nhiều phiên cho đến khi không còn ai bán nữa đó là đáy, là lúc thị trường sẽ đi lên. Ở những phiên này giá vnindex thường giảm mạnh cùng với khối lượng giao dịch lớn, nhất là các mã blue chip, các mã dẫn dắt trong VN30 cũng bị xả mạnh mẽ. Wash out xuất hiện khi tất cả các nhà đầu tư đều chán nản, ở khắp các diễn đàn, mạng xã hội, báo chí đều có những tiếng kêu ca oán thán, cắt lỗ, tin xấu ở mọi nơi, lúc đó phần lớn mọi người đều hết kiên nhẫn đợi thị trường lên và quyết định cắt lỗ một lần cho xong. Nhưng mà do ở Việt Nam, các mã cổ phiếu đều có mức khống chế biên độ tăng giảm của cổ phiếu: các mã ở sàn HOSE +-7% , các mã ở HNX là +- 10% các mã ở UPCOM là +- 15% nên wash out một phiên các nhà đầu tư chưa thể thoát hết hàng nên ở Việt Nam wash out thường diễn ra trong vòng vài phiên. Và khi tất cả những người muốn bán đều đã bán hết sẽ là lúc thị trường lầm lũi đi lên do đã cạn cung giá thấp, người nào muốn mua sẽ phải mua giá cao hơn và cứ vậy cầu sẽ kéo thị trường đi lên. Còn việc sau wash out khi nào thị trường đi lên còn tùy, có thể niềm tin chưa trở lại nên nhiều nhà đầu tư sẽ còn cầm tiền đứng ngoài thị trường chúng ta sẽ thấy một khoảng thời gian sideway dài đến vài tháng, còn nếu nhanh hơn chỉ cần vài ngày, nhiều nhà đầu tư bên ngoài nhận ra phiên wash out đã khiến giá các cổ phiếu trở nên quá rẻ dòng tiền lớn sẽ đổ ồ vào kéo thị trường nhanh chóng đi lên thoát khỏi xu hướng giảm.

Xem thêm: Bạn Hiểu Như Thế Nào Về Thời Trang Vintage Là Gì

Break out tức là khi thị trường, hoặc giá cổ phiếu vượt đỉnh cũ. Ví dụ với HPG Đỉnh cũ đã trở thành ngưỡng kháng cự của cỗ phiếu, khi giá vượt ngưỡng kháng cự này đường đó sẽ trở thành nưỡng hỗ trợ cho cổ phiếu. Thường giá cổ phiếu cần test 1 hoặc 2 lần mới có thể tích lũy đủ để vượt kháng cự. Về các dấu hiệu để cổ phiếu có thể phá thành công kháng cự đã được chia sẻ qua một số bài ở chuyên mục Phân tích kĩ thuật, các nhà đầu tư quan tâm có thể tìm đọc trên trang web của chúng tôi. Như ở ví dụ của HPG đường màu đỏ là kháng cự đỉnh cũ, khi lần đầu giá HPG chạm kháng cự giá giảm một thời gian sau đó giá lại tăng vượt đỉnh với thanh khoản cao hơn thanh khoản trung bình ở phiên vòng đỏ là phiên break out của HPG giai đoạn này, sau phiên break out này giá HPG tăng một mạch khá dài do nhiều nhà đầu tư cũng nhìn thấy giá cổ phiếu vượt đỉnh và không còn kháng cự trong ngắn hạn nữa họ mua đuổi kì vọng giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục tăng nữa.

Xem thêm: Release Là Gì

*

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho mọi người về 2 thuật ngữ wash out và break out. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tự tin hơn khi tham gia thị trường chứng khoán.

Chuyên mục: Hỏi Đáp